Nguy cơ sạt lở nhiều khu đất tại TP. Hồ Chí Minh

Uớc tính mỗi năm, TP. Hồ Chí Minh có hàng chục hécta đất bị sạt lở, một số cánh đồng, khu dân cư, đường đi có nguy cơ bị thu hẹp. Nhiều nơi, người dân rơi vào tình trạng “sổ đỏ còn, đất đã trôi sông”.

Hàng loạt khu đất nguy cơ biến mất khỏi bản đồ địa chính tại TP.Hồ Chí Minh
Khu vực bị sạt lở tại phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức

Thống kê của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.Hồ Chí Minh, toàn thành phố có 32 vị trí sạt lở tại 7 quận, huyện với tổng chiều dài khoảng 18km, ảnh hưởng khoảng 1.328 hộ dân. Mức độ sạt lở được chia thành hai cấp: Đặc biệt nguy hiểm (8 vị trí) và nguy hiểm (24 vị trí).

Thành phố Thủ Đức là địa phương có nhiều vị trí sạt lở nhất với 8 điểm, trong đó có 2 vị trí đặc biệt nguy hiểm. Tiếp đến là huyện Nhà Bè và Cần Giờ đều cùng 7 vị trí; huyện Bình Chánh, Quận Bình Thạnh mỗi địa phương cũng có 4 vị trí sạt lở; còn lại là huyện Hóc Môn và Củ Chi cùng có 1 vị trí sạt lở.

Ðể phòng, chống sạt lở bờ sông, kênh, rạch, trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư xây dựng nhiều công trình với số vốn hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, các dự án đều chậm tiến độ hoặc chưa được thi công. Ðơn cử như tại 32 vị trí sạt lở mà thành phố vừa công bố có đến 23 vị trí sạt lở đã được lập dự án xây dựng kè với tổng mức đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, các dự án có tiến độ triển khai khá chậm hoặc đang “nằm trên giấy”.

Theo kế hoạch tổng thể phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 của UBND TP. Hồ Chí Minh, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển (bao gồm suối, kênh rạch) nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, công trình phòng chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, ổn định dân sinh là nhiệm vụ cấp bách của các cấp, các ngành, đặc biệt là của chính quyền địa phương, là trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp và toàn dân.

Hàng loạt khu đất nguy cơ biến mất khỏi bản đồ địa chính tại TP. Hồ Chí Minh
Khu vực sạt lở tại phường Long Phước, TP Thủ Đức

Phòng chống sạt lở phải được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, cần thực hiện đồng bộ, đề cao sự tham gia của cộng đồng đối với công tác quản lý bờ, lòng sông, vùng ven biển; tăng cường huy động nguồn lực ngoài ngân sách, nhất là của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được hưởng lợi trong phòng chống sạt lở.

Bên cạnh đó, cần xây dựng công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, trong đó tập trung xử lý khẩn cấp khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn cư dân, cơ sở hạ tầng quan trọng ven sông, ven biển và rừng phòng hộ ven biển. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án kè chống sạt lở đang có chủ trương đầu tư.

UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu người đứng đầu UBND các địa phương chịu trách nhiệm kiểm tra các điểm có nguy cơ sạt lở để lập kế hoạch ứng phó. Các ban, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng kè kiên cố chống sạt lở, ưu tiên bố trí vốn thực hiện tại những điểm có nguy cơ sạt lở cao; thực hiện nhiều giải pháp không để xảy ra thiệt hại về người, hạn chế ở mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của người dân khi có sạt lở.

Đối với 9 vị trí chưa có dự án chống sạt lở, UBND TP. Hồ Chí Minh đã giao Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TPHCM phối hợp các địa phương liên quan khảo sát, tham mưu UBND thành phố chấp thuận chủ trương xây bờ kè chống sạt lở tại các vị trí này.

Hàng loạt khu đất nguy cơ biến mất khỏi bản đồ địa chính tại TP. Hồ Chí Minh
Hàng chục hécta đất của người dân tại khu vực ven sông Đồng Nai tại phường Long Phước, TP Thủ Đức rơi vào cảnh "sổ đỏ còn, đất đã trôi sông"

Nhiều giải pháp phòng chống sạt lở được UBND TP. Hồ Chí Minh đưa ra, các sở, ban ngành cùng vào cuộc nhưng thực tế thực trạng này vẫn rất phức tạp. Sạt lở không chỉ cuốn trôi nhà dân, mà đất vườn, đất sản xuất nông nghiệp của người dân cũng “biến mất” mỗi năm. 

Điển hình, tại địa bàn phường Long Phước (TP Thủ Đức), nơi có đất tiếp giáp với sông Đồng Nai bị sạt lở nặng nề, hàng chục hécta đất của người đã bị “nuốt chửng”, nhiều hộ dân rơi vào cảnh “sổ đỏ còn, đất đã trôi sông”, nguy cơ hàng loạt khu đất biến mất khỏi bản đồ địa chính.

* Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục thông tin đến bạn đọc và cử tri cả nước về các giải pháp phòng, chống sạt lở tại TP. Hồ Chí Minh.

Xã hội

Chiến sĩ lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc lắng nghe lời động viên, khích lệ trước khi lên đường làm nhiệm vụ
Xã hội

Hành trang mang theo là niềm tự hào dân tộc

Với hành trang mang theo là niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm cao cả, cán bộ, chiến sĩ Đội Công binh số 3 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm kỳ công tác của mình, góp phần củng cố và tăng cường vị thế, uy tín của Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế; đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.