Mở rộng đối tượng tham gia Thỏa ước lao động tập thể ngành dệt may

Thỏa ước lao động tập thể ngành dệt may lần thứ 2 vừa được ký kết với sự tham gia của 82 doanh nghiệp, tăng 13 doanh nghiệp so với năm 2010. Tuy nhiên, để Thỏa ước thực sự phát huy tác dụng, góp phần tạo mặt bằng tối thiểu về điều kiện lao động và giá cả sức lao động dệt may, giảm tối đa biến động lao động thì thời gian tới cần mở rộng đối tượng tham gia Thỏa ước cũng như nâng cao phát huy vai trò của Công đoàn và có các chính sách hỗ trợ hợp lý cho doanh nghiệp…

Nguồn: sggp.org.vn

 Nguồn: sggp.org.vn

Nhiều kết quả không dừng lại ở quy định của Thỏa ước

Báo cáo đánh giá quá trình thí điểm Thỏa ước lao động tập thể ngành dệt may lần thứ nhất (ký ngày 26.4.2010 với sự tham gia của 69 doanh nghiệp) cho thấy, sau hơn 1 năm thực hiện Thỏa ước đã đạt được những kết quả tích cực. Đó là xây dựng và bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa người sử dụng lao động và người lao động, trong thời gian thí điểm không có đơn vị nào tham gia Thỏa ước để xảy ra đình công, giảm được tình trạng biến động lao động, nhất là trong dịp Tết. Sau khi tham gia Thỏa ước, nhiều doanh nghiệp đã điều chỉnh mức ăn giữa ca, mức lương tối thiểu, chế độ thưởng cho người lao động. Hầu hết các đơn vị đều điều chỉnh mức lương thấp nhất trả cho lao động đã qua đào tạo nghề cao hơn tối thiểu 10% so với lương tối thiểu vùng (thay vì 7% theo Nhà nước quy định), phụ cấp độc hại tối thiểu cao hơn 7% (thay vì 5% theo quy định của Nhà nước); điều chỉnh tăng đơn giá tiền lương nhưng không tăng định mức lao động. Với các nội dung không quy định trong Thỏa ước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động… các đơn vị đều thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam Nguyễn Tùng Vân cho rằng, sau khi tham gia Thỏa ước, nhận thức của cả doanh nghiệp và người lao động đã thay đổi hẳn. Doanh nghiệp nhận thức rõ người lao động là tài sản quý của doanh nghiệp, còn người lao động thì nắm tương đối rõ quyền và lợi ích của mình. Quan trọng hơn là đã bước đầu hình thành thị trường giá cả sức lao động trong lĩnh vực dệt may, khiến các doanh nghiệp cảm nhận được sức ép: nếu trả lương không tương xứng với công sức của người lao động thì sẽ không duy trì, phát triển được nguồn lao động, xấu hơn là dẫn đến đình công, lãn công...

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang thì cho rằng, kết quả đáng ghi nhận hơn cả là có những việc Thỏa ước không quy định nhưng đã được nhiều doanh nghiệp thực hiện để tăng quyền lợi cho người lao động. Ví dụ, một số doanh nghiệp tổ chức ăn sáng, ăn trưa miễn phí cho người lao động; triển khai xây dựng nhà ở cho công nhân không mất tiền; thành lập các quỹ hỗ trợ nữ lao động nghèo, người lao động đặc biệt khó khăn; xây nhà trẻ cho con của người lao động để họ yên tâm làm việc; thậm chí cho người lao động đi du lịch trong nước và cả nước ngoài bằng chính kinh phí của doanh nghiệp… Ông Giang cho rằng, đây là những việc làm thể hiện văn hóa, ý thức, tầm nhìn của các doanh nghiệp đối với sự phát triển nguồn lao động một cách bền vững.

Tuy nhiên, với câu hỏi: có phải tất cả các doanh nghiệp dệt may đều làm được như thế hay không thì câu trả lời là chưa. Bởi thành phần tham gia Thỏa ước chưa đa dạng, phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, còn các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh, đầu tư nước ngoài tham gia rất ít. Điều này đã dẫn đến sự bất bình đẳng về quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may. Và một thực tế là thời gian qua, đình công hầu hết xảy ra ở các doanh nghiệp tư nhân, đầu tư nước ngoài, còn các doanh nghiệp nhà nước không những không để xảy ra đình công về tiền lương mà còn duy trì được chế độ thi nâng bậc lương hàng năm. Tuy nhiên, về việc này, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết không thể yêu cầu các doanh nghiệp dệt may FDI ký Thỏa ước vì quy định của pháp luật chưa cho phép các doanh nghiệp FDI tham gia Hiệp hội.

Cần mở rộng đối tượng tham gia Thỏa ước

Ngoài việc giữ nguyên các quy định về cam kết chung của người sử dụng lao động và tập thể người lao động, quy định về thang, bảng lương, Thỏa ước lao động tập thể ngành dệt may lần thứ 2 được sửa đổi, bổ sung khá nhiều điểm mới. Theo đó, mức ăn giữa ca tối thiểu sẽ không áp dụng một mức sàn chung nữa mà chia thành 4 vùng theo mức lương tối thiểu của từng vùng. Tăng mức thu nhập tối thiểu bình quân đối với người lao động là công nhân nếu làm việc đầy đủ theo thời gian làm việc tiêu chuẩn và đảm bảo định mức lao động, chất lượng sản phẩm: thu nhập bình quân của công nhân tối thiểu là 1,95 triệu đồng/người/tháng đối với vùng 1; vùng 2 là 1,85 triệu đồng/người/tháng; vùng 3 là 1,75 triệu đồng/người/tháng và vùng 4 là 1,55 triệu đồng/người/tháng. Định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố, đại diện người sử dụng lao động và đại diện người lao động xem xét thỏa thuận điều chỉnh tăng các chế độ ăn giữa ca và thu nhập bình quân tối thiểu cho phù hợp. Đối với các doanh nghiệp đã đạt được mức cao hơn các chế độ quy định trong Thỏa ước tại thời điểm ký kết thì người sử dụng lao động phải bảo đảm tối thiểu bằng các mức đó… Nội dung Thỏa ước sau khi sửa đổi, bổ sung đã được toàn bộ 69 đơn vị tham gia thí điểm tiếp tục đăng ký tham gia và có thêm 13 đơn vị mới đăng ký, nâng tổng số đơn vị tham gia lên 82 doanh nghiệp với gần 100.000 lao động. Thỏa ước sẽ có hiệu lực trong thời gian 2 năm.

Tuy nhiên, để Thỏa ước lao động tập thể ngành dệt may thực sự phát huy tác dụng, góp phần tạo mặt bằng tối thiểu về điều kiện lao động và giá cả sức lao động dệt may, giảm tối đa biến động lao động và đình công, cần xây dựng kế hoạch mở rộng đối tượng tham gia Thỏa ước, trước mắt là mở rộng đến các doanh nghiệp còn lại trong Tập đoàn Dệt may Việt Nam, sau đó là có kế hoạch tuyên truyền thu hút các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia để người lao động trong các doanh nghiệp này bình đẳng về quyền lợi và có giải pháp yêu cầu các doanh nghiệp có đủ khả năng, điều kiện tham gia nhưng chưa tham gia Thỏa ước. Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nên có chính sách ưu đãi chung với các doanh nghiệp, không chỉ áp dụng riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ, chính sách thuế hiện chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng thực tế, tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp này rất thấp, hầu hết đều phải đóng cửa khi gặp khó khăn và không giải quyết được chế độ thất nghiệp cho người lao động.

Trong triển khai Thỏa ước, cần nâng cao, phát huy hơn nữa vai trò của Công đoàn vì thời gian qua vai trò của Công đoàn còn yếu. Công đoàn phải sát doanh nghiệp, xuống tận doanh nghiệp để nắm bắt, chia sẻ khó khăn, áp lực của doanh nghiệp. Đồng thời tích cực tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình tốt như các doanh nghiệp xây dựng được cả nhà trẻ, trường học, y tế; tổ chức khám sức khỏe định kỳ và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động…

Doanh nghiệp

Eximbank nhận giải thưởng doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
Kinh tế

Eximbank nhận giải thưởng doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024

Tối 3.10, tại Lễ trao giải Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2024 do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Á - Enterprise Asia tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã vinh dự được trao tặng giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024. Giải thưởng này không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của Eximbank trong việc đổi mới và phát triển bền vững; mà còn tôn vinh những đóng góp tích cực của ngân hàng vào hệ sinh thái tài chính khu vực.

Phó Tổng giám đốc Agribank Phùng Thị Bình
Xã hội

Bám sát, nắm chắc để kịp thời giúp dân

"Thống kê sơ bộ, đến thời điểm này có khoảng 12.000 khách hàng của chúng tôi bị ảnh hưởng với dư nợ ước khoảng 21.000 tỷ đồng và chắc chắn con số này sẽ không dừng lại ở đây. Chúng tôi đang bám sát địa bàn, nắm tình hình để kịp thời giúp bà con khắc phục hậu quả, yên tâm sản xuất kinh doanh…" - Phó Tổng giám đốc Agribank Phùng Thị Bình chia sẻ.

Chìa khóa phát triển bền vững của Petrovietnam
Kinh tế

Chìa khóa phát triển bền vững của Petrovietnam

Đối với ngành dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), cách mạng công nghiệp 4.0 vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn. Nắm bắt xu thế tất yếu này, việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành giải pháp then chốt giúp ngành dầu khí, Petrovietnam vượt qua thách thức, phát triển bền vững, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nghĩa tình ngành điện miền Nam với các thương, bệnh binh
Doanh nghiệp

Nghĩa tình ngành điện miền Nam với các thương, bệnh binh

Giữa tháng 7 hằng năm, cán bộ, công nhân viên Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tại 21 tỉnh, thành phía nam lại tất bật với công tác đền ơn đáp nghĩa với các gia đình có công, chính sách; nghĩa tình với các thương, bệnh binh. Những người đã hi sinh một phần cơ thể của mình để giành lấy độc lập, tự do cho dân tộc.

Sau giảm thuế, các trạm thu phí trên Đại lộ Bình Dương giảm thêm giá vé từ ngày 14.7
Doanh nghiệp

Sau giảm thuế, các trạm thu phí trên Đại lộ Bình Dương giảm thêm giá vé từ ngày 14.7

Để đảm bảo tất cả các chủ phương tiện đều được hưởng lợi từ chính sách giảm thuế theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP của Chính Phủ, đồng thời chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp vận tải và người dân do dịch Covid-19, Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Becamex IJC) đã chủ động kiến nghị Sở Giao thông - Vận tải và các cơ quan ban ngành tỉnh Bình Dương về việc giảm 1.000 đồng/lượt cho tất cả các phương tiện qua trạm thu phí trên Quốc lộ 13.

EVN bảo đảm cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Doanh nghiệp

EVN bảo đảm cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Trong tháng 6 năm 2022, nắng nóng diễn ra tại cả 3 miền nên nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao. Công suất đỉnh của toàn quốc cũng lên kỷ lục mới ở mức 45.528MW vào ngày 21.6 (tăng gần 3.100MW so với công suất đỉnh năm 2021); sản lượng ngày cao nhất cũng lên mức kỷ lục mới với 900 triệu kWh. Tuy nhiên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn tiếp tục bảo đảm cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân.

Petrovietnam cần có chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả
Tài chính bất động sản

Petrovietnam cần có chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả

Tại Tọa đàm "Tính rủi ro, bất định của các xu thế mới trong nền kinh tế toàn cầu và giải pháp quản trị của Petrovietnam” do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức, các chuyên gia kinh tế cho rằng, thời gian tới, sẽ tiếp tục có nhiều rủi ro do tác động của tình hình kinh tế thế giới; vì thế, các doanh nghiệp lớn như Petrovietnam cần phải có nhận thức rõ ràng về các rủi ro này, đưa ra chiến lược quản trị rủi ro tốt.

image_sapo
Tài chính bất động sản

Petrovietnam tận dụng tốt cơ hội thị trường

Với nỗ lực cao của toàn hệ thống, quản trị hiệu quả biến động, tận dụng tốt cơ hội thị trường, trong 6 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã duy trì ổn định sản lượng khai thác, hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng trưởng tích cực, nộp ngân sách nhà nước 66,1 nghìn tỷ đồng.

Nhìn từ thế giới
Tài chính

Nhìn từ thế giới

Để duy trì và gia tăng niềm tin của công chúng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), truyền thông chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) luôn được các tổ chức BHTG chú trọng, quan tâm. Chiến lược truyền thông, các quy trình thông tin đến công chúng hay đơn giản như thông cáo báo chí, các thông báo chính thức kịp thời đến người gửi tiền giúp bảo đảm họ có hiểu biết đúng đắn và yên tâm gửi tiền tại các TCTD.

Number 1 Soya Canxi: Gói trọn “vị xưa”
Thị trường

Number 1 Soya Canxi: Gói trọn “vị xưa”

Nhắc đến sữa đậu nành, nhiều người không khỏi bồi hồi khi nhớ về hương vị xưa quen thuộc, ngập tràn ký ức của tuổi thơ. Giữa nhịp sống bận rộn, việc thưởng thức ly sữa đậu nành thơm ngon, bổ dưỡng tưởng dễ hóa ra lại khó. Sự xuất hiện của Number 1 Soya Canxi đã xóa tan rào cản này và mang “vị xưa” chiếm sóng trở lại.

Đầu tư, cải tạo và nâng cấp hệ thống điện
Doanh nghiệp

Đầu tư, cải tạo và nâng cấp hệ thống điện

Trước những dự báo về tình hình nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn trong thời gian tới, để cung cấp điện an toàn, liên tục, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã yêu cầu các đơn vị triển khai đầu tư, cải tạo và nâng cấp đồng bộ hệ thống điện; chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng, tăng cường các ca trực để bảo đảm lưới điện vận hành an toàn trong điều kiện nắng nóng, phụ tải tăng cao. 

Góp phần bình ổn thị trường
Doanh nghiệp

Góp phần bình ổn thị trường

Sau gần 2 thập kỷ hình thành và phát triển, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - mã chứng khoán DPM) luôn nỗ lực không ngừng để hoàn thiện, phát triển hệ thống sản phẩm chất lượng cao; đẩy mạnh hiện đại hóa và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Từ đó, đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, góp phần đáng kể vào bình ổn thị trường phân bón.