Nâng cao vai trò của báo chí trong phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Ngày 16.9, tại Hải Phòng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức Chương trình tập huấn báo chí về chủ đề phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Tham gia buổi tập huấn có Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (đơn vị chủ trì) Nguyễn Văn Bình; Giám đốc Dự án NIRE, Văn phòng ILO tại Hà Nội Hazelton Phillip, các chuyên gia đến từ các trường đại học và các tổ chức quốc tế. Đặc biệt, buổi tập huấn có sự tham gia của hơn 20 nhà báo, phóng viên từ các cơ quan thông tấn trung ương và địa phương.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, việc quy định rõ trong Bộ luật Lao động 2019 và xây dựng bộ quy tắc ứng xử về phòng chống quấy rối tình dục nơi làm việc là vấn đề quan trọng để Việt Nam thực hiện các quy ước quốc tế về thương mại. Đã có rất nhiều khách hàng quốc tế yêu cầu về việc phòng, chống quấy rối tình dục trong các chuỗi cung ứng và trở thành điều kiện để họ nhập khẩu hàng hóa. Châu Âu và nhiều nước trên thế giới đã và đang xây dựng những bộ luật về quấy rối tính dục trong lĩnh vực thương mại và tiêu dùng quốc tế. Đây là một trong những điều kiện bắt buộc để Việt Nam mở rộng thị trường và tham gia vào các chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu.

Nâng cao vai trò của báo chí trong phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc -0
Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Bình phát biểu tại buổi tập huấn.

Ông Nguyễn Văn Bình cũng khẳng định, một môi trường làm việc không quấy rối tình dục là một môi trường làm việc hiệu quả, giúp tăng năng suất làm việc, khẳng định uy tín, văn hóa và trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp… Bộ quy tắc ứng xử về Quấy rối tình dục tại nơi làm việc đang được xây dựng với sự phối hợp giữa 3 bên: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổ chức Lao động Quốc tế ILO và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Quy tắc này nhằm nâng cao nhận thức cũng như trách nghiệm của người sử dụng lao động đối với việc bảo đảm an toàn và lạnh mạnh cho môi trường làm việc.

Ông Nguyễn Văn Bình cũng chỉ ra rằng, báo chí thường nhấn mạnh rất nhiều vào các hành vi quấy rối, đây là các hành vi được quy định trong dự thảo của bộ quy tắc cũ chứ chưa nhấn mạnh đến tầm quan trọng và sự cần thiết của Bộ ứng xử. Cách đưa tin, bài như vậy rất dễ làm người dân hiểu lầm về mục đích mà Bộ quy tắc đang hướng tới.

Tiếp nối ý kiến này, Đại diện ILO Hazelton Phillip  cho rằng, việc quấy rối tình dục tại nơi làm việc là một mối nguy khiến nơi làm việc trở nên mất an toàn và vi phạm quyền con người. Bộ luật Lao động đã quy định rất rõ đã thể hiện cam kết của Việt Nam với vai trò là một thành viên của ILO đối với vấn đề an toàn lao động quốc tế. Cũng theo đại diện của ILO, Bộ quy tắc này được viết ra để người sử dụng lao động cùng với người lao động xây dựng, lồng ghép vào nội quy, quy chế của đơn vị, làm cơ sở cho việc phòng, chống hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, nhằm mục đích phát triển quan hệ lao động hài hòa, tạo môi trường làm việc lành mạnh, an toàn, năng suất và chất lượng cao.

Nâng cao vai trò của báo chí trong phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc -0
Giám đốc Dự án NIRE, Văn phòng ILO tại Hà Nội Hazelton Phillip chia sẻ tại buổi tập huấn.

Chia sẻ tại buổi tập huấn, chuyên gia đến từ Đại học Luật Hà Nội Đoàn Xuân Trường đã giúp các nhà báo nhận diện đúng các hành vi liên quan đến quấy rối tình dục nơi làm việc qua các bài tập tình huống. Đồng thời, làm rõ các quy định trong Nghị định 145/2020/NĐ-CP năm 2020 về quản lý lao động cũng như những quy định của Bộ luật Lao động năm 2019. Theo ông Trường, việc nhận diện phải dựa vào 3 đặc điểm, đầu tiên là hành vi có tính chất tình dục, ngụ ý tình dục; thứ hai là dấu hiệu thể hiện sự quấy rối; thứ 3 là xác định nơi làm việc.

Nâng cao vai trò của báo chí trong phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc -0
Chuyên gia đến từ Đại học Luật Hà Nội Đoàn Xuân Trường chia sẻ tại buổi tập huấn

Nói về vai trò của báo chí trong phòng, chống quấy rối tình dục, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ, báo chí vừa có vai trò cung cấp thông tin vừa có vai trò phản biện, khơi nguồn, định hướng dư luận xã hội… Việc xây dựng dự thảo bộ quy tắc ứng xử và đưa những quy tắc này vào cuộc sống sẽ gắn liền với vai trò của các cơ quan thông tấn. Đó là sự tác động giúp thay đổi triệt để những tư duy tiêu cực về giới, đồng thời truyền thông cũng góp phần phá vỡ định kiến giới.

Nâng cao vai trò của báo chí trong phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc -0
Buổi tập huấn với sự tham gia của nhiều cơ quan báo chí. 

Báo chí ngoài cung cấp thông tin cần có sự kêu gọi hành động để tìm kiếm sự đồng thuận của xã hội trong việc phòng, chống quấy rối tình dục. Ngoài ra, nhà báo cũng cần chú ý tới cách diễn đạt ngôn ngữ để tránh gây hiểu lầm và làm gia tăng sâu sắc những định kiến về giới.

“Cần tránh cách viết đổ lỗi cho nạn nhân, ví dụ như trẻ em dậy thì sớm, có nguy cơ bị xâm hại tình dục hay vì ăn mặc không kín nên bị quấy rối. Đây là tư duy rất sai vì sự “quyến rũ” của đối tượng hoàn toàn tách biệt với hành vi sai trái của thủ phạm” - giảng viên Nguyễn Thị Tuyết Minh nhấn mạnh.

Xã hội

Mô hình chiếc xe tăng T-54 mang số hiệu 980 tại trung tâm Ngã Sáu, TP. Buôn Ma Thuột
Quốc phòng toàn dân

Dấu ấn lịch sử từ chiếc xe tăng số hiệu 980

Dưới sự chỉ huy của Đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng, xe tăng mang số hiệu 980 đã cùng bộ binh quyết liệt đánh chiếm Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 Ngụy tại Buôn Ma Thuột, tháng 3.1975. Chiến công ấy góp phần mở đầu thắng lợi vang dội của Chiến dịch Tây Nguyên, tạo bước ngoặt chiến lược cho cuộc Tổng tiến công mùa Xuân lịch sử.

Đất nước là quê hương
Xã hội

Đất nước là quê hương

Trong thời đại hội nhập và biến động không ngừng, cần nhận thức sâu sắc quê hương không chỉ là nơi chúng ta sinh ra mà còn là Tổ quốc thiêng liêng - nơi gắn bó bằng tâm hồn và trí tuệ. Câu nói “Đất nước là quê hương” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về lòng yêu nước, nhấn mạnh tình yêu đối với đất nước không chỉ là cảm xúc cá nhân mà còn là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân đối với sự phát triển và tương lai của dân tộc. Lời kêu gọi yêu nước ấy khơi dậy niềm tự hào và truyền cảm hứng cho mỗi người hành động thiết thực vì Tổ quốc thân yêu.

Trung tâm quản lý vận hành hệ thống công nghệ thông tin hải quan
Xã hội

Hiện thực hóa mục tiêu cải cách hải quan

Theo Cục Hải quan, 10 năm qua, Hệ thống VNACCS/VCIS đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng, thu hút đầu tư, du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, là động lực để cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan và các bộ, ngành, hướng tới Chính phủ điện tử.

Tuổi trẻ Phân bón Cà Mau triển khai đề án trồng mới 300.000 cây xanh.
Đời sống

Phát huy bản lĩnh, sức trẻ PVCFC

Với tinh thần nhiệt huyết, năng động và sáng tạo, Đoàn Thanh niên Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) góp phần giúp Công ty khẳng định được bản sắc văn hóa và giá trị cốt lõi. Thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên, PVCFC hướng tới sự đổi mới và sáng tạo, khẳng định vị thế của mình trong việc hoàn thành sứ mệnh "người nuôi dưỡng".

Vietcombank tổ chức thành công Hội nghị đại biểu Người lao động năm 2025
Đời sống

Đại diện tin cậy của người lao động

Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm, dân chủ, Hội nghị đại biểu người lao động Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) năm 2025 đạt được sự thống nhất cao đối với các nội dung thông qua tại Hội nghị và thành công tốt đẹp.

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.