"người lao động"

Đề xuất nhiều chính sách mang lại quyền lợi cao nhất cho người lao động
Đời sống

Đề xuất nhiều chính sách mang lại quyền lợi cao nhất cho người lao động

Tại Lễ trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV; biểu dương Chủ tịch công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu toàn quốc lần thứ V và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa tổ chức, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đã trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh cho 10 cán bộ công đoàn tiêu biểu xuất sắc. Qua đó, ghi nhận nhiều sáng kiến, giải pháp hướng đến chăm lo tốt hơn, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ), đề xuất nhiều chính sách phúc lợi nhằm mang lại quyền lợi cao nhất cho NLĐ.

Bài 3: Quy định chi tiết quyền độc lập kiểm tra, giám sát
Đời sống

Bài 3: Quy định chi tiết quyền độc lập kiểm tra, giám sát

Quy định cụ thể các nhóm hành vi phân biệt đối xử, chống công đoàn nhằm góp phần bảo đảm cơ chế bảo vệ công đoàn được thực thi hiệu quả; quy định chi tiết quyền độc lập kiểm tra, giám sát của Công đoàn đối với việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động...

Bài 4: Cần thiết tiếp tục bảo đảm nguồn thu kinh phí công đoàn
Đời sống

Bài 4: Cần thiết tiếp tục bảo đảm nguồn thu kinh phí công đoàn

Qua tổng kết thi hành Luật Công đoàn 2012 cho thấy, trong bối cảnh cần tiếp tục “tạo điều kiện về nguồn lực đủ mạnh để bảo đảm hiệu quả các hoạt động đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, thu hút người lao động và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam” theo tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, việc tiếp tục bảo đảm nguồn thu kinh phí công đoàn 2% hết sức cần thiết.

Trợ giúp hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống
Đời sống

Trợ giúp hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống

Sau 13 năm thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tính đến cuối năm 2022, cả nước đã có trên 14 triệu người tham gia, đạt 28,3% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 627.000 người với cuối năm 2021. Theo đó, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã khẳng định vai trò trụ cột trong bảo đảm an sinh xã hội, trợ giúp, hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19.