Chương trình nghệ thuật “Nắng Ba Đình”

Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta*

Thông qua thước phim tư liệu, những giai điệu hào hùng, sâu lắng, chương trình nghệ thuật “Nắng Ba Đình” muốn khắc họa bức tranh lịch sử vừa chân thực, vừa tượng trưng về nhân dân, đất nước, về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ mùa Thu cách mạng năm 1945. Chương trình hứa hẹn tiếp tục mang đến cho khán giả xúc cảm thiêng liêng, niềm tự hào dân tộc.

Từ những điều thân thuộc

"Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?"

Ôi thân mến lời Cha già dân tộc…

“Tác phẩm Ba Đình nắng miêu tả không khí trang nghiêm ngày 2.9.1945, khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, được tác giả Bùi Công Kỳ ghi lại bằng âm nhạc. Tôi không sinh ra và lớn lên ở thời điểm ấy mà chỉ được xem qua các tư liệu, nhưng tôi thấy ở đó có tinh thần cả dân tộc hội tụ về Ba Đình. Tất cả trái tim con người Việt Nam đều hướng về nơi đây, đặc biệt là hướng về vị lãnh tụ thân yêu của dân tộc. Tôi háo hức mong chờ đến ngày biểu diễn, để cất lên câu hát”.

Phổi cảnh sân khấu chương trình nghệ thuật
Phổi cảnh sân khấu chương trình nghệ thuật "Nắng Ba Đình"

"Cho dù bây giờ nghệ thuật nước nhà đang bước vào giai đoạn đổi mới hay tiếp cận xu hướng mới của thế giới thì mỗi giai đoạn âm nhạc đều có ý nghĩa đặc biệt. Những chương trình như Nắng Ba Đình rất có ý nghĩa để các bạn trẻ ngày nay cập nhật cái mới nhưng không quên nguồn cội, quên cái gốc của mình".

NSƯT Vân Khánh

Đó là chia sẻ của ca sĩ Vũ Thắng Lợi khi nhận lời tham gia chương trình nghệ thuật "Nắng Ba Đình" do Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp tổ chức vào tối 29.8. Thể hiện ca khúc tái hiện giờ phút thiêng liêng của dân tộc, anh cho biết mình có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là tâm thế để truyền tải hết ý nghĩa, câu chuyện lịch sử cách đây gần 80 năm, để khán giả hôm nay cảm nhận được không khí mùa thu lịch sử. “Ca khúc này cần sự mộc mạc nhất, giản dị nhất và chân thật nhất. Bản thân giai điệu, ca từ đã toát lên hết giá trị của thời khắc lịch sử đó, mình chỉ cần truyền tải đúng ý đồ của tác phẩm, hát bằng cảm xúc từ trái tim, niềm tự hào của một người trẻ hôm nay đối với thế hệ cha anh đi trước”.

Ca khúc Ba Đình nắng được chọn mở màn chương trình nghệ thuật "Nắng Ba Đình". Theo NSND Quốc Hưng, Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, tổng đạo diễn chương trình, từ lời bài hát này, lịch sử như thước phim quay chậm sẽ hiện ra trước mắt khán giả, để con người hôm nay có thể hình dung, hòa vào không khí năm xưa. Cảm hứng chủ đạo xuyên suốt chương trình là niềm tự hào kiêu hãnh về Tổ quốc Việt Nam. Khán giả sẽ được nghe lại nhiều giai điệu đi cùng năm tháng nhưng sức hấp dẫn cũng nằm ở chính những điều quen thuộc.

Từ "Đất nước đứng lên" đến "Khát vọng Việt Nam"

Qua 3 chương: Chương I - Đất nước đứng lên; Chương II - Ca ngợi Hồ Chủ tịch; Chương III - Tự hào Việt Nam, hình ảnh Việt Nam sẽ được vẽ nên bằng những sắc màu nghệ thuật đầy bi tráng, da diết và hân hoan, tự hào và hy vọng. Chương I, các bài hát như Dậy mà đi, Mười chín tháng Tám, Lên ngàn kể về những năm dài đau thương chiến đấu, nhân dân ta đã hy sinh gian khổ để làm nên cảnh tượng hào hùng cả đất nước đứng lên chống quân xâm lược với sức mạnh của toàn dân tộc. Để rồi, chính trong giờ phút lịch sử huy hoàng ấy, chân dung của nước Việt Nam mới hiện ra, kết tinh trong hình ảnh giản dị của vị cha già dân tộc.

Chương II với các ca khúc ngọt ngào, da diết khắc họa hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh - hiện thân cho niềm tin và sức mạnh quật khởi của đất nước Việt Nam anh hùng. NSND Quốc Hưng cho biết 4 ca khúc trong phần này là Ca ngợi Hồ Chủ tịch, Bác Hồ Người cho em tất cả, Người về thăm quê, Miền Nam nhớ mãi ơn Người đều đã in sâu trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Khi mỗi giai điệu vang lên hứa hẹn sẽ lan truyền cảm xúc dâng trào mãnh liệt…

Ở chương III, khán giả sẽ được thưởng thức những ca khúc thể hiện niềm tự hào, tin tưởng và lạc quan về tương lai giang sơn gấm hoa tươi đẹp. Các tiết mục Bài ca thống nhất, Bài ca xây dựng, Khát vọng Việt Nam, Đất nước tình yêu, Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam mang thông điệp về một Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình, con người Việt Nam với ý chí và khao khát vươn lên, sáng tạo và cống hiến.

“Thông qua giai điệu và lời ca, câu chuyện Việt Nam được kể một cách liền mạch để người xem vừa thưởng thức nghệ thuật, vừa ôn lại hành trình sử Việt, dấy lên xúc cảm về tình yêu quê hương, đất nước và hòa nhịp tự hào về Tổ quốc vinh quang”, NSND Quốc Hưng nói.

Thổi làn gió mới

Vẫn là các bài hát hay nhất ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quê hương, đất nước, nhưng cách thể hiện các tiết mục trong chương trình sẽ có sự đổi mới, nhằm gieo vào cảm xúc người xem những cung bậc khác nhau.

NSƯT Vân Khánh nổi tiếng với những ca khúc mang âm hưởng dân ca Huế, cùng nhiều ca khúc hay về Bác Hồ. Trong chương trình, Vân Khánh sẽ thể hiện hai ca khúc Lên ngàn  Miền Nam nhớ mãi ơn Người. Vân Khánh chia sẻ: "Riêng với bài Lên ngàn, lâu nay có nhiều ca sĩ miền Bắc thể hiện theo cách phát âm của miền Bắc, lần này Khánh lại thể hiện với cách phát âm, nhả chữ theo kiểu Nam Bộ. Hy vọng đó là màu sắc mới, với không chỉ riêng bài hát mà tạo nên âm hưởng mới trong cả Chương I và Chương II của chương trình". 

Hay ca khúc quen thuộc Bài ca xây dựng, theo NSND Quốc Hưng, sẽ lần đầu tiên được cất lên qua chất giọng nhạc nhẹ, trữ tình của Quang Hà. Nam ca sĩ cho biết anh sẽ cố gắng tạo ra một tiết mục để lại dấu ấn với khán giả, thay đổi quan niệm của nhiều người khi đóng đinh ca khúc này với những giọng ca gạo cội. 

Ca sĩ trẻ Hồng Duyên sẽ thể hiện tác phẩm Bài ca thống nhất, vốn cũng đã có nhiều người thể hiện thành công. “Tôi sẽ cố gắng truyền tải hồn cốt của bài hát và thổi vào đó làn gió mới, bằng cách hát gắn với cảm xúc của một người trẻ sống trong thời đại mới. Tôi tin rằng xuất phát từ tình cảm đối với lịch sử, đối với thế hệ đi trước, cách thể hiện của mình sẽ mang lại cảm xúc và được khán giả đón nhận”.

-----

*Câu thơ trong bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu.

Văn hóa - Thể thao

Gia đình phải thực sự là tổ ấm để trẻ em được phát triển, người già được chăm sóc, nuôi dưỡng. Nguồn: baodantoc.vn
Văn hóa - Thể thao

Xây dựng gia đình văn hóa thực chất, không chạy theo thành tích

PGS.TS ĐẶNG THỊ HOA, Viện trưởng Viện Tâm lý học, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho rằng, trong bối cảnh đời sống hiện đại, định hướng xây dựng gia đình văn hóa có những điểm phải thay đổi, cập nhật. Các gia đình văn hóa được công nhận và vinh danh phải là những gia đình thực sự tiêu biểu.

Toàn cảnh hội thảo
Văn hóa

Thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21.12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

“Bộ đội Cụ Hồ” - danh hiệu cao quý, niềm tự hào của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam
Văn hóa - Thể thao

Xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”

Sự xuất hiện, phát triển và định hình danh hiệu, kiểu mẫu nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” trong lịch sử đấu tranh cách mạng đã trải qua 80 năm; so với lịch sử dân tộc thì không dài, song nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” đã trở thành một trong những giá trị văn hóa tiêu biểu của thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh.

Tìm hiểu Tết, thêm yêu tiếng Việt
Văn hóa - Thể thao

Tìm hiểu Tết, thêm yêu tiếng Việt

“Tết là nhất - 100 từ vựng đầu đời” là cuốn sách từ vựng chủ đề ngày Tết được sáng tác bởi tác giả Thư Nhiên và minh họa bởi họa sĩ Thùy Cốm, mới được Crabit Kidbooks và Nhà xuất bản Hà Nội ra mắt, hứa hẹn sẽ là món quà năm mới ý nghĩa với trẻ nhỏ.

Cuộc gặp gỡ nghệ thuật đa màu sắc
Văn hóa - Thể thao

Cuộc gặp gỡ nghệ thuật đa màu sắc

Từ nét vẽ tinh tế trên giấy dó, đến những mảng màu rực rỡ, mang đậm nét văn hóa dân gian… mỗi tác phẩm như một câu chuyện riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân, đồng thời tạo nên một tổng thể hài hòa và giàu cảm xúc.

Từ khi thành lập, Quân đội ta luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân
Văn hóa

Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Quân đội ta là quân đội nhân dân. Nghĩa là con em ruột thịt của Nhân dân. Đánh giặc để tranh lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc, để bảo vệ tự do, hạnh phúc của Nhân dân. Ngoài lợi ích của Nhân dân, quân đội ta không có lợi ích nào khác”.