Luôn đồng hành trong thực hiện các mục tiêu phát triển

Cùng với tiến trình phát triển của Quốc hội và của tỉnh, trong những nhiệm kỳ gần đây, đổi mới hoạt động giám sát luôn được Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh xác định là “khâu trọng tâm, then chốt”.

Những nỗ lực để hoạt động giám sát thực sự đi vào chiều sâu đã không chỉ nâng cao vị thế, uy tín của Đoàn ĐBQH tỉnh mà còn góp phần thúc đẩy các chủ trương, đường lối của Đảng; cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh phát huy trong cuộc sống, tạo chuyển biến rõ nét về kinh tế - xã hội; củng cố vững chắc niềm tin của cử tri, Nhân dân đối với cơ quan dân cử nói riêng, các cấp chính quyền nói chung.

Chú trọng giám sát những vấn đề lớn, được quan tâm

Thời gian qua, không chỉ thực hiện hiệu quả việc tham gia hoàn thiện hệ thống pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp tục có những đổi mới rõ nét trong hoạt động giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật ở các lĩnh vực. Công tác giám sát được chú trọng ở cả nghị trường thông qua các phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội và các cuộc giám sát do Đoàn tổ chức cũng như tham gia cùng Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội.

Các vị ĐBQH Đoàn Quảng Ninh tham dự Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV
Các ĐBQH Đoàn Quảng Ninh tham dự Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV

Đáng chú ý, các cuộc giám sát do Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức đều tập trung vào những vấn đề lớn, nội dung nhạy cảm, giai đoạn thực hiện dài, được đông đảo cử tri, nhân dân trên địa bàn quan tâm. Qua giám sát, đã phát hiện những hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện; bất cập trong cơ chế chính sách của Nhà nước, của tỉnh. Trên cơ sở đó, Đoàn đã kiến nghị nhiều giải pháp đối với các cơ quan có thẩm quyền nhằm phát huy hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật trong thực tiễn.

Đơn cử như: giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”; “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”; “việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã”; “việc thực hiện Nghị quyết số 88 năm 2014 và Nghị quyết số 51 năm 2017 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”; “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021” trên địa bàn. Thông qua giám sát, Đoàn ĐBQH tỉnh đã ghi nhận khá toàn diện về tình hình chấp hành chính sách, pháp luật ở địa phương. Đồng thời, đề xuất nhiều nội dung điều chỉnh, sửa đổi phù hợp để các cơ chế, chính sách, nguồn lực phát huy hiệu quả trong đời sống.

Để mọi người dân đều được hưởng thành quả phát triển

Đặc biệt, năm 2023 - năm kỷ niệm mốc son 60 năm xây dựng và trưởng thành, tỉnh Quảng Ninh đã chọn chủ đề công tác là: “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống nhân dân”. Cùng hệ thống chính trị toàn tỉnh nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng, phát triển Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân, với chức năng, nhiệm vụ của mình, Đoàn ĐBQH tỉnh đã ban hành nghị quyết, kế hoạch giám sát và đang thực hiện giám sát qua báo cáo chuyên đề: “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn.

Kết quả cho thấy, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia bằng chủ trương, định hướng lớn và các nhiệm vụ thường xuyên có trọng tâm, trọng điểm, bài bản, khoa học, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian hoàn thành; vừa tập trung giải quyết có hiệu quả, dứt điểm những vấn đề cấp bách đặt ra, vừa chú trọng các chủ trương mang tính chiến lược, lâu dài.  

Với phương châm mọi người dân đều được hưởng thành quả phát triển, tăng trưởng bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau, việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17.5.2021 của Tỉnh ủy, các nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định, chương trình của UBND tỉnh về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo với xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 đã được các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương đặc biệt quan tâm, triển khai đồng bộ. Hết năm 2022, Quảng Ninh đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM), bước vào giai đoạn xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu hiện đại, văn minh gắn với đô thị hài hòa, bền vững; hoàn thành trước 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, chuyển sang giai đoạn xây dựng và triển khai theo chuẩn nghèo đa chiều mới của tỉnh cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Quốc hội và Cử tri

Một trụ sở công bỏ hoang nhiều năm tại Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Chính sách và cuộc sống

Không để lãng phí các trụ sở dôi dư

Chúng ta đang thực hiện một cuộc cách mạng về bộ máy “lớn chưa từng có” với tinh thần “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Điều này được Nhân dân, cử tri rất đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, cử tri và Nhân dân cũng mong muốn, ngoài giải quyết thấu tình, đạt lý cơ chế chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, cần có giải pháp để không để lãng phí các trụ sở dôi dư.

Cần có mức giảm trừ hợp lý
Chính sách và cuộc sống

Cần có mức giảm trừ hợp lý

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2020 - 2024 tổng thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng 72%, từ 115.000 tỷ đồng lên 19.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong cùng kỳ tăng 30,2%, từ 3.548 USD/năm lên 4.622 USD/năm. Lạm phát trung bình hàng năm dao động từ 0,81 - 4,16%, trong đó mức cao nhất vào năm 2023 là 4,16% và thấp nhất vào năm 2021 ở mức 0,81%.

 Để người có năng lực tiếp tục cống hiến
Quốc hội và Cử tri

Để người có năng lực tiếp tục cống hiến

Ngày 18.4, tiếp tục chương trình hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Phường 4, TP. Đà Lạt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng, năng động cho doanh nghiệp

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các quy định sẽ giải quyết, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc hiện nay; bao quát những vấn đề mới, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với đầu tư vốn của nhà nước và các yêu cầu trong tình hình mới.

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Sáng 11.4, các ĐBQH thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 9 đã tiếp xúc cử tri các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức Tiếp trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở HĐND - UBND huyện Phú Xuyên, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại huyện Thường Tín, Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương

Tại hội nghị tiếp xúc của ĐBQH thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, cử tri thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng bày tỏ đồng tình, ủng hộ rất cao chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương. Đồng thời, mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp để quá trình sáp nhập diễn ra được thuận lợi, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn từng vùng, địa phương.  

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Chiều 17.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ đầu cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND quận Hoàng Mai kết nối với huyện Gia Lâm.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Tăng trưởng trên 8% và đường dây 500kV mạch 3

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm nay dù nhận định tình hình thế giới có thể tiếp tục biến động lớn, chiến tranh thương mại lan rộng; ở trong nước thì khó khăn và thách thức nhiều hơn thuận lợi. Điều này gợi liên tưởng tới dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.