Đoàn ĐBQH Nghệ An, Bắc Kạn, Quảng Ngãi thảo luận tổ:

Nguồn vốn chưa thực hiện được cần báo cáo Quốc hội

Thảo luận tại Tổ 3 gồm các Đoàn ĐBQH Nghệ An, Bắc Kạn, Quảng Ngãi, ĐBQH Đỗ Văn Chiến (Nghệ An) nêu rõ, Nghị quyết 88/2019/QH14 của Quốc hội đã quy định, kết thúc giai đoạn 2021 – 2025 thì tiếp tục thực hiện ngay cho giai đoạn 2026 – 2030. Vì vậy, kết thúc năm 2025, những nguồn vốn quản lý theo kết quả đầu ra mà chưa thực hiện được cần phải trình Quốc hội có chủ trương đồng ý, chuyển sang thực hiện cho năm 2026.

Nguồn vốn quản lý theo kết quả đầu ra mà chưa thực hiện được trong năm 2025 cần chuyển sang năm 2026
Quang cảnh phiên thảo luận tổ 3. Ảnh: H.Ngọc

Quản lý theo kết quả đầu ra

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ĐBQH Đỗ Văn Chiến (Nghệ An) nêu rõ, nguyên tắc cao nhất để quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia là kết quả đầu ra.

Trước đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và Nghị quyết 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

"Để ban hành được Nghị quyết về Chương trình này, chúng ta đã phải đầu tư hàng trăm tỷ đồng để điều tra kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi để xác định điểm nào còn thiếu, cần đầu tư nhất, do vậy không phải “rải đều” mà là đầu tư vào những nơi còn thiếu", đại biểu Đỗ Văn Chiến nêu rõ. 

Nguồn vốn quản lý theo kết quả đầu ra mà chưa thực hiện được trong năm 2025 cần chuyển sang năm 2026
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ĐBQH Đỗ Văn Chiến (Nghệ An) phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 3. Ảnh: H.Ngọc

Nhiều ý kiến cho rằng, vì sao có tình trạng xã đạt nông thôn mới, nhưng nhân dân còn khó khăn lại không được thụ hưởng chính sách, bởi vì cách tiếp cận của chúng ta chưa đúng thực tiễn?  - Đại biểu Đỗ Văn Chiến cho rằng, cách tiếp cận của chính sách dân tộc là đối với dự án đầu tư và vốn đầu tư thì tiếp cận theo địa bàn.

Cụ thể là, xã khu vực III là xã khó khăn nhất, rồi đến xã khu vực II, khu vực I. Xã từ khu vực III sang khu vực II thì không được hưởng chính sách đầu tư của xã khu vực III; từ khu vực II, khu vực III sang khu vực I thì không được đầu tư theo chính sách của xã đặc biệt khó khăn nữa.

Nhưng chính sách cho con người như bảo hiểm y tế, chính sách cho học sinh học các trường lại được tiếp cận theo dân tộc và hộ nghèo. Khi xã ra khỏi xã đặc biệt khó khăn, xã đã lên nông thôn mới, nhưng người dân là hộ nghèo thì vẫn được hưởng chính sách cho con người.

"Tuy nhiên, có thể thực tế điều chỉnh còn chưa khớp nên sinh ra vướng mắc". Do vậy, đại biểu Đỗ Văn Chiến đề nghị, “đối với chính sách đầu tư thực hiện theo địa bàn, chính sách cho con người thực hiện theo dân tộc và hộ nghèo thì sẽ không phát sinh vướng mắc”.

Đại biểu Đỗ Văn Chiến cũng lưu ý, cơ quan tham mưu của Chính phủ phải hết sức chú ý, Nghị quyết 88/2019/QH14 của Quốc hội đã quy định: kết thúc giai đoạn 2021 – 2025 thì tiếp tục thực hiện ngay cho giai đoạn 2026 – 2030.

Tuy nhiên, có vấn đề rất lớn cần có chủ trương của Quốc hội nhưng chưa được đề cập đó là, khi kết thúc năm 2025 thì về nguyên tắc của đầu tư công, chúng ta chưa giao được vốn của Chương trình sang năm 2026, bởi vì nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2026 – 2030 phải do Quốc hội Khóa XVI giao. Do đó, cần có chủ trương, kết thúc năm 2025, những nguồn vốn quản lý theo kết quả đầu ra mà chưa thực hiện được thì cần phải có chủ trương đồng ý, chuyển sang thực hiện cho năm 2026.

Quan tâm đến hệ thống trường dân tộc nội trú và hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú, đại biểu Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, “nếu vùng dân tộc thiểu số và miền núi không có hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú và hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú, thì sẽ không thể nói đến câu chuyện đào tạo nguồn nhân lực cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Thời gian tới, nếu không giữ được những trường này thì việc đào tạo nguồn nhân lực cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi rất khó khăn”.

"Cá nhân tôi và nhiều đồng nghiệp đang công tác tại các địa phương đều trưởng thành từ trường phổ thông dân tộc nội trú". Nhấn mạnh điều này, ĐBQH Hà Sỹ Huân (Bắc Kạn) mong mỏi, chính sách này cần được tiếp tục quan tâm, duy trì nhằm đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số và miền núi.

Cụ thể hóa nguồn vốn đầu tư và vốn sự nghiệp cho Chương trình ngay trong Nghị quyết Kỳ họp thứ Bảy

ĐBQH Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) thống nhất cao với sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm hỗ trợ các cấp, các ngành, địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình. Các nội dung điều chỉnh theo hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện chương trình, không làm phát sinh đối tượng thụ hưởng chính sách và địa bàn đầu tư.

Nguồn vốn quản lý theo kết quả đầu ra mà chưa thực hiện được trong năm 2025 cần chuyển sang năm 2026
ĐBQH Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 3. Ảnh: H.Ngọc

Tuy nhiên, đại biểu Đinh Thị Phương Lan lưu ý, Tờ trình của Chính phủ cần thể hiện rõ hơn, vì một số danh mục không thuộc phân định của Quyết định 861/QĐ – TTg phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, nhưng đối tượng thụ hưởng vẫn là con em đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ví dụ như các trường dự bị đại học…

Về các nội dung đề xuất điều chỉnh như nguồn vốn, đang có sự phân vân về nguồn đầu tư và nguồn vốn sự nghiệp. Tuy nhiên, các cơ quan chuyên môn đã nêu rõ, với các quy định hiện hành và các Nghị quyết của Quốc hội thì không có vướng mắc giữa nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn sự nghiệp. Song trong bối cảnh hiện nay, để tạo điều kiện cho địa phương “chắc tay” hơn trong việc tổ chức thực hiện các dự án, đại biểu đề nghị nên cụ thể hơn các nguồn vốn này ngay trong Nghị quyết Kỳ họp thứ Bảy của Quốc hội.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Julia Krondid
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Julia Krondid

Chiều 6.4 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã gặp Phó Chủ tịch Quốc hội Thuỵ Điển Julia Krondid.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt trong thực hiện sứ mệnh, vai trò của Quốc hội
Chính trị

Mọi nghị sĩ, mọi quốc gia hãy hành động mạnh mẽ, cùng xây dựng một thế giới công bằng, thịnh vượng và bền vững

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 6.4 (theo giờ địa phương), tại Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-150. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cũng là lãnh đạo Quốc hội/Nghị viện đầu tiên phát biểu tại Phiên họp.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc song phương với Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ và Chủ tịch Thượng viện Liên bang Nga
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc song phương với Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ và Chủ tịch Thượng viện Liên bang Nga

Sáng nay, 6.4, trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla và Chủ tịch Thượng viện Liên bang Nga Valentina Matvienko.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt trong thực hiện sứ mệnh, vai trò của Quốc hội
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt trong thực hiện sứ mệnh, vai trò của Quốc hội

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng nay, 6.4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên toàn thể cấp cao Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-150
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-150

Sáng nay, 6.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chương trình Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã tham dự Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-150 với chủ đề “Hành động nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Tashkent, bắt đầu chuyến tham dự Đại hội đồng IPU - 150 và thăm chính thức Uzbekistan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Tashkent, bắt đầu chuyến tham dự Đại hội đồng IPU - 150 và thăm chính thức Uzbekistan

13h chiều 5.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã tới sân bay quốc tế I. Karimov Tashken, bắt đầu chuyến tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150) theo lời mời của Chủ tịch IPU Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva.

Một số hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Armenia
Thời sự Quốc hội

Một số hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Armenia

21h tối 1.4, theo giờ địa phương (rạng sáng ngày 2.4 theo giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã tới sân bay quốc tế Zvartnots, Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Đúng 9h45 sáng nay, 5.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã rời Thủ đô Yerevan, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, lên đường sang Tashkent, Uzbekistan tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới và thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan theo lời mời của Chủ tịch IPU Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang

Chiều 4.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải - Phó Trưởng đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.