Người dân vào cuộc xây dựng nông thôn mới

Thái Nguyên hiện là tỉnh dẫn đầu vùng trung du miền núi phía Bắc trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Đến hết năm 2023, Thái Nguyên đã có 118/126 xã đạt chuẩn NTM. Chung sức xây dựng NTM đã trở thành phong trào rộng khắp trên địa bàn tỉnh, thu hút sự tham gia của toàn xã hội với những cách làm sáng tạo. Diện mạo nông thôn giàu hơn, đẹp hơn, người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn chính là thành quả sự nỗ lực của phong trào.

Cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt

Thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Chính phủ về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, UBND các cấp tỉnh Thái Nguyên đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025. Trưởng ban là Chủ tịch UBND tỉnh, Phó ban là 02 Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các ủy viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố.

Tất cả 09/09 huyện, thành phố đều thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành đã chủ động xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để các địa phương làm căn cứ tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Đi đôi với đó là rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cấp cơ sở, các chủ đầu tư, địa phương trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM… Đến nay, các chính sách về Chương trình xây dựng NTM đã được ban hành tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện xây dựng NTM.

Lễ công bố Quyết định công nhận huyện Đại Từ đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023. Nguồn: ITN
Lễ công bố Quyết định công nhận huyện Đại Từ đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023. Nguồn: ITN

Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình xây dựng NTM được các cấp, các ngành triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục. Đó là thực hiện gián tiếp thông qua các báo cáo giá tiến độ đột xuất, 06 tháng, một năm của các huyện, thành phố và kiểm tra trực tiếp tại địa phương, đơn vị hoặc lồng ghép với các cuộc kiểm tra, đánh giá các nhiệm vụ chính trị của UBND tỉnh, của các sở, ngành.

Năm 2023, tỉnh Thái Nguyên có thêm 10 xã đạt chuẩn NTM; 11 xã NTM nâng cao; 4 xã NTM kiểu mẫu; huyện Đại Từ được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện Định Hóa đã trình Trung ương xem xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 118/126 xã NTM, đạt tỷ lệ 93,7%.

Mục tiêu của tỉnh Thái Nguyên trong năm 2024 có 2 xã đạt chuẩn NTM; 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 02 xã NTM kiểu mẫu; 1 huyện NTM. Đồng thời tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí ở các địa phương đã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Nhiều địa phương có cách làm sáng tạo

Phong trào thi đua “Thái Nguyên chung sức xây dựng NTM” diễn ra sôi nổi và rộng khắp trên toàn tỉnh, tùy từng địa phương có cách làm sáng tạo, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương mình. Trong đó có 4 huyện Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai đã phát động phong trào thi đua trên toàn huyện.

Trong đợt thi đua cao điểm “Đại Từ quyết tâm, chung sức xây dựng huyện NTM” và phong trào “Mở rộng đường xóm 6m” giai đoạn 2023 - 2025 trên phạm vi toàn huyện, Đại Từ đã tổ chức 11 đợt ra quân, huy động được trên 220.228 lượt người tham gia; vận động người dân hiến trên 33,8ha đất và tài sản trên đất; kinh phí huy động xã hội hóa là 54,57 tỷ đồng. Đại Từ có 27 xã và 2 thị trấn, qua hơn 10 năm, toàn huyện đã huy động được hơn 1.300 tỷ đồng cải tạo được 916km đường giao thông, bê tông và nhựa hóa gần 1.400km đường giao thông nông thôn. Với sự quyết tâm đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của và đồng hành của toàn thể nhân dân trên địa bàn; cùng với cách làm sáng tạo, khơi dậy ý thức trách nhiệm, tình yêu với quê hương và khát vọng đổi thay bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương, năm 2023, huyện Đại Từ đã vinh dự  được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM.

Huyện Phú Bình, huyện đầu tiên của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn huyện NTM vào năm 2022 thì phát động phong trào xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp. Với sự chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm cùng cách làm sáng tạo của cấp ủy, chính quyền; sự đoàn kết, chung sức đồng lòng của nhân dân, sau hơn 10 năm, Phú Bình đã huy động từ các nguồn lực được gần 5.500 tỷ đồng để triển khai xây dựng NTM. Từ nguồn lực này, huyện đã đầu tư nâng cấp gần 900km đường giao thông nông thôn; sửa chữa, cải tạo trên 210 công trình thủy lợi; lắp đặt, nâng cấp hơn 50 trạm biến áp và 500km đường dây điện; xây dựng gần 1.000 phòng học…

Tại chương trình phát động thi đua “Phú Lương quyết tâm, chung sức xây dựng huyện NTM năm 2024”, Ban Chỉ đạo huyện đề nghị tất cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong huyện tích cực thi đua thực hiện hoàn thành 100% các chỉ tiêu, yêu cầu theo quy định đối với huyện NTM; tích cực phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, tham gia đóng góp trí tuệ, công sức, vật chất, phát huy nội lực… phấn đấu hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM. 

Khơi dậy sức dân trong xây dựng NTM

Thời gian qua, phong trào xây dựng và nhân rộng các mô hình xóm NTM kiểu mẫu, xóm NTM thông minh được đẩy mạnh ở nhiều địa phương đã thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tiêu chí các xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, đưa xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.

Toàn tỉnh đã phát động 462 cuộc ra quân hưởng ứng phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” với trên 260.870 lượt người tham gia, vận động người dân hiến trên 81,8ha đất và tải sản trên đất, kinh phí huy động xã hội hóa đạt trên 86,4 tỷ đồng.

Mặt trận Tổ quốc các cấp đã bám sát các chủ trương, nhiệm vụ xây dựng NTM cụ thể hóa trong thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; thực hiện có hiệu quả công tác giám sát, phản biện trong xây dựng NTM, nhất là giám sát thông qua việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân. Người dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM, chủ động giám sát trong việc thực hiện các nội dung từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, nghiệm thu kết quả và sử dụng, như: đường giao thông, nhà văn hóa, kênh mương... Từ đó, tạo động lực, sự tin tưởng để nhân dân toàn tỉnh cùng chung tay, góp sức đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…