Ngăn chặn hoạt động “đánh cắp” tài nguyên Quốc gia tại Bình Thuận

Trước những khó khăn, thách thức trong việc phòng chống hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, lực lượng chức năng huyện Tánh Linh phối hợp các đơn vị đồng loạt ra quân, kiên quyết xử lý vi phạm nhằm lập lại trật tự trong lĩnh vực này.

Lập lại trật tự hồ Biển Lạc

Ngăn chặn hoạt động “đánh cắp” tài nguyên Quốc gia tại Bình Thuận -0
Một góc hồ Biển Lạc

Hồ Biển Lạc (xã Gia An, huyện Tánh Linh) có diện tích tự nhiên hơn 1.200 ha. Trong đó, vùng thường xuyên ngập nước (khoảng 300 ha) được UBND xã Gia An cho người dân hợp đồng nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, vùng bán ngập (700 ha -1000 ha) nằm xung quanh ven hồ Biển Lạc.

Năm 1990, người dân khai hoang cải tạo trồng lúa nhưng do là vùng đất sét sản xuất không hiệu quả nên để lại cho các Hợp tác xã gạch ngói Gia An và Vũ Hòa khai thác đất sét, cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch ngói cho 12 cơ sở cá nhân và 4 Hợp tác xã. Đến naykhu vực nàyđược cấp phép khai thác sét cho 36 tổ chức, cá nhân, hợp tác xã nhằm phục vụ cho các cơ sở sản xuất gạch ngói tại huyện Tánh Linh và Đức Linh. 

Diện tích được cấp giấy phép từ trước đến nay khoảng 200 ha và cung ứng nguyên liệu sản xuất gạch ngói cho 34 cơ sở sản xuất gạch ở xã Gia An và cho 14 cơ sở sản xuất gạch ở xã Vũ Hòa (huyện Đức Linh). Ngoài ra, còn có 5 giấy phép tận dụng cát xây dựng được cấp cho các tổ chức với diện tích 30 ha.

Ngăn chặn hoạt động “đánh cắp” tài nguyên Quốc gia tại Bình Thuận
Ngăn chặn hoạt động “đánh cắp” tài nguyên Quốc gia tại Bình Thuận
Ngăn chặn hoạt động “đánh cắp” tài nguyên Quốc gia tại Bình Thuận
Ghe, tàu khai thác cát trước đây, hiện dừng hoạt động trên hồ Biển Lạc

Thời gian qua, hồ Biển Lạc đã bị xâm hại bởi nạn khai thác cát trái phép diễn ra phức tạp, các tàu, ghe khai thác khoáng sản nằm trên lòng hồ Biển Lạc đa số là các tàu, ghe của các doanh nghiệp được cấp phép nạo vét tận thu khoáng sản cát, sét trên lòng hồ và do doanh nghiệp thuê về để khai thác trong những năm qua khi thời gian giấy phép còn hiệu lực. 

Sau khi hết hạn giấy phép, vẫn có một số tàu, ghe có hoạt động lén lút. Để ngăn chặn và xử lý có hiệu quả tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, UBND huyện Tánh Linh phối hợp cùng UBND huyện Đức Linh thống nhất ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 28.12.2022 về việc phối hợp kiểm tra, xử lý phương tiện hoạt động khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực hồ Biển Lạc và sông La Ngà giáp ranh giữa 2 huyện Tánh Linh và Đức Linh. 

Qua kiểm tra, rà soát tàu hút cát khu vực lòng hồ Biển Lạc hiện có 2 tàu vi phạm đang tạm giữ để xử lý vi phạm hành chính, 5 tàu đã kéo lên bờ, 1 tàu vắng chủ và 3 tàu đã bán khỏi địa phương, 8 tàu neo đậu cập bờ.

Ngăn chặn hoạt động “đánh cắp” tài nguyên Quốc gia tại Bình Thuận
Ngăn chặn hoạt động “đánh cắp” tài nguyên Quốc gia tại Bình Thuận
 Lực lượng công an xử lý ghe hút cát trái phép

Bên cạnh đó, Công an xã Gia An kiểm tra, xử lý 14 vụ/14 đối tượng có hành vi vận chuyển, tàng trữ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, xử phạt 11,2 triệu đồng; UBND xã Gia An lập hồ sơ xử lý 38 trường hợp về hành vi khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép với tổng số tiền phạt hơn 340 triệu đồng; Công an huyện lập hồ sơ xử lý 4 trường hợp về hành vi khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép với tổng số tiền phạt 10,2 triệu đồng và lập hồ sơ tham mưu UBND huyện xử phạt 1 trường hợp với số tiền là 30,5 triệu đồng.

Đoàn liên ngành huyện lập hồ sơ tham mưu UBND huyện xử lý 6 trường hợp về hành vi khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép với tổng số tiền phạt gần 225 triệu đồng.

Ngăn chặn hoạt động “đánh cắp” tài nguyên Quốc gia tại Bình Thuận
 Hai tàu sắt vi phạm được chuyển về xã Gia An xử lý
Ngăn chặn hoạt động “đánh cắp” tài nguyên Quốc gia tại Bình Thuận
"Họng" hút cát khủng

Đêm 6.6.2023, lực lượng chức năng huyện Tánh Linh kiểm tra, bắt quả tang tàu sắt (dài 21m, rộng 4 m, có gắn giàn bơm hút cát, trên khoang tàu chứa khoảng 18m3 cát) vừa cập bãi. Tiếp đến, rạng sáng ngày 29.6.2023, lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện, bắt quả tang 2 đối tượng đang thực hiện hành vi bơm hút cát lên một tàu sắt (dài 20m, rộng 4 m) được khoảng 9 m3 cát.

Cả 2 tàu vi phạm nêu trên đã được lập hồ sơ ban đầu, UBND huyện Tánh Linh đã liên hệ thuê xe cẩu kéo về UBND xã Gia An tạm giữ, lập các thủ tục để xử lý vi phạm hành chính, xử lý phương tiện vi phạm theo quy định.

Ngăn chặn hoạt động “đánh cắp” tài nguyên Quốc gia tại Bình Thuận
Thiếu tá Huỳnh Công Phước, Phó Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy Công an huyện Tánh Linh

Là đơn vị trực tiếp phát hiện, bắt giữ nhiều tàu khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn, Thiếu tá Huỳnh Công Phước, Phó Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy Công an huyện Tánh Linh cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện, lực lượng công an đã tập trung đấu tranh quyết liệt trên lĩnh vực này, khi nắm bắt các tàu có biểu hiện ra khai thác cát trái phép sẽ tiến hành tiếp cận, bắt giữ. 

Sau khi bắt 2 tàu sắt, việc vận chuyển được giao cho Phòng TN-MT, chúng tôi chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong quá trình vận chuyển vì 2 con tàu khá lớn. Đây cũng là lần đầu tiên huyện Tánh Linh đưa những phương tiện vi phạm cỡ lớn về trụ sở xã để xử lý nghiêm. Dù việc vận chuyển khó khăn nhưng các lực lượng sẽ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ”.

Gian nan xử lý tang vật

Ngăn chặn hoạt động “đánh cắp” tài nguyên Quốc gia tại Bình Thuận
 Tang vật liên quan đến khai thác khoáng sản trái phép bị tạm giữ 

Phó Chủ tịch UBND huyện Tánh Linh Nguyễn Hữu Phước nhìn nhận, việc khai thác khoáng sản ở huyện Tánh Linh phức tạp, UBND tỉnh cũng có chỉ đạo. Sau đó UBND huyện đã ban hành rất nhiều văn bản, làm việc với các địa phương để xác định những “điểm nóng”. Đồng thời thành lập 2 tổ (Tổ kiểm tra liên ngành và Tổ kiểm tra trên đường). Trong thời gian qua, 2 tổ làm rất quyết liệt.

Thời gian tới huyện tiếp tục quán triệt, chỉ đạo thực nghiêm chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện theo phân cấp tại Quyết định 03 của tỉnh, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu địa phương về quản lý khoáng sản, củng cố các tổ kiểm tra khoáng sản của xã có sự tham gia của công an, quân sự địa phương, bởi họ sâu sát cơ sở, nắm chắc địa bàn.

Cùng đó, lực lượng liên ngành huyện tăng cường kiểm tra các điểm khai thác khoáng sản trái phép khu vực giáp ranh các huyện lân cận, khu vực lòng hồ Biển Lạc để di dời hết các phương tiện hoạt động trái phép lên bờ; hoạt động vận chuyển, tàng trữ, mua bán khoáng sản trái phép của một số cơ sở trên địa bàn, để lập lại trật tự lĩnh vực phức tạp này.

Ngăn chặn hoạt động “đánh cắp” tài nguyên Quốc gia tại Bình Thuận
Phó Chủ tịch UBND huyện Tánh Linh Nguyễn Hữu Phước

“Chúng tôi ban hành rất nhiều giải pháp để xử lý vấn nạn khai thác cát, đối với nhóm tàu đã xác định được chủ cho cam kết thì khoanh lại, yêu cầu thời gian tự mang đi. Đối với những tàu mới xuất hiện kiên quyết xử lý nghiêm. Ngoài hệ thống trinh sát, tin báo của người dân thì chúng tôi cũng đầu tư camera giám sát tầm cao. Qua đó kịp thời xử lý nhanh khi phát hiện vi phạm. Trường hợp đủ yếu tố khởi tố hình sự thì chúng tôi sẽ cho khởi tố để răn đe, ngăn chặn trong vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản”, Phó Chủ tịch UBND huyện Tánh Linh Nguyễn Hữu Phước khẳng định.

Việc bắt quả tang đối tượng, phương tiện khai thác khoáng sản trái phép vốn đã gian nan, nhưng việc xử lý tang vật vi phạm, trục xuất ghe, tàu ra khỏi khu vực hồ Biển Lạc còn khó khăn, tốn kém hơn nhiều.

Ngăn chặn hoạt động “đánh cắp” tài nguyên Quốc gia tại Bình Thuận
Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tánh Linh Dương Quý Bắc

Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tánh Linh Dương Quý Bắc, cho biết: “Để đưa 2 phương tiện vi phạm về UBND xã Gia An, chúng tôi phải liên hệ với đơn vị ngoài tỉnh, phải huy động xe cẩu, xe vận chuyển loại lớn. Từ lúc tạm giữ đến khi đưa về mất 3 ngày, chi phí gần 100 triệu đồng (kinh phí thuê riêng), ngoài ra phải xử lý các tình huống phát sinh khi vận chuyển, việc này mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, chúng tôi quyết tâm tịch thu, xử lý đối tượng vi phạm theo quy định pháp luật”.

Chủ tịch UBND xã Gia An Nguyễn Phú Yến thừa nhận, ở địa phương rất nhiều vấn đề liên quan đến khoáng sản. Tuy nhiên đến nay cơ bản ổn định, chỉ một vài trường hợp nhỏ lẻ, manh mún lợi dụng ngày nghỉ lén lút hoạt động. Hiện lực lượng xã đã nắm bắt và tiếp tục có biện pháp xử lý triệt để.

Ngăn chặn hoạt động “đánh cắp” tài nguyên Quốc gia tại Bình Thuận
Thượng tá Hoàng Văn Thuần, Phó trưởng Công an huyện Tánh Linh

Thượng tá Hoàng Văn Thuần, Phó trưởng Công an huyện Tánh Linh cho biết, địa phương có nguồn nguyên vật liệu là cát và đất sét làm lò gạch tương đối dồi dào. Trước đây UBND tỉnh có cấp một số giấy phép cho doanh nghiệp, hiện nay giấy phép đó phần lớn đã hết thời hạn. Sau khi khai thác nhiều doanh nghiệp chưa trả lại hiện trạng ban đầu. Số lượng ghe, tàu phục vụ việc khai thác trước đây vẫn còn do người dân chưa di dời nên có trường hợp sử dụng phương tiện này khai thác khoáng sản trái phép. 

Thời gian qua, Công an huyện cũng tham mưu cho Huyện uỷ, UBND huyện chỉ đạo các ban ngành, UBND xã tập trung đấu tranh việc khai thác khoáng sản trái phép. Trong đó, lực lượng công an đã chủ động xây dựng kế hoạch tập trung đấu tranh, trong 6 tháng đầu năm 2023 đã bắt, xử lý 14 trường hợp, phần lớn tại địa bàn xã Gia An và thị trấn Lạc Tánh, tịch thu nhiều tang vật, phương tiện (ghe sắt, máy bơm, máy đào, xe ben…), xử phạt gần 200 triệu đồng.

Ngăn chặn hoạt động “đánh cắp” tài nguyên Quốc gia tại Bình Thuận
 Hồ Biển Lạc

Tháng 6.2023, Công an huyện tổ chức mật phục bắt 2 tàu sắt (trọng tải chở 20m3 cát) đang khai thác khoáng sản trái phép trên lòng hồ Biển Lạc và kéo về xã Gia An để xử lý.

“Trong thời gian tới, Công an huyện tiếp tục tham mưu Huyện uỷ, UBND huyện chỉ đạo quyết liệt hơn trong lĩnh vực khoáng sản. Đồng thời triển khai lực lượng bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện xử lý hành vi vi phạm. Mặt khác sẽ tổ chức kiểm tra chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp được cấp phép và doanh nghiệp đã cấp phép nhưng chưa hoàn thành các thủ tục”, Thượng tá Hoàng Văn Thuần chia sẻ.

Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…