Nỗ lực điều chỉnh mức sinh phù hợp

Việt Nam có hơn một nửa số tỉnh có mức sinh cao với quy mô dân số chiếm khoảng 40% dân số cả nước. Việc để mức sinh quá cao trong bối cảnh kinh tế - xã hội ở những tỉnh này gây ra nhiều khó khăn. Do đó, giải pháp được đưa ra là điều chỉnh mức sinh, duy trì mức sinh thay thế và giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương.

Mức sinh không đồng đều giữa các vùng

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Bộ Y tế, nước ta đạt mức sinh thế vào năm 2006 với tổng tỷ suất sinh (TFR) = 2,09 con/phụ nữ và duy trì mức sinh thay thế trong 15 năm qua nhưng hiện nay, mức sinh vẫn không đồng đều giữa các vùng, miền và các tỉnh, thành phố. Đặc biệt, tại một số nơi điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chưa phát triển, mức sinh vẫn cao, thậm chí rất cao trên 2,5 con.

Theo đó, trong khi mức sinh tại khu vực thành thị đã đạt và ở dưới mức sinh thay thế trong nhiều năm qua, mức sinh tại khu vực nông thôn hiện vẫn còn cao (TFR=2,29 con). Chênh lệch mức sinh giữa khu vực nông thôn - thành thị ở mức 0,41 con. Có đến 33/63 tỉnh, thành phố, phần lớn là những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn rất khó khăn, có mức sinh trên 2,2 con, thậm chí nhiều tỉnh, thành phố mức sinh còn rất cao, trên 2,5 con. 21 tỉnh, thành phố có mức sinh dưới 2,0 con và chỉ có 9 tỉnh, thành phố có mức sinh chung quanh mức sinh thay thế (từ 2,0 đến 2,2 con). Chênh lệch mức sinh giữa nơi cao nhất (Hà Tĩnh với TFR = 2,97 con) và nơi thấp nhất (TP Hồ Chí Minh với TFR = 1,35 con) là 1,62 con.

Nỗ lực điều chỉnh mức sinh phù hợp -0
Khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em. Nguồn: ITN

Đáng chú ý, tại một số nơi trước đây đã đạt mức sinh thay thế, nay tăng rất cao trở lại như: Khu vực nông thôn từ 2,11 con (năm 2010) nay tăng lên 2,29 con (năm 2020); đồng bằng sông Hồng từ 2,04 con (2010) lên 2,34 con (2020); một số tỉnh phía Bắc như: Tuyên Quang từ 2,05 con (năm 2008) lên 2,51 con (năm 2019), Phú Thọ từ 1,99 con (năm 2007) lên 2,57 con (năm 2019), Nam Định từ 1,76 con (năm 2012) lên 2,74 con (năm 2019), Hải Dương từ 1,95 con (năm 2017) lên 2,48 con (năm 2019)... Một số tỉnh, thành phố thuộc vùng mức sinh thay thế có mức sinh biến động tăng cao trên 2,2 con vào năm 2020 như: Hà Nội, Quảng Ninh, Bình Định, Bình Phước.

Số liệu cũng cho thấy, trong 6 vùng kinh tế - xã hội, hiện có 4/6 vùng có mức sinh cao trên mức sinh thay thế. Trong đó, trung du miền núi phía Bắc là 2,41 con, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung là 2,31 con, Tây Nguyên là 2,41 con, đồng bằng sông Hồng là 2,34 con. 2/6 vùng còn lại thì dưới mức sinh thay thế gồm đồng bằng sông Cửu Long là 1,82 con, Đông Nam Bộ là 1,62 con.

Nhiều giải pháp

Mức sinh cao đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục… làm tăng khoảng cách phát triển và chất lượng cuộc sống của nhân dân các địa phương này so với các khu vực khác. Mục tiêu đặt ra cho ngành dân số trong tình hình mới là cần phải điều chỉnh mức sinh, duy trì mức sinh thay thế và giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương.

Đại diện Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình cho biết, thời gian qua, nhiều giải pháp đã được đưa ra. Cụ thể, đối với những tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình đề xuất bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị tại địa phương liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3. Đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con như: hỗ trợ, tư vấn sức khỏe trước khi kết hôn; tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em...

Đơn cử, là một trong 33 tỉnh, thành phố trong cả nước thuộc vùng mức sinh cao, theo công bố của Bộ Y tế, Quảng Nam đang đặt mục tiêu tiếp tục nỗ lực giảm mức sinh, tiến tới đạt mức sinh thay thế vào năm 2025 (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con). UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2337 về thực hiện chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

Giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch đặt mục tiêu tiếp tục nỗ lực giảm mức sinh, tiến tới đạt mức sinh thay thế vào năm 2025 (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con). Quảng Nam ổn định quy mô dân số ở mức 1.543.000 người (tỷ lệ tăng dân số trung bình hằng năm ở mức 0,5%); tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên dưới 12%. Cùng với đó, giảm 0,1 - 1,3% tổng tỷ suất sinh ở các huyện có mức sinh cao (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có hơn 2,1 con); tăng 0,1 - 0,4% tổng tỷ suất sinh ở các huyện có mức sinh thấp. Giai đoạn này duy trì kết quả ở những huyện đã đạt mức sinh thay thế; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên từ 1 - 5% mỗi năm đối với những huyện có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên hơn 10%. Toàn bộ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi) đều được tiếp cận thông tin tư vấn, sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, thực hiện phòng tránh vô sinh và hỗ trợ sinh sản.

Giai đoạn 2026 - 2030, Quảng Nam phấn đấu duy trì mức sinh thay thế, tổng tỷ suất sinh trên địa bàn tỉnh ở mức 2,1 con/phụ nữ. Quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 1.576.000 người; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở mức dưới 10%; vận động mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sinh đủ 2 con để duy trì ổn định mức sinh thay thế, thực hiện chính sách “mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con để nuôi dạy cho tốt”.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc khuyến khích sinh đủ 2 con sẽ giúp Việt Nam cân bằng mức sinh giữa các tỉnh, thành phố trên toàn quốc, tiếp tục duy trì mức sinh thay thế, đồng thời kéo dài giai đoạn cơ cấu dân số vàng, cũng như ứng phó thực trạng và xu hướng già hóa dân số nhanh trong tương lai ở Việt Nam.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).