Những thách thức của công tác dân số ở nước ta hiện nay

GS.TS NGUYỄN ĐÌNH CỬ - Nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội - Đại học Kinh tế quốc dân

Sau gần 50 năm kiên trì và đẩy mạnh chính sách dân số với kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) là trọng tâm, mức sinh của nước ta đã giảm mạnh. Số con trung bình của một bà mẹ, tính chung trên cả nước đã giảm từ khoảng 7 con vào đầu những năm 60 xuống còn khoảng 2 con vào năm 2005. Mô hình “gia đình 2 con” đã trở nên phổ biến. Ghi nhận thành tựu này của Việt Nam, năm 1999, Liên Hợp Quốc đã trao Giải thưởng Dân số cho nước ta.

Những thách thức của công tác dân số ở nước ta hiện nay -0
Ảnh minh họa

Mức sinh giảm, thấp đã hình thành “cơ cấu dân số vàng”, góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng chỉ tiêu thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người, nâng cao mức sống nhân dân. Gia đình ít con giảm mạnh áp lực dân số lên hệ thống giáo dục tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Mặt khác, cha mẹ có thể cho con trai và con gái được đi học như nhau. Vì vậy, hiện nay tỷ lệ nữ sinh cao ngang bằng, thậm chí vượt nam giới. Năm 2021, nữ sinh chiếm 49% trong Hệ thống giáo dục phổ thông, riêng Trung học phổ thông là 53,3%. Đối với giáo dục đại học, nữ sinh viên chiếm tới 54,6%. Nâng cao học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ là điều kiện then chốt nâng cao năng lực, thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới. Thành tựu giảm sinh cũng đóng góp rất to lớn vào việc bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta.

Các nhà khoa học tính toán rằng, nếu không thực hiện KHHGĐ, dân số nước ta năm 2020 đã có thể lên tới 223 triệu thay vì chỉ có 97,3 triệu như thực tế. Trong điều kiện mật độ dân số đã cao gấp hơn 5 lần mật độ dân số thế giới, tránh được “bùng nổ dân số” giúp Việt Nam hạn chế khai thác cạn kiệt tài nguyên, giảm chất thải trong sản xuất và tiêu dùng gây ô nhiễm môi trường.

Chính những tác động tích cực, thực tế, to lớn của dân số đến sự phát triển bền vững nói trên nên Nghị quyết  số 21-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) về công tác dân số trong tình hình mới (Nghị quyết  số 21-NQ/TW) khẳng định:Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân”.

1. Công tác dân số hiện nay:“Rất lớn và khó”

Nếu năm 1993, Nghị quyết 04-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) về Chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Nghị quyết 04-NQ/TW) chỉ đề ra một mục tiêu là giảm sinh và cũng chỉ nêu một chỉ tiêumỗi cặp vợ chồng có 2 con” thì Nghị quyết số 21-NQ/TW đề ra chủ trương chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, đổi mới căn bản chính sách dân số đã duy trì hơn nửa thế kỷ qua, với mục tiêu mới, rộng lớn: “Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế-xã hội. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững”. Mục tiêu này được cụ thể hóa bằng 25 chỉ tiêu bao trùm tất cả các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số Việt Nam. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW bao gồm tới 42 Đề án, kế hoạch do hầu hết các bộ ngành chủ trì, phối hợp. Không chỉ rộng lớn mà việc đạt được những mục tiêu này đòi hỏi phải thay đổi định kiến, thói quen đã “đóng đinh” trong tập quán ngàn đời của các dân tộc Việt Nam sang nhận thức, hành vi mới. Chẳng hạn, để nâng cao chất lượng dân số phải không tảo hôn, không kết hôn cận huyết; trước khi kết hôn được tư vấn và khám sức khỏe; không lựa chọn giới tính thai nhi; phụ nữ khi mang thai và trẻ sơ sinh được tầm soát các bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất, thực hiện KHHGĐ…. Đó là sự thay đổi mang tính cách mạng: Từ kết hôn, sinh đẻ tự nhiên, bản năng sang kế hoạch, khoa học, văn minh; từ bị động sang chủ động; từ ít trách nhiệm sang trách nhiệm cao; từ số lượng sang chất lượng.

Những thách thức của công tác dân số ở nước ta hiện nay
GS.TS Nguyễn Đình Cử , Nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội- Đại học Kinh tế quốc dân.

Kinh nghiệm 60 năm công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho chúng ta thấy rõ khó khăn, phức tạp này của sự thay đổi này. Rõ ràng, KHHGĐ, thực hiện “gia đình 2 con” không khó khăn về kỹ thuật, không tốn kém về mặt kinh tế, thậm chí được miễn phí, nhà nước khuyến khích, lại nâng cao chất lượng cuộc sống của bố mẹ và các con nhưng đã hơn 60 năm vận động, khuyến khích, hỗ trợ, tính bình quân chung cho cả nước thì đạt được mục tiêu nhưng nếu tính riêng thì năm 2019 vẫn còn tới 36 tỉnh, 4 vùng chưa đạt mục tiêu, trong đó có cả vùng khá phát triển, như Đồng bằng sông Hồng! Chính vì vậy, trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương (khóa XII), khi đề cập công tác dân số, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Đây là vấn đề rất lớn và khó, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, liên quan đến việc bảo vệ, phát triển giống nòi, quốc gia, dân tộc”.

Tổ chức bộ máy quản lý công tác dân số thiếu ổn định

Từ năm 1961 đến nay, hệ thống bộ máy quản lý công tác Dân số ở nước ta đã thay đổi 9 lần; chỉ riêng từ 2002 đến nay cũng thay đổi4 lần.Nghiên cứu lịch sử của các mô hình tổ chức bộ máy nói trên, có thể rút ra bài học đắt giá rằng, chỉ khi nào có bộ máy chuyên trách đủ mạnh, công tác dân số mới thành công. Thật vậy, suốt 30 năm (1961-1991) tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ là kiêm nhiệm, đặt trong một bộ chuyên ngành hoặc Ủy ban. Trong giai đoạn này, mức sinh giảm chậm, thậm chí mục tiêu về dân số suốt 3 nhiệm kỳ Đại hội Đảng (IV, V, VI) không thực hiện được.Năm 1993, Nghị quyết 04-NQ/HNTW yêu cầu “phải có bộ máy chuyên trách đủ mạnh”. Thực hiện yêu cầu này, hệ thống Ủy ban DS-KHHGĐ các cấp được tăng cường. Ở Trung ương, Ủy ban quốc gia DS-KHHGĐ là cơ quan trực thuộc Chính phủ, do Bộ trưởng làm Chủ nhiệm. Ủy ban có bộ phận thường trực, chuyên trách và bộ phận kiêm nhiệm bao gồm đại diện của hầu hết các bộ ngành và đoàn thể chính trị-xã hội. Ủy ban DS-KHHGĐ địa phương được xây dựng tương tự mô hình tổ chức bộ máy ở Trung ương. Cùng với các giải pháp pháp khác,bộ máy chuyên trách đủ mạnh” góp phần tạo nên thành công vượt trội của công tác dân số - thực hiện mục tiêu của Nghị quyết 04-NQ/HNTW sớm 10 năm.

Những thách thức của công tác dân số ở nước ta hiện nay -0
Đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số là một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm nên thành quả của công tác dân số.

Nghị quyết số 21-NQ/TW yêu cầu: “Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững.” Chính quan hệ hữu cơ giữa dân số và phát triển lại yêu cầu sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan dân số và các cơ quan phát triển. Điều này đòi hỏi các cơ quan dân số các cấp có đủ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, vị thế để điều phối công tác này trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện nay, việc quản lý dân số do một đơn vị của cơ quan Y tế đảm nhiệm; việc tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp và điều phối hoạt động của đơn vị dân số mang tính gián tiếp, qua nhiều tầng nấc trung gian nên khó và chậm hơn. Mặt khác, mô hình tổ chức bộ máy quản lý công tác dân số và phát triển ở các địa phương không thống nhất. Có tỉnh không còn Chi cục Dân số, nhiều huyện không có đơn vị quản lý Dân số thuộc Trung tâm Y tế, nếu có nhân sự đã giảm bớt nhiều và thường được điều động đi làm nhiệm vụ y tế.

Tình trạng "trăm hoa đua nở"mô hình đơn vị quản lý công tác dân số các cấp, thể hiện nhận thức khác nhau về Nghị quyết 21-NQ/TW nói chung và vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị quản lý dân số nói riêng. Chính vì vậy, ngày 30 tháng 3 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số: 496/QĐ-TTgvề việc “Phê duyệt Đề án Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành làm công tác dân số và phát triển các cấp”, trong đó đề ra mục tiêu:Giữ ổn định mô hình tổ chức bộ máy làm công tác dân số và phát triển các cấp; đồng thời tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Để thực hiện được mục tiêu này, cần đánh giá các mô hình tổ chức bộ máy quản lý dân số trong lịch sử, rút ra bài học kinh nghiệm và quán triệt Nghị quyết 21-NQ/TW về quan điểm, trọng tâm, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác dân số hiện nay.

Mục tiêu nhiều hơn nhưng đầu tư cho công tác dân số giảm mạnh. 

Công tác dân số phải vận động, khuyến khích và cung cấp dịch vụ cho hàng chục triệu người thực hiện những hành vi mới. Vì vậy, sự hỗ trợ ban đầu của nhà nước rất quan trọng. Chỉ riêng thực hiện mục tiêu KHHGĐ, các nước thường phải đầu tư bình quân mỗi người dân trong một năm 1 USD. Nghị quyết 04-NQ/HNTW nêu quan điểm:Đầu tư cho công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình là đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp rất cao. Nhà nước cần tăng mức chi ngân sách cho công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, đồng thời động viên sự đóng góp của cộng đồng và tranh thủ sự viện trợ của quốc tế”. Quán triệt quan điểm này, kinh phí đầu tư cho công tác dân số đã tăng từ 15 tỷ năm 1991 đã tăng lên là 561 tỷ năm 2005. Ngoài ngân sách nhà nước, còn có sự hỗ trợ của các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Nhờ có nguồn lực, nhiều hoạt động được tiến hành, người dân được cung cấp đầy đủ phương tiện và dịch vụ tránh thai nên mức sinh giảm nhanh và năm 2005 đã đạt mức sinh thay thế.

Hiện nay, như đã trình bày, mục tiêu của chính sách dân số nhiều hơn nhưng kinh phí dành cho công tác dân số lại giảm nhiều. Thậm chí, năm 2021, có tỉnh không được giao kinh phí từ bất kỳ nguồn ngân sách nào. Đáng chú ý là, trong số này có những tỉnh thuộc địa bàn vùng núi vốn công tác dân số có nhiều khó khăn. Đây là thách thức nghiêm trọng cho việc thực hiện các giải pháp nhằm đạt mục tiêu của chính sách dân số mới. Vì vậy, cần quán triệt sâu sắc và thực hiện đầy đủ quan điểm của Nghị quyết 21-NQ/TWĐầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển. Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá; tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số”.

Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần khẳng định vị trí quan trọng của công tác dân số trong quá trình phát triển bền vững, bao trùm của đất nước. Đây cũng là lĩnh vực rộng lớn, phức tạp và nhiều thách thức. Vì vậy, cần quyết liệt triển khai các giải pháp mà Nghị quyết đề ra, nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn nhằm thực hiện thành công Nghị quyết 21-NQ/TW.

Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức
Xã hội

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức

Các chuyên gia đều nhận định, thị trường các-bon rừng có tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho lâm nghiệp, giúp đầu tư vào bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên, thị trường các bon rừng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại. 

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Môi trường

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai.