Nâng cao hiệu quả truyền thông và tổ chức dịch vụ thu

Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu cùng Đoàn công tác Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có buổi làm việc với BHXH tỉnh Thái Bình về công tác thu, phát triển người tham gia.

Nhiều giải pháp mở rộng người tham gia

Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện BHXH tỉnh Thái Bình cho biết, về cơ bản, BHXH tỉnh Thái Bình hoàn thành chỉ tiêu thi đua do BHXH Việt Nam giao.

Cụ thể, trong quý I.2023, số thu đạt 1.285,1 tỷ đồng, tăng 127,1 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 21,5% kế hoạch; số tiền chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) là 213,5 tỷ đồng, giảm 36,4 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022; bằng 2,37% so với số phải thu, trong đó Ngân sách Nhà nước chậm đóng BHYT 29,57 tỷ đồng...

Tính đến hết quý I.2023, toàn tỉnh có 224.263 người tham gia BHXH bắt buộc, 53.250 người tham gia BHXH tự nguyện, 213.344 người tham gia BH thất nghiệp, 1.622.878 người tham gia BHYT. Đặc biệt, trong đó có 134 đơn vị với 1.788 người lao động đăng ký tham gia mới, tăng 36 đơn vị với 1.168 người lao động so với cùng kỳ năm trước. Riêng số phát triển từ dữ liệu do ngành thuế cung cấp là 59 đơn vị với 178 người lao động...

Nâng cao nghiệp vụ truyền thông, tổ chức dịch vụ thu -0
Hội nghị tuyên truyền do BHXH tỉnh Thái Bình tổ chức. Nguồn: BH

Để đạt được kết quả trên, BHXH tỉnh Thái Bình đã triển khai nhiều giải pháp mở rộng người tham gia, tăng thu, giảm chậm đóng BHXH, BHYT. Căn cứ dữ liệu do Cục Thuế tỉnh cung cấp, BHXH tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp như gửi công văn đôn đốc, yêu cầu các doanh nghiệp tham gia đầy đủ BHXH, BHYT cho người lao động; phân công cán bộ bám sát doanh nghiệp để đôn đốc thu. Nếu doanh nghiệp cố tình không tham gia BHXH, BHYT theo quy định sẽ thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng.

Bên cạnh đó, tỉnh Thái Bình cũng phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã); giao chỉ tiêu BHXH, BHYT trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Đồng thời, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ban ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở để thực hiện hiệu quả chính sách BHXH, BHYT. Chủ động rà soát những đối tượng tiềm năng để vận động tham gia BHXH, BHYT.

Tăng cường tập huấn, nâng cao năng lực

Bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn tồn tại những khó khăn trong việc mở rộng người tham gia BHXH, BHYT. BHXH tỉnh Thái Bình cho biết, tình trạng thiếu đơn hàng dẫn đến các doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, nhất là trong ngành dệt may, da giày, trong khi Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, các doanh nghiệp lớn tại tỉnh tập trung chủ yếu trong lĩnh vực may mặc, da giày. Cụ thể, riêng trong quý I.2023, ngành dệt may giảm 1.700 người lao động, ngành da giày giảm 500 người lao dộng, các ngành khác giảm hơn 1.000 người lao động tham gia BHXH.

Qua báo cáo BHXH tỉnh Thái Bình, Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu ghi nhận những nỗ lực của BHXH tỉnh Thái Bình. Đồng thời, yêu cầu BHXH tỉnh Thái Bình cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các chính sách an sinh xã hội quan trọng này trên địa bàn; phối hợp với các ban, ngành liên quan thực hiện hiệu quả các mục tiêu đặt ra trong Đề án 06 của Chính phủ.

Đối với công tác thu, phát triển người tham gia và giảm số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, Phó Tổng Giám đốc đề nghị BHXH địa phương cần tập trung khai thác triệt để dữ liệu do cơ quan Thuế cung cấp, nhằm phát triển số người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc. Song song với đó, tăng cường thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT. Cùng với đó, rà soát dữ liệu trên hệ thống phần mềm nghiệp vụ của ngành, chủ động xuất các dữ liệu người tham gia BHXH, BHYT đã giảm để tiếp tục vận động tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.

Ngoài ra, phối hợp với ngành lao động, thương binh và xã hội cùng UBND các huyện rà soát, tổng hợp số người thuộc hộ nông - lâm - ngư - diêm nghiệp có mức sống trung bình để tuyên truyền, vận động. Đề xuất, tham mưu chính quyền địa phương có các giải pháp hỗ trợ. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng các tổ chức dịch vụ thu; tập huấn kỹ năng, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về BHXH, BHYT; cũng như nâng cao nghiệp vụ truyền thông cho các cộng tác viên và nhân viên tổ chức dịch vụ thu.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).