Nghệ An: Nâng cao hiệu quả hoạt động thu bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Nghệ An cho biết, thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cùng sự phối hợp có hiệu quả của các tổ chức chính trị, xã hội, sự nỗ lực của các tổ chức dịch vụ thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), việc thực hiện chính sách bảo hiểm trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Mở rộng mạng lưới thu

Nhằm góp phần đưa chính sách BHXH, BHYT đến gần hơn với người dân, BHXH tỉnh Nghệ An chú trọng mở rộng hệ thống mạng lưới tổ chức dịch vụ thu bao phủ tất cả các địa bàn xã, phường, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia.

Hiện, toàn tỉnh có 24 tổ chức dịch vụ thu đã ký hợp đồng ủy quyền thu với cơ quan BHXH với 4.612 nhân viên và 1.355 điểm thu. Có 2 tổ chức dịch vụ thu là Bưu điện tỉnh Nghệ An và Viettel Nghệ An đã bố trí được hệ thống điểm thu trải rộng trên 21 huyện, thành phố, thị xã.

Nâng cao hiệu quả hoạt động thu BHXH, BHYT -0
Mạng lưới tổ chức dịch vụ thu bao phủ tất cả các địa bàn xã, phường. Nguồn: BH

Hệ thống các điểm thu phủ khắp các địa phương trong toàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 điểm thu đã tạo thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận chính sách và tham gia BHXH, BHYT. Các tổ chức dịch vụ thu cũng đã chủ động triển khai các giải pháp để tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhân viên thu.

BHXH tỉnh cho biết, kết thúc năm 2022, trên địa bàn tỉnh đã có 105.162 người tham gia BHXH tự nguyện, 864.643 người tham gia BHYT thông qua các tổ chức dịch vụ thu. Mặc dù có nhiều cố gắng, song, công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình thông qua các tổ chức dịch vụ vẫn chưa đạt được như kỳ vọng.

 Bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn

Có thể thấy, áp lực trong công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT của ngành BHXH Nghệ An trong năm 2023 rất lớn. Để hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển người tham gia năm 2023, BHXH tỉnh tiếp tục tăng cường triển khai đồng bộ các giải pháp ngay từ đầu năm, trong đó, chú trọng mở rộng về “lượng”, nâng cao về “chất” đối với các Tổ chức dịch vụ thu.

Theo đó, BHXH tỉnh yêu cầu các tổ chức dịch vụ thu tiếp tục rà soát, kiện toàn, mở rộng các điểm thu đến địa bàn các xã, phường, thị trấn, lựa chọn những nhân viên thu có tinh thần trách nhiệm với công việc, am hiểu chính sách pháp luật, nhiệt tình tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Tăng cường số lượng nhân viên thu “cơ động” để sâu sát trong việc tiếp cận, vận động người dân và thường xuyên phối hợp với cơ quan BHXH triển khai các hoạt động truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.

Nâng cao hiệu quả hoạt động thu BHXH, BHYT -0
Tăng cường kết nối, hoàn thiện tổ chức. Nguồn:BH

BHXH tỉnh cũng sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền, tổ chức hội nghị khách hàng, vận động theo nhóm người tham gia tiềm năng cho các nhân viên thu. Triển khai các biện pháp nghiệp vụ để hoàn thiện, tổ chức kết nối giữa nhân viên thu - tổ chức dịch vụ thu - cơ quan BHXH để liên thông dữ liệu góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm nhân lực trong công tác quản lý dữ liệu người tham gia.

Song song với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát các điểm thu, nhân viên thu trên địa bàn trong việc chấp hành các quy định, thực hiện quy trình, nghiệp vụ thu và các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của các tổ chức dịch vụ thu, nhằm chấn chỉnh và kịp thời phát hiện những sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể, sự chủ động, linh hoạt các tổ chức dịch vụ thu, tin tưởng rằng, chính sách BHXH, BHYT sẽ ngày càng đến gần hơn với người dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Xã hội

Các mô hình chăn nuôi phát triển mạnh ở Phan Thiết mang lại của sống ổn định cho người dân (Ảnh: T.DUYÊN)
Đời sống

Tỷ lệ hộ nghèo Phan Thiết giảm còn 0,63%

Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, số hộ nghèo thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) giảm còn 390 hộ vào cuối năm 2023, chiếm tỷ lệ 0,63% so với số hộ toàn thành phố. Đời sống của một bộ phận người nghèo được nâng lên và từng bước vươn lên thoát nghèo.

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"
Xã hội

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"

Báo cáo 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cho thấy Cuộc vận động đã có ảnh hưởng tích cực, sâu rộng tới các doanh nghiệp trong Khối về việc ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam. 

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Hạn chế tình trạng chậm đóng bảo hiểm

Để tìm ra các giải pháp bảo đảm tốt nhất quyền lợi bảo hiểm cho người lao động, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề "Tìm giải pháp hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh".

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trao tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp BHXH Việt Nam” cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển ngành.
Xã hội

Hợp tác quốc tế nâng cao năng lực thực hiện chính sách

Bảo hiểm Việt Nam (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn phát triển mới". Hội thảo hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập ngành BHXH Việt Nam (1995 - 2025) nhằm chia sẻ với các đối tác, bạn bè quốc tế về thành tựu, định hướng phát triển, hội nhập quốc tế của BHXH Việt và tham vấn ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia, tổ chức quốc tế.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần đưa "hương trà" bay xa...
Xã hội

Bài cuối: Trụ cột giảm nghèo bền vững

Xác định giảm nghèo là một trong các công tác trọng tâm nhằm phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân. Qua đó, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Trong bối cảnh các công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ và trở thành công cụ làm việc giải trí không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi người thì những nguy cơ rủi ro về sự an toàn, bảo mật thông tin, về bảo đảm quyền riêng tư cũng đang càng gia tăng. Đặc biệt, trẻ em đang đối diện hàng loạt các mối đe doạ trên không gian mạng như tiếp cận thông tin không phù hợp, bắt nạt trực tuyến, nghiện game, nghiện mạng xã hội…

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm
Xã hội

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm

Một doanh nghiệp chặn con suối đầu nguồn để nuôi cá tầm và hứa khoan giếng nước sạch cho người dân, nhưng nhiều năm trôi qua, giếng chẳng thấy đâu, trong khi nguồn nước suối ngày càng bị ô nhiễm. Sự việc được người dân tại buôn Hằng Năm, xã Yang Mao, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon
Xã hội

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon

Những năm qua, nhiều địa phương đã triển khai tích cực, hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của Chính phủ. Nhờ đó, không chỉ rừng được bảo vệ, phát triển mà đời sống của bà con – những người đang đóng góp công sức bảo vệ rừng cũng được cải thiện hơn.