Miễn học phí từ mầm non đến phổ thông: Hướng đến nền giáo dục công bằng, nhân văn

Chủ trương miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập được đánh giá là quyết định sáng suốt của Bộ Chính trị, mang tính nhân văn, đúng đắn và hợp lòng dân, đặc biệt trong giai đoạn đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình.

Từ ngày 1.9.2025, Nhà nước sẽ thực hiện miễn học phí cho tất cả học sinh công lập từ mầm non 5 tuổi đến trung học cơ sở (đến hết lớp 9).

Bước ngoặt lịch sử của giáo dục Việt Nam

Tại cuộc họp ngày 28.2, Bộ Chính trị đã thống nhất quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên phạm vi cả nước. Thời điểm thực hiện từ đầu năm học mới 2025-2026 (tháng 9.2025 trở đi). Chính sách này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt với nhiều ý kiến ủng hộ.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, GS.TS Đinh Quang Báo, Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội bày tỏ vui mừng trước việc Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước.

z6059048116605-9f226c870cfc29484fa62bca1a4ea6b3.jpg
GS.TS Đinh Quang Báo, Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội (Ảnh: Bộ GD-ĐT)

Theo GS Đinh Quang Báo, đây là quyết định rất sáng suốt của Bộ Chính trị, không chỉ nhận được sự hoan nghênh rất lớn của dư luận xã hội, không chỉ là niềm vui của mỗi gia đình mà còn là hạnh phúc của đất nước. Trên thế giới, nhiều quốc gia, trong đó có những nước nghèo cũng đã có quyết sách miễn học phí cho học sinh.

GS Đinh Quang Báo chia sẻ, người Việt Nam có truyền thống rất hiếu học, nhiều gia đình thậm chí vay tiền để cho con đi học, bố mẹ dù nghèo đến đâu vẫn dùng đến những đồng tiền cuối cùng cho con ăn học.

“Tôi thậm chí đã từng nghe tới câu chuyện có người cha nghèo bán cả đất, cả nhà để nuôi con đi học. Để thấy rằng đối với Việt Nam, giáo dục là gia sách hàng đầu, là một truyền thống lâu đời”, GS Đinh Quang Báo nói.

Ông nhấn mạnh, thế hệ sau là kế tục của mỗi gia đình, cũng là kế tục của đất nước, là tương lai của đất nước. Vì vậy, việc đặt vấn đề ưu tiên cho thế hệ sau về học phí là vô cùng đúng đắn.

GS Đinh Quang Báo cũng đề xuất ngoài việc miễn học phí cho học sinh, tới đây cũng nên có chính sách hỗ trợ về sách giáo khoa, ít nhất cho những khu vực vùng sâu vùng xa, những vùng nghèo trên cả nước.

“Hiện nay, đã có một số khu vực học sinh được hỗ trợ sách giáo khoa nhưng diện còn rất hẹp, theo tôi cần phải mở rộng hơn nữa. Tại nhiều nước trên thế giới, sách giáo khoa cũng đã được cung cấp miễn phí cho trường phổ thông công lập”, GS Đinh Quang Báo cho hay.

Hướng đến một nền giáo dục công bằng

Đồng ý kiến, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, TS Nguyễn Tùng Lâm nhìn nhận, chính sách miễn học phí cho học sinh từ tiểu học đến THPT công lập không chỉ mang đến lợi ích trực tiếp cho học sinh và gia đình mà còn góp phần xây dựng một xã hội tiến bộ và phát triển bền vững.

z6369210482172-a1a245df3b4a37dbe7455ea97684430f.jpg
Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, TS Nguyễn Tùng Lâm

Thứ nhất, chính sách này hướng đến một nền giáo dục bình đẳng – nơi tất cả học sinh, bất kể hoàn cảnh kinh tế gia đình, đều có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng. Điều này góp phần "xóa nhòa" khoảng cách giáo dục giữa các tầng lớp xã hội và đảm bảo sự công bằng.

Thứ hai, chính sách miễn học phí giảm bớt gánh nặng tài chính cho các gia đình, đặc biệt là những gia đình có thu nhập thấp hoặc trung bình. Khi không phải lo lắng về học phí, các em sẽ tập trung hơn vào việc học và nâng cao kết quả học tập. Từ đó, khuyến khích học sinh tiếp tục học lên cao hơn, tăng tỷ lệ hoàn thành chương trình GDPT.

"Đây là chủ trương thúc đẩy Nhà nước đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng giáo dục, nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt hơn cho học sinh. Các quyết sách này không chỉ góp phần xây dựng một hệ thống giáo dục bền vững và chất lượng cao, mà còn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực tương lai của đất nước", TS Nguyễn Tùng Lâm kỳ vọng.

Việc Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước là một quyết định nhân văn, đúng đắn và hợp lòng dân, đặc biệt trong giai đoạn đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình.

Thông qua chính sách miễn học phí cho học sinh công lập sẽ khuyến khích học sinh tích cực hơn trong học tập; tạo điều kiện cho các em đến trường, nhất là học sinh ở những vùng nông thôn còn khó khăn hay học sinh ở vùng sâu, vùng xa nhưng không được hưởng các chính sách ưu tiên, hỗ trợ.

z6362576382606-b585168d71734309f038337dbab04c2d.jpg
Chính sách miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập được đánh giá là quyết định sáng suốt của Bộ Chính trị (Ảnh minh họa)

Tuy vậy, theo TS Nguyễn Tùng Lâm băn khoăn, xét đến yếu tố chất lượng giáo dục, trường tư thục có thể cung cấp cơ sở vật chất và chương trình giảng dạy phong phú hơn, nhưng chi phí học tập lại cao hơn. Do đó, có thể khiến nhiều học sinh không có khả năng tài chính để tiếp cận môi trường này.

"Không chỉ vậy, khi nhiều gia đình chuyển con em từ trường tư sang trường công để hưởng lợi từ chính sách miễn học phí, vô tình tạo áp lực lên trường công. Các trường công có thể gặp khó khăn bởi phải tiếp nhận số lượng học sinh quá lớn, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Ngân sách nhà nước cũng chịu áp lực để duy trì các trường công lập, trong khi trường tư thục lại không được hỗ trợ”, TS Nguyễn Tùng Lâm chỉ rõ.

Một số ý kiến khác cho rằng, cần mở rộng chính sách miễn học phí cho học sinh ngoài công lập và giảm bớt các khoản thu không cần thiết tại các trường. Điều này giúp tạo điều kiện học tập bình đẳng hơn cho tất cả học sinh, bất kể học tại trường công lập hay ngoài công lập.

Theo thầy Trần Mạnh Tùng (giáo viên Toán tại Hà Nội), hiện nay, các trường ngoài công lập cũng đóng góp rất lớn vào sự nghiệp giáo dục, giảm tải áp lực cho hệ thống công lập và tạo ra nhiều mô hình giáo dục đa dạng, chất lượng cao. Nếu chính sách hỗ trợ tương ứng cho học sinh ngoài công lập, sẽ tránh nguy cơ tạo ra sự dịch chuyển lớn từ trường tư sang trường công và gây mất cân bằng hệ thống giáo dục.

Giáo dục

 Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải
Giáo dục

Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải

50 non sông nối liền một dải – một dấu son thiêng liêng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Những ngày này tại Hà Nội, cờ Tổ quốc, cờ Đảng bay phấp phới trên sân trường, trong từng lớp học. Mỗi lá cờ là lời nhắc nhở về giá trị của độc lập, tự do và hòa bình. 

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"
Giáo dục

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"

Những năm chống Mỹ cứu nước, chỉ riêng từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 1.333 cán bộ và sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Họ đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc và nhiều người đã ngã xuống bên chiến hào như những người Anh hùng.

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?
Giáo dục

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?

Đề xuất bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí; 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng châu Á; 6/6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Vàng tại Olympic Toán học... là các tin tức giáo dục nổi bật trong tuần qua.

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng tới dấu mốc thiêng liêng của dân tộc - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025) nhiều trường đại học đã tổ chức chuỗi hoạt động phong phú, ý nghĩa để khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tinh thần tri ân sâu sắc và khát vọng cống hiến trong thế hệ sinh viên. 

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ
Giáo dục

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ

Đây là nhấn mạnh của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Lưu Hoàng Long tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 với chủ đề "Sở hữu trí tuệ và âm nhạc - Cảm nhận nhịp đập của IP", do Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hà Nội, Trường Đại học Thủy lợi tổ chức ngày 25.4.

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Tối ngày 24.4, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” do Đảng ủy Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức vang lên như một khúc tráng ca thiêng liêng, kết nối quá khứ hào hùng, hiện tại đầy tự hào và tương lai rực sáng của dân tộc Việt Nam.

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29
Giáo dục

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29

Từ phản ánh của báo chí, Ngày 23.4, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) - Công an TP. Hà Nội, UBND và Công an phường Láng Thượng đã tiến hành kiểm tra hoạt động dạy thêm của Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2.

KTS Nguyễn Hữu Thái chia sẻ bức ảnh lịch sử, thời khắc ghi âm lời tuyên bố đầu hàng quân Giải phóng của Dương Văn Minh
Giáo dục

Triển lãm ảnh và giới thiệu sách về cuộc chiến vĩ đại của dân tộc "Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước"

Sáng 24.4, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức triển lãm ảnh Kỷ niệm “50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước”, và toạ đàm giới thiệu hai cuốn sách: "Tầm nhìn từ lịch sử: Hoàn thiện các giá trị Việt Nam trong thời đại mới" và "30.4.1975 - 50 năm nhìn lại".