Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường sinh thái

Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12.1.2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 8.8.2017 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thời gian qua, TP. Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh tuyên truyền về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu...

Đa dạng, phong phú hình thức tuyên truyền

Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh hiện có 35.823ha rừng (chiếm trên 17,09% diện tích tự nhiên), phân bố trên địa bàn 3 huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ; trong đó, rừng đặc dụng có 29,92ha; rừng phòng hộ là 35.250,16ha; rừng sản xuất 542,92ha; độ che phủ của rừng là 15,93%. Theo tính toán sơ bộ của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ, rừng ngập mặn Cần Giờ có thể hấp thụ gần 11 triệu tấn CO2/ha; cung cấp khoảng 8 triệu tấn CO2/ha; tích tụ khoảng 3 triệu tấn CO2/ha và có giá trị trao đổi CO2 khoảng 77 triệu USD/ha/năm.

Nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tham gia trồng, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng, qua hơn 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, TP. Hồ Chí Minh đã phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú và đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương; tập trung tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ động vật hoang dã.

Công tác tuyên truyền được tập trung phổ biến dưới nhiều hình thức như phát tờ bướm, treo băng rôn, áp phích tuyên truyền, tổ chức phát thanh lưu động tại khu dân cư; tham gia vận động người dân ký cam kết bảo vệ rừng, không mua bán, kinh doanh lâm sản và động vật hoang dã; vận động cán bộ, ngành, báo cáo viên, tuyên truyền viên đẩy mạnh tuyên truyền trên internet, mạng xã hội…

Trồng rừng ngập mặn tại Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Nguồn: ITN
Trồng rừng ngập mặn tại Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Nguồn: ITN

Là địa phương có diện tích rừng lớn của thành phố, thời gian qua, huyện Cần Giờ đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền như tổ chức hội nghị tuyên truyền môi trường; tổ chức hội thi tìm hiểu về nghiệp vụ bảo vệ rừng, rừng ngập mặn dành cho các hộ dân giữ rừng; vận động đảng viên, viên chức, hộ giữ rừng, hộ sản xuất dưới tán rừng không xả rác sinh hoạt ra sông rạch, gắn với việc thực hiện Cuộc vận động "Người dân TP. Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường"; vận động đảng viên, viên chức, hộ giữ rừng thu gom phế liệu, rác thải nhựa trên sông, rạch trong quá trình tuần tra bảo vệ rừng; thực hiện hiệu quả mô hình "Giảm sử dụng túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa sử dụng một lần" tại Điểm du lịch sinh thái Dần Xây.

Đồng thời, thành lập 25 câu lạc bộ "Em yêu thiên nhiên" trong các trường tiểu học và THCS trên địa bàn huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè, với hơn 1.095 học sinh tham gia, góp phần lan tỏa kiến thức đến tất cả học sinh trên địa bàn, khuyến khích những hành động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường sống. Công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân địa phương về bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ môi trường và bảo vệ đa dạng sinh học...

Triển khai thiết thực các hoạt động

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng, nhiều chuyên gia cho rằng, TP. Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của rừng, xác định rừng là tài nguyên, nguồn lực to lớn của đất nước; là tư liệu sản xuất quan trọng, có khả năng tái tạo, là yếu tố quan trọng của môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước, quốc phòng, an ninh...

Đặc biệt, nêu bật những tác động tiêu cực của việc suy giảm chất lượng rừng, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước; tác động của rừng đến vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp...

Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác quảng bá giới thiệu nhiều tour, tuyến du lịch đặc trưng đến các công ty lữ hành, các trường học trên địa bàn thành phố và phấn đấu đưa thương hiệu rừng ngập mặn Cần Giờ - Khu Dự trữ sinh quyển thế giới trở thành một trong những điểm du lịch sinh thái đặc trưng thu hút được nhiều khách tham quan. Mặt khác, chú trọng tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân thành phố trong việc chung tay bảo vệ rừng bằng các việc làm cụ thể như giữ vệ sinh môi trường khi tham quan du lịch, dã ngoại tại các điểm có rừng; không săn bắt, mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm...

Theo lãnh đạo UBND huyện Cần Giờ, huyện có hơn 33.000ha rừng ngập mặn, chiếm hơn 45% diện tích tự nhiên... Trước đây, rừng ngập mặn Cần Giờ chỉ sử dụng để nghiên cứu, tham quan, học tập, kết hợp du lịch sinh thái, thì hiện nay với cơ chế của Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển, TP. Hồ Chí Minh đã có cơ hội khai thác tín chỉ carbon từ rừng ngập mặn.  

Do đó, trong thời gian tới, huyện Cần Giờ sẽ tích cực phối hợp với các sở ngành, các chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu, đề xuất UBND thành phố những định hướng, giải pháp để vừa phát huy giá trị, vừa giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống và tạo ra nền tảng, môi trường, điều kiện cho sự phát triển bền vững.

Xã hội

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.