Lùi thời hạn kiểm tra IUU, Quảng Bình đặc biệt quản lý tàu cá "3 không"

Quảng Bình tiếp tục các biện pháp và công tác quản lý đội tàu, chống khai thác thủy sản IUU để phát triển bền vững ngành thủy sản, trong điều kiện Ủy ban châu Âu (EC) vừa lùi thời gian kiểm tra đánh bắt IUU vào cuối năm 2024.

Quản lý tàu cá “3 không”

Được biết, đội tàu cá “3 không” là tên viết tắt cho các tàu cá hoạt động không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác thủy sản. Tại Quảng Bình, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, địa phương hiện nay có 800 tàu cá “3 không”, với 711 tàu cá có chiều dài từ 6m đến dứoi 12m; 50 tàu cá từ 12m đến dưới 15m và 39 tàu cá từ 15m trở lên.

Số tàu “3 không” này nằm rải rác ở nhiều địa phương, trong đó tập trung tại thị xã Ba Đồn với 424 tàu cá, huyện Quảng Ninh có 120 tàu cá và 95 tàu cá tại huyện Quảng Trạch.

EC lùi thời hạn kiểm tra IUU, Quảng Bình tiếp tục tăng cường quản lý tàu cá -0
Quảng Bình tăng cường quản lý tàu cá "3 không"

Xuất phát từ bản chất của đội tàu nằm ngoài thông tin dữ liệu, việc quản lý tàu cá gặp nhiều khó khăn. Theo đó, số lượng tàu cá tại thời điểm kiểm đếm hiện tại đã cao hơn so với số liệu báo cáo vào tháng 3.2024, do các địa phương chưa rà soát đầy đủ. Bên cạnh đó, các huyện, thị cũng chưa tập hợp được chủ tàu cá để phối hợp với Chi cục Thủy sản kiểm tra, cấp đăng ký; một số tàu cá nằm bờ tự ý cải hoán máy, chuyển sang nghề lưới kéo, chưa làm thủ tục sang tên, đổi chủ. Ngoài ra, một số tàu cá hoạt động ngoại tỉnh không về địa phương, nằm bờ không hoạt động hoặc bị ngân hàng thu giữ…

Với từ những khó khăn kể trên, ngành nông nghiệp của địa phương đã có nhiều thảo luận và đề xuất để tăng cường công tác quản lý tàu cá, đặc biệt đối với nhóm tàu cá “3 không”. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã kiến nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương báo cáo với đơn vị liên quan danh sách cụ thể tàu cá “3 không” để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh công khai.

EC lùi thời hạn kiểm tra IUU, Quảng Bình tiếp tục tăng cường quản lý tàu cá -0
UBND tỉnh Quảng Bình làm việc liên quan đến quản lý tàu cá "3 không"

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm yêu cầu các địa phương, UBND cấp xã tiếp tục lập danh sách các tàu cá “3 không”. Đối với nhóm tàu cá từ 12m đến dưới 15m, các đơn vị lập danh sách cụ thể, phối hợp với Chi cục Thủy sản để thực hiện đăng kiểm theo quy định.

Về phía Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Thủy sản sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND cấp xã, các phòng, ban chuyên môn của các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các thủ tục theo quy định, cử cán bộ bám địa bàn; đối với nhóm tàu cá có số đăng ký nhưng không còn tàu, thì hướng dẫn chủ tàu thực hiện thủ tục xóa đăng ký theo quy định để danh sách phù hợp với thực tế quản lý…

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chống IUU

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Bình đã tích cực triển khai các phương án và thực hiện công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định, hướng tới phát triển bền vững ngành thủy sản. Tiếp tục mục tiêu đó, Quảng Bình xây dựng các nhiệm vụ và giải pháp nhằm khẩn trương khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, phát triển ngành thủy sản và chống khai IUU thời gian qua.

Cụ thể, ngày 28.5, địa phương đã xây dựng và ban hành kế hoạch nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chủ trương của Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bên cạnh đó, triểu khai hiệu quả các quy hoạch, chiến lược, chương trình Quốc gia liên quan đến phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ngành thủy sản…

Trong đó, địa phương và các đơn vị xác định nhiệm vụ nâng cao hiệu quả công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với công tác chống khai thác IUU; nhận thức đúng, đầy đủ về công tác chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, lâu dài, liên quan trực tiếp đến đời sống ngư dân, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.

EC lùi thời hạn kiểm tra IUU, Quảng Bình tiếp tục tăng cường quản lý tàu cá -0
Tuyên truyền cho ngư dân về chống khai khai thác IUU ngay trên biển

Đặc biệt, xây dựng và mở đợt cao điểm tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về khai thác IUU.

Bên cạnh đó, các địa phương rà soát văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời bổ sung, điều chỉnh phù hợp với các quy định pháp luật do Trung ương ban hành, phù hợp với thực tiễn nghề cá của tỉnh.

Cơ quan chức năng cũng tăng cường quản lý đội tàu, kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển, tại cảng; xuất, nhập bến phải tuân thủ đầy đủ theo quy định pháp luật; theo dõi, giám sát 100% tàu cá hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá, nắm rõ và xử lý nghiêm từng trường hợp vi phạm quy định.

Vừa qua, EC tiếp tục lùi thời hạn kiểm tra IUU đối với Việt Nam. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, cùng với cả nước, tỉnh Quảng Bình đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và ráo riết trong công tác quản lý đối với đội tàu, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định, góp phần cùng ngành thủy sản cả nước tháo gỡ “thẻ vàng”, hướng đến ngành thủy sản bền vững. 

Địa phương

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.