Nhân rộng tủ sách, không gian đọc vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Phát triển văn hóa đọc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Để làm được như vậy, cần nhân rộng các tủ sách, không gian đọc tại khu vực này, giúp trẻ em miền núi không còn “đói sách”.

Vẫn còn khoảng cách

Cô giáo Trần Thị Hồng Hạnh, Trường Tiểu học và THCS Hợp Hòa, Lương Sơn, Hòa Bình nhiều lần tâm sự, trẻ em miền núi có nhu cầu đọc sách rất cao, đặc biệt là truyện tranh về truyền thuyết dân gian, danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, truyện cổ tích, truyện lịch sử… và sách bằng tiếng dân tộc.

“Tuy nhiên, sách tại thư viện công cộng xã, huyện dưới hình thức cấp phát, tài trợ chủ yếu có nội dung hướng dẫn chăn nuôi, trồng trọt, phổ biến pháp luật, một số ít về đề tài dân tộc và miền núi... nên thiếu hấp dẫn, không tạo hứng thú với người đọc. Trẻ em nông thôn, miền núi ít đọc sách, phần vì thiếu sách, đói sách, phần khác do các em chỉ được tiếp cận những cuốn sách không phù hợp”, cô Hạnh nói.

Trẻ em luôn hào hứng trước những cuốn truyện tranh về đề tài giáo dục và lịch sử Nguồn: thuvienthainguyen.vn
Trẻ em luôn hào hứng trước những cuốn truyện tranh về đề tài giáo dục và lịch sử  
Nguồn: thuvienthainguyen.vn

Theo các chuyên gia văn hóa đọc, đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, đặc biệt các em nhỏ, việc phổ cập tri thức, phổ biến pháp luật, cũng như kiến thức về an ninh, văn hóa, xã hội, y tế… giúp họ có cuộc sống tốt hơn, hòa nhập với sự phát triển không ngừng của đất nước và thế giới. Để làm được điều đó, văn hóa đọc như cầu nối tri thức, thật sự cần và cấp thiết.

Số liệu thống kê cho thấy, cả nước hiện có trên 500 đơn vị đăng ký kinh doanh phát hành xuất bản phẩm; gần 20.000 nhà sách, hiệu sách, trung tâm sách, siêu thị, điểm cho thuê, mua bán sách. Song những đơn vị này tập trung ở các thành phố lớn, còn ở địa phương, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa hầu như thiếu vắng.

Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân của tình trạng trên là do khi cổ phần hóa, các đơn vị phát hành lo doanh thu và lợi nhuận, nên chỉ chú trọng đến thị trường lớn, mà bỏ qua mảng sách cho trẻ em nông thôn, miền núi, cũng không quan tâm phát hành sách tới miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Chương trình mục tiêu quốc gia về trang bị sách cho các thư viện huyện vùng sâu, vùng xa mặc dù vẫn được duy trì, nhưng không thường xuyên. Chính vì vậy, sách về nông thôn ngày càng ít so với nhu cầu đọc của người dân, trong đó có các em nhỏ. Thiếu sách, dẫn đến tình trạng các em không có cơ hội tiếp cận sách, đồng thời cũng ngày càng kéo xa khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi.

Tại nhiều địa phương, dù đã có trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã, phường, các bưu điện văn hóa xã… là những thiết chế văn hóa có thể tạo dựng không gian đọc công cộng, thế nhưng đều vắng vẻ.

Hiệu quả từ sự góp sức của cộng đồng

Gây dựng tủ sách tại điểm Trường Tiểu học Du Già, Yên Minh, Hà Giang
Gây dựng tủ sách tại điểm Trường Tiểu học Du Già, Yên Minh, Hà Giang

Có thể thấy, việc triển khai Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đặc biệt với vùng dân tộc thiểu số, miền núi vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Nguyên Vụ trưởng Vụ Thư viện Vũ Dương Thúy Ngà cho biết, nhiều địa phương đã xây dựng tủ sách tại gia đình, xã, phường, homestay. Thế nhưng, để vận hành tốt hơn mô hình này cần sự quan tâm từ phía Nhà nước, lãnh đạo địa phương và cộng đồng.

“Quan trọng nhất là con người tại địa phương, họ phải thực sự tâm huyết với số sách được hỗ trợ, phải biết tổ chức các hoạt động, phổ biến tới người đọc. Chúng tôi từng giúp các tỉnh miền núi như Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai… khơi lên các mô hình tủ sách cho trẻ nhỏ, nhưng giữ được và để các mô hình phát huy hiệu quả lại rất khó", bà Ngà chia sẻ.

Phòng đọc thiếu nhi tại Nhà Văn hóa xã Vàng San, Mường Tè, Lai Châu

Phòng đọc thiếu nhi tại Nhà Văn hóa xã Vàng San, Mường Tè, Lai Châu 

Bà Ngà kể, trong chuyến trao tặng sách cho phòng đọc thiếu nhi tại Nhà Văn hóa xã Vàng San, Mường Tè, Lai Châu, các thành viên đoàn chủ động chuẩn bị từ ảnh Bác, khẩu hiệu, đồ trang trí, giá sách, bàn ghế, máy tính và đặc biệt trên 3.000 cuốn sách thiếu nhi gồm bách khoa động vật học, truyện tranh, sách giải trí…

Sau khi tủ sách vận hành, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo tổ chức các tiết đọc sách, các hoạt động tôn vinh sách tại địa điểm mới này. “Tôi chỉ thực sự cảm nhận sách đã đến tay trẻ khi nghe một học sinh thổ lộ: Con đã đi bộ 8 giờ để đến phòng đọc sách. Mới thấy, nếu chỉ ủng hộ tủ sách thôi chưa đủ, mà phải có sự chủ động của địa phương, sự góp sức của nhiều người, trong đó có người quản lý và sử dụng sách”.  

Mô hình không gian đọc sách ở các gia đình tại địa bàn huyện Lương Sơn, Hòa Bình do cô giáo Trần Thị Hồng Hạnh kết hợp với nhóm bạn 5 năm qua cũng là một điển hình. Mô hình này được thư viện tỉnh hoặc huyện hỗ trợ, cho mượn các đầu sách, kết hợp với số sách do nhóm quản trị mua thêm hoặc tìm nguồn ủng hộ dưới nhiều hình thức, nhằm phục vụ đối tượng học sinh và trẻ nhỏ với các hoạt động như sinh hoạt chuyên đề, giao lưu với các nhà văn, trao đổi sách…

Mô hình Không gian đọc sách gia đình đang được nhân rộng tại Lương Sơn, Hòa Bình
Mô hình Không gian đọc sách gia đình đang được nhân rộng tại Lương Sơn, Hòa Bình

Theo cô Hạnh, “mỗi huyện chỉ cần hai hoặc ba điểm đọc sách như thế sẽ thuận tiện cho việc đi lại của độc giả ở địa bàn cách xa trung tâm. Đây là mô hình khá hiệu quả, cần được nhân rộng và quan tâm hơn trong việc cung cấp đầu sách”.

Nhìn vào các mô hình tủ sách hiệu quả nêu trên có thể thấy, để Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025 được triển khai hiệu quả hơn, đặc biệt hướng tới trẻ em vùng dân tộc thiểu số, miền núi, cần xác định đối tượng phục vụ chính của tủ sách, địa điểm đặt tủ sách, bổ sung nguồn sách và hiệu ứng nhân rộng các mô hình. Bên cạnh đó, cần sự chung tay hỗ trợ của cộng đồng, sự quan tâm hơn nữa của chính quyền các cấp, các cơ quan liên quan như thư viện, giáo dục trong hỗ trợ vật chất, tạo điều kiện về cơ chế để các tủ sách hoạt động hiệu quả.

Giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ
Giáo dục

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ

Đây là nhấn mạnh của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Lưu Hoàng Long tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 với chủ đề "Sở hữu trí tuệ và âm nhạc - Cảm nhận nhịp đập của IP", do Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hà Nội, Trường Đại học Thủy lợi tổ chức ngày 25.4.

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Tối ngày 24.4, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” do Đảng ủy Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức vang lên như một khúc tráng ca thiêng liêng, kết nối quá khứ hào hùng, hiện tại đầy tự hào và tương lai rực sáng của dân tộc Việt Nam.

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29
Giáo dục

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29

Từ phản ánh của báo chí, Ngày 23.4, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) - Công an TP. Hà Nội, UBND và Công an phường Láng Thượng đã tiến hành kiểm tra hoạt động dạy thêm của Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2.

KTS Nguyễn Hữu Thái chia sẻ bức ảnh lịch sử, thời khắc ghi âm lời tuyên bố đầu hàng quân Giải phóng của Dương Văn Minh
Giáo dục

Triển lãm ảnh và giới thiệu sách về cuộc chiến vĩ đại của dân tộc "Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước"

Sáng 24.4, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức triển lãm ảnh Kỷ niệm “50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước”, và toạ đàm giới thiệu hai cuốn sách: "Tầm nhìn từ lịch sử: Hoàn thiện các giá trị Việt Nam trong thời đại mới" và "30.4.1975 - 50 năm nhìn lại".

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết: "Chuyển đổi số là cơ hội để thanh niên bứt phá, tạo ra giá trị mới"
Giáo dục

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết: "Chuyển đổi số là cơ hội để thanh niên bứt phá, tạo ra giá trị mới"

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết khẳng định, trong kỷ nguyên số, người sử dụng công nghệ đóng vai trò quan trọng không kém những người tạo ra công nghệ. Để chuyển đổi số thành công, cần có những công dân số với đầy đủ kỹ năng để học tập, làm việc, khởi nghiệp và sáng tạo trên môi trường số.

Trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”
Giáo dục

Trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

PGS.TS Hà Minh Hoàng nhận định, các trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, bởi trường đại học là nơi đào tạo tri thức, có thể tạo ra các nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ cũng như trí tuệ nhân tạo, tạo ra sản phẩm giải quyết được các vấn đề của xã hội; từ đó giúp công nghệ tiếp cận gần hơn với nhiều người dân.

Đại học Phenikaa vào TOP 8 Giải thưởng Giáo dục châu Á THE Awards Asia 2025
Giáo dục

Đại học Phenikaa vào TOP 8 Giải thưởng Giáo dục châu Á THE Awards Asia 2025

Trong khuôn khổ “Hội nghị Thượng đỉnh các trường Đại học châu Á 2025” (THE Asia Universities Summit 2025) diễn ra từ ngày 22-24.4.2025 tại Macau, Đại học Phenikaa xuất sắc lọt TOP 8 giải thưởng THE Awards Asia 2025 - giải thưởng danh giá nhất khu vực châu Á dành cho các cơ sở giáo dục đại học của Times Higher Education (THE).

Hà Nội: Một lớp học đa số học sinh đều đạt chứng chỉ IELTS từ 7.0 và SAT từ 1400 trở lên
Giáo dục

Hà Nội: Một lớp học đa số học sinh đều đạt chứng chỉ IELTS từ 7.0 và SAT từ 1400 trở lên

Lớp 12A2, Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khiến nhiều người phải trầm trồ khi đa số học sinh đều đạt chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 7.0 trở lên và SAT từ 1400 trở lên. Trong đó, có nhiều em đạt cả 2 chứng chỉ với điểm gần tuyệt đối.

High School Help Kit: Hỗ trợ học sinh lớp 9 bước qua giai đoạn "vượt vũ môn"
Giáo dục

High School Help Kit: Hỗ trợ học sinh lớp 9 bước qua giai đoạn "vượt vũ môn"

High School Help Kit là dự án phi lợi nhuận được thành lập bởi một nhóm học sinh đến từ các trường THPT Chuyên trên địa bàn TP. Hà Nội, nhằm mục đích giúp đỡ phụ huynh và các em học sinh hiểu rõ hơn về kỳ thi chuyển cấp. Từ đó, giúp các em học sinh THCS xác định rõ mục tiêu và lựa chọn phương án ôn tập hiệu quả trên con đường chinh phục giấc mơ.