Những dấu hiệu nhận biết giúp điều trị bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, tiểu đường, huyết áp cao... có thể dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh.

Những điều cần biết về rối loạn tiền đình

Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa cho biết, tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên, có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, trong hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình.

Bên cạnh đó, rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não.

z5095462424722_6fa3cf3635cabb609bb020d0daf69ac9.jpg -0
Mô phỏng cấu tạo của hệ thống tiền đình (Ảnh minh họa)

Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn...Những triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

Trong đó, có hai loại rối loạn tiền đình bao gồm:

Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên: Do tổn thương hệ tiền đình ngay tại vùng tai trong. Triệu chứng thường rầm rộ bệnh nhân chóng mặt và mất thăng băng nhiều nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Đa số mọi người hay mắc nhóm bệnh này

Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương: Do các tổn thương nhân tiền đình ở thân não, tiểu não. Nhóm bệnh này ít gặp, triệu chứng không rầm rộ. Tuy vậy, nhóm bệnh này thường nguy hiểm và khó chữa hơn nhóm bệnh tiền đình có nguyên nhân ngoại biên.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình

Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa, nguyên nhân gây rối loạn tiền đình gồm 3 nhóm nguyên nhân chính. Cụ thể:

Nguyên nhân tiền đình ngoại biên

Viêm dây thần kinh tiền đình: Do virus Zona, thủy đậu, quai bị (chiếm khoảng 5% các trường hợp), gây liệt dây thần kinh tiền đình dẫn đến chóng mặt xuất hiện đột ngột, kéo dài nhiều giờ đến vài tháng nhưng không rối loạn thính lực (khác với hội chứng Meniere).

Rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, tăng ure huyết, suy giáp...

Tác dụng không mong muốn của thuốc (streptomycin, gentamycin...); rượu, ma túy

Các nguyên nhân khác như: Hội chứng Meniere: Phù nề vùng tai trong; Viêm tai giữa cấp và mạn; Dị dạng tai trong, Chấn thương vùng tai trong; U dây thần kinh số VIII; Sỏi nhĩ; Say tàu xe; Nhãn cầu: Nhìn đôi.

z5095456718798_2840b3544d2e9a9445dc9c706297ba45.jpg -0
Những người đã có tiền sử bị chóng mặt có thể tăng nguy cơ bị bệnh rối loạn tiền đình (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân tiền đình trung ương

Thiểu năng tuần hoàn sống nền; Hạ huyết áp tư thế; Hội chứng Wallenberg; Nhồi máu tiểu não; Xơ cứng rải rác; U tiểu não... Nhức đầu Migraine. Bệnh Parkinson; Giang mai thần kinh,

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình

Tuổi tác: Bất cứ ai dù ở độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình nhưng người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ. Ước tính cứ 100 người trên 40 tuổi trở lên thì có khoảng 35 người mắc bệnh rối loạn tiền đình.

Tiền sử bị chóng mặt: Những người đã từng bị chóng mặt có nhiều khả năng bị choáng váng, hoa mắt, mất thăng bằng... trong tương lai. Tăng nguy cơ bị bệnh rối loạn tiền đình.

Bác sĩ lưu ý, khi có những dấu hiệu rối loạn tiền đình kể trên hoặc bất cứ những thay đổi bất thường của cơ thể bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để được thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.

Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình 

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa khuyến cáo, bệnh rối loạn tiền đình có thể để lại biến chứng nguy hiểm và gây đột quỵ. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu của bệnh, mọi người cần đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

z5095484253287_4ef544e629fa90590979423c458d4666.jpg -0
Ăn đầy đủ các nhóm chất, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể giúp điều trị bệnh rối loạn tiền đình (Ảnh minh họa)

Đồng thời, người bệnh nên áp dụng các phương pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả dưới đây như sau:

- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về sử dụng thuốc: Người bệnh cần dùng đúng và đủ liều theo đơn thuốc bác sĩ kê. Các loại thuốc và liều lượng sử dụng của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc và quá trình kiểm tra, xét nghiệm lâm sàng xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương của bệnh.

- Tập các bài tập phục hồi chức năng tiền đình: Các bài tập này được sẽ giúp tăng cường hoạt động phối hợp các bộ phận của cơ thể, giúp não nhận biết tín hiệu và xử lý các tín hiệu từ tiền đình thông suốt, nhịp nhàng hơn.

- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp quá trình tuần hoàn máu não ổn định hơn. Đồng thời giảm bớt áp lực, căng thẳng cho người bệnh. Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi

- Có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn đầy đủ các nhóm chất, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ăn nhiều rau, củ, quả; hạn chế các đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ...

- Thực hiện phẫu thuật nếu cần thiết: Nếu các biện pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình trên không có hiệu quả, không cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Ý kiến bạn đọc

Sức khỏe

Lo ngại dịch kép, Sở Y tế Hà Nội ra công văn khẩn
Sức khỏe

Lo ngại dịch kép, Sở Y tế Hà Nội ra công văn khẩn

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn thành phố, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới
Sống khỏe

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới

Thương hiệu chăm sóc tóc Satinique thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đi đầu trong chuyển đổi số
Sức khỏe

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đi đầu trong chuyển đổi số

Ngành Y tế TP. Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới hệ thống y tế hiện đại, thông minh, phục vụ người dân hiệu quả và minh bạch. Việc triển khai bệnh án điện tử tại 100% bệnh viện và số hóa toàn diện thủ tục hành chính là những bước đi then chốt thể hiện quyết tâm đi đầu trong chuyển đổi số quốc gia.

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?
Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?

Chiều 16.4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024.

Ma trận sữa giả: Làm sao để làm người tiêu dùng thông thái?
Sức khỏe

Ma trận sữa giả: Làm sao để làm người tiêu dùng thông thái?

Những thông tin tiêu cực về vụ việc sản xuất sữa bột giả ở Chương Mỹ, Hà Nội đang tác động mạnh đến người tiêu dùng nội địa. Nếu cơ quan chức năng cũng như cơ quan quản lý nhà nước về kiểm định, an toàn thực phẩm, cấp phép... không siết lại thì sữa hoàn toàn có nguy cơ trở thành thị trường mất niềm tin nhất trong thời gian tới.

Lô sữa giả trong đường dây sản xuất, kinh doanh sữa giả bị phát hiện đang được đóng gói
Sức khỏe

Cần xử lý nghiêm hành vi quảng cáo sai sự thật

Đó là đề nghị của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) trước thực trạng nhiều người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang “vô tư” quảng cáo thực phẩm và thực phẩm chức năng sai sự thật hoặc thổi phồng công dụng của sản phẩm.