Miễn học phí từ mầm non tới THPT: Ước mơ thành hiện thực của hàng triệu gia đình, học sinh

Ngày 28.02.2025, Bộ Chính trị đã đồng ý với đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến giáo dục phổ thông. Phụ huynh, học sinh và giáo viên vô cùng phấn khởi khi ước mơ trẻ em được học tập miễn phí nay đã thành hiện thực.

Bắt đầu từ năm học 2025 - 2026, Bộ Chính trị thống nhất cao chủ trương thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên cả nước.

Quyết sách quan trọng này được Bộ Chính trị đưa ra trong phiên họp ngày 28.2 khi kiểm điểm, đánh giá kết quả triển khai bước đầu việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25.10.2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Theo thống kê, hiện cả nước có 23,2 triệu học sinh (chưa bao gồm học sinh học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên), trong đó: 3,1 triệu học sinh mầm non dưới 5 tuổi; 1,7 triệu học sinh mầm non 5 tuổi; 8,9 triệu học sinh tiểu học; 6,5 triệu học sinh THCS và 3 triệu học sinh THPT.

Thời điểm thực hiện miễn học phí từ đầu năm học mới 2025-2026 (tháng 9.2025 trở đi).

Quyết sách nhân văn, thiết thực trong Kỷ nguyên vươn mình

Trong căn hộ nhỏ rộng 40m², gia đình 5 người của anh Trần Văn Lưu tràn ngập niềm vui khi hay tin chính sách miễn học phí được áp dụng. Hiện tại, ba con của anh đều đang theo học tại các trường công lập cấp tiểu học và THCS. Anh Lưu cho biết, trung bình mỗi tháng, chi phí ăn học của một đứa trẻ lên tới 5 triệu đồng, vị chi ba đứa là 15 triệu đồng – tương đương một nửa thu nhập của cả gia đình. Vì vậy, mỗi kỳ đóng học phí, vợ chồng anh luôn phải đau đầu tính toán, cân đối chi tiêu để duy trì mức sống và đảm bảo việc học cho con.

"Biết tin các con được miễn học phí, tôi cảm thấy như trút được một gánh nặng lớn. Trước đây, nhiều dự định của gia đình phải tạm gác lại vì tài chính eo hẹp. Giờ đây, với khoản tiền tiết kiệm được, tôi có thể cho các con trải nghiệm nhiều hơn, như đi du lịch, tham gia các lớp năng khiếu, qua đó nâng cao đời sống tinh thần cho cả gia đình", anh Lưu chia sẻ.

07fae5fb0b45b51bec543.jpg
Miễn học phí từ mầm non tới THPT công lập là quyết sách nhân văn, thiết thực trong Kỷ nguyên vươn mình

Đồng quan điểm, chị Mai Loan, phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm bày tỏ niềm vui : "Tôi một mình nuôi hai con đang học tiểu học. Với đồng lương eo hẹp của một nhân viên văn phòng, tôi phải bán hàng online để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Mỗi khi năm học mới bắt đầu, tôi luôn căng thẳng vì phải xoay xở học phí cho các con. Chính sách miễn học phí lần này thực sự nhân văn và ý nghĩa, giúp những gia đình như tôi giảm bớt gánh nặng tài chính."

Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương, cô giáo Nguyễn Thị Vân Hồng, cho biết ngay khi nhận được thông tin, cô đã thông báo tới đội ngũ giáo viên và ban phụ huynh nhà trường. Ai nấy đều vui mừng, phấn khởi trước quyết định này.

Theo cô Hồng, bao nhiêu lâu nay trẻ em được học tập miễn phí là mơ ước không chỉ của học sinh, phụ huynh mà của cả những người làm giáo dục.

3099e5980b26b578ec372.jpg
Học tập miễn phí là mơ ước không chỉ của học sinh, phụ huynh mà của cả những người làm giáo dục.

"Dù trường tôi là một trường ở nội đô, không thuộc diện gặp khó khăn gì đáng kể, nhưng tới mỗi kỳ thu học phí nhà trường vẫn phải đợi 3-5 phụ huynh không chuẩn bị được học phí và xin nộp muộn. Miễn học phí trường công là quyết sách giúp nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước trong Kỷ nguyên vươn mình của đất nước, góp phần đưa dân trí ngày càng được nâng cao, tăng bậc các chỉ số về quốc gia hạnh phúc. " cô Hồng chia sẻ,

Tạo cơ hội tiếp cận giáo dục một cách bình đẳng

Theo thầy Trần Mạnh Tùng (giáo viên Toán tại Hà Nội), việc hướng đến hỗ trợ y tế, giáo dục cho nhân dân ngày một tốt hơn là mục tiêu đúng đắn và tiến bộ. Đây là một chính sách mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp giảm gánh nặng tài chính cho các gia đình, đặc biệt là những hộ có hoàn cảnh khó khăn. Giáo dục là quyền cơ bản của mọi trẻ em, và việc miễn học phí sẽ tạo điều kiện cho nhiều em nhỏ được tiếp cận giáo dục một cách bình đẳng hơn.

Bên cạnh đó, chính sách này cũng thể hiện sự đầu tư chiến lược của Nhà nước vào giáo dục, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, tạo nền tảng vững chắc cho nguồn nhân lực tương lai của đất nước.

8e0be6f5064bb815e15a11.jpg
Để chính sách phát huy hiệu quả, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn lực tài chính, đảm bảo chất lượng giáo dục không bị ảnh hưởng

Để chính sách phát huy hiệu quả, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn lực tài chính, đảm bảo chất lượng giáo dục không bị ảnh hưởng khi nguồn thu học phí không còn. Đồng thời, việc phân bổ ngân sách cần hợp lý để các trường công lập tiếp tục nâng cao cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy, và chế độ đãi ngộ cho giáo viên.

Tuy vậy, thầy Trần Mạnh Tùng cũng kiến nghị, để việc đầu tư có ý nghĩa toàn diện, cần miễn giảm học phí tương ứng cho học sinh các trường ngoài công lập.

Nếu mục tiêu của chính sách là đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục bình đẳng cho tất cả học sinh, thì việc chỉ miễn học phí cho học sinh công lập có thể tạo ra sự chênh lệch giữa hai hệ thống công – tư.

Hiện nay, các trường ngoài công lập cũng đang đóng góp rất lớn vào sự nghiệp giáo dục, giảm tải áp lực cho hệ thống công lập và tạo ra nhiều mô hình giáo dục đa dạng, chất lượng cao.

Giáo dục

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ
Giáo dục

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ

Bước vào kỷ nguyên mới, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những yếu tố sống còn, quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao không còn là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục mà của toàn xã hội, gắn với trọng trách phát triển bền vững đất nước.

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo
Giáo dục

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo

Theo PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có chất lượng nhân lực khoa học, công nghệ đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương pháp giảng dạy một cách căn bản và triệt để. Tuy nhiên, đặc thù của khoa học, công nghệ là thay đổi từng ngày, từng giờ, do đó rất cần tháo gỡ vướng mắc thể chế một cách mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo.

Ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57”
Giáo dục

Thêm niềm tin cho trường ngoài công lập đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Bên cạnh các cơ cơ sở giáo dục đại học công lập, các cơ sở giáo dục đại học tư thục ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Là một trong những cơ sở giáo dục dân lập, ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục
Giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xác định là “kim chỉ nam” cho đào tạo, cơ hội cho các cơ sở giáo dục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao.

Doanh nghiệp cần "bắt tay" với cơ sở giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Khoa học và Công nghệ

Doanh nghiệp cần "bắt tay" với cơ sở giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát biểu tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng nhận định, phần lớn nhân lực Việt Nam mới ra trường còn thiếu kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo. Nhiều kỹ năng cơ bản như viết email, thiết kế slide, giao tiếp, báo cáo, hay thậm chí là Tin học văn phòng,... vẫn cần được doanh nghiệp đào tạo lại. 

Không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, khó đảm bảo thành công mục tiêu của Nghị quyết 57
Giáo dục

Không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, khó đảm bảo thành công mục tiêu của Nghị quyết 57

TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học FPT cho rằng, nếu không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, rất khó đảm bảo thành công trong việc thực thi mục tiêu do Nghị quyết 57 đặt ra. Cùng với thể chế, hạ tầng, dữ liệu số, các công nghệ then chốt... nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng, cũng là thách thức rất lớn.

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM
Giáo dục

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học không chỉ là những nơi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà đây còn là nơi đóng vai trò tổ chức khoa học công nghệ, nơi tập trung phần lớn các đội ngũ các nhà khoa học của đất nước.

"Luồng gió mới" cho đào tạo nhân lực chất lượng cao
Giáo dục

"Luồng gió mới" cho đào tạo nhân lực chất lượng cao

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa, hiệu ứng từ Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết số 193/2025/QH15 sẽ tạo luồng gió mới và thời gian tới chắc chắn sẽ có chuyển động mạnh mẽ trong đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ chất lượng cao.

Khởi động NEU Career Week 2025 - Hành trang vững bước trên con đường sự nghiệp
Giáo dục

Khởi động NEU Career Week 2025 - Hành trang vững bước trên con đường sự nghiệp

Với chủ đề “Nguồn nhân lực thích ứng với trí tuệ nhân tạo”, chương trình “Tuần nghề nghiệp và việc làm 2025 - NEU Career Week 2025” diễn ra từ ngày 20.3 đến 30.3 tại Đại học Kinh tế Quốc dân hứa hẹn sẽ mang tới nhiều thông tin bổ ích cho các bạn sinh viên về một thị trường lao động đang ngày càng đổi mới.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng chia sẻ tại tọa đàm
Khoa học - Công nghệ

Để sinh viên ra trường được sử dụng “đúng người, đúng việc”

Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc để phát triển khoa học - công nghệ, trong đó có nguồn nhân lực.

Đồng thời, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học và khoa học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để nhân lực được sử dụng “đúng người, đúng việc”. Đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, tại Hà Nội.

Lĩnh vực Xã hội học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn ghi dấu ấn trên bản đồ khoa học thế giới
Giáo dục

Lĩnh vực Xã hội học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn ghi dấu ấn trên bản đồ khoa học thế giới

Ngày 12.3, tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố kết quả bảng xếp hạng 55 lĩnh vực thuộc 05 nhóm lĩnh vực của 1.747 cơ sở giáo dục đại học với khoảng 21.000 chương trình đào tạo. Trong đó, lần đầu tiên lĩnh vực Xã hội học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội xếp hạng 301 - 375 thế giới.

Tuyển sinh lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên: Bỏ hình thức tuyển thẳng, tiếng Anh là môn điều kiện
Giáo dục

Tuyển sinh lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên: Bỏ hình thức tuyển thẳng, tiếng Anh là môn điều kiện

Chiều 14.3, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành kế hoạch công tác tuyển sinh lớp 10 Trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2025. Đáng chú ý năm nay trường bỏ tuyển thẳng và bổ sung tiếng Anh làm môn thi điều kiện. 

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tự chủ toàn diện để đi đầu trong xu thế chuyển đổi số và quản trị thông minh
Giáo dục

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tự chủ toàn diện để đi đầu trong xu thế chuyển đổi số và quản trị thông minh

Theo TS Kiều Xuân Thực - Hiệu trưởng, Trưởng ban Chỉ đạo Chuyển đổi số Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, chiến lược phát triển của nhà trường là trở thành đại học định hướng ứng dụng hàng đầu Việt Nam, theo mô hình tự chủ toàn diện, đi đầu trong xu thế chuyển đổi số và quản trị thông minh, có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và quốc tế.