"Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở"

Khai mạc triển lãm ảnh chào mừng Đại hội đại biểu MTTQ TP. Hà Nội lần thứ XVIII
Đời sống

Khai mạc triển lãm ảnh chào mừng Đại hội đại biểu MTTQ TP. Hà Nội lần thứ XVIII

Ngày 21.8, tại Hà Nội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động: Khai mạc Triển lãm ảnh “Dấu ấn nhiệm kỳ”, không gian “Đoàn kết, sáng tạo”, ứng dụng “Đại hội XVIII” và phát động cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024.

Tuyên truyền sâu rộng đến người dân
Pháp luật

Tuyên truyền sâu rộng đến người dân

Được Quốc hội Khóa XV ban hành ngày 10.11.2022 và có hiệu lực từ ngày 1.7.2023, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là căn cứ pháp lý quan trọng về thực hiện dân chủ ở cơ sở, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; tiếp tục khẳng định bản chất Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Để Luật được triển khai hiệu quả, nhiều chuyên gia cho rằng, phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật, giúp người dân nhận diện đầy đủ cũng như hiểu được quyền của mình.

Bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khoá XV. Tại cuộc họp báo công bố luật vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng nêu rõ, Luật được ban hành nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân; tiếp tục khẳng định bản chất Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 

Thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Thời sự Quốc hội

Thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Sáng 10.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tư, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, với 443 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,96% tổng số đại biểu Quốc hội.

ĐBQH Tô Ái Vang (Sóc Trăng): Bình đẳng cho mọi người dân
Góc đại biểu

ĐBQH Tô Ái Vang (Sóc Trăng): Bình đẳng cho mọi người dân

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng), cho rằng, việc điều chỉnh thống nhất thực hiện dân chủ ở tất cả các loại hình cơ sở là rất cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho mọi người dân, mọi đối tượng thực hiện quyền làm chủ của mình một cách rộng rãi và trực tiếp nhất như yêu cầu của trung ương. 

Cần làm rõ thế nào là kiểm tra của Nhân dân, giám sát của Nhân dân
Diễn đàn Quốc hội

Cần làm rõ thế nào là kiểm tra của Nhân dân, giám sát của Nhân dân

Tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong phiên thảo luận tại hội trường chiều nay, 22.10, ĐBQH Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh) đề nghị: cần làm rõ thế nào là kiểm tra của Nhân dân, giám sát của Nhân dân. Đồng thời, phân biệt rõ kiểm tra, giám sát của Nhân dân với kiểm tra, giám sát, thanh tra của Đảng, của Nhà nước. Từ đó, đi đến cách hiểu thống nhất; xác định được phạm vi, mức độ, thẩm quyền, đối tượng kiểm tra, giám sát cụ thể, tránh chồng chéo, khó thực hiện.

ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp): Quy định chặt chẽ việc thực hiện dân chủ với khối tư nhân thì chưa hẳn hợp lý
Góc đại biểu

ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp): Quy định chặt chẽ việc thực hiện dân chủ với khối tư nhân thì chưa hẳn hợp lý

Đánh giá cao cơ quan soạn thảo, thẩm tra đã tiếp thu nghiêm túc ý kiến đóng góp của các đại biểu tại Kỳ họp trước, bên cạnh đó, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước là rất phù hợp, tuy nhiên, quy định chặt chẽ việc thực hiện dân chủ với khối tư nhân thì chưa hẳn là hợp lý. Theo đại biểu, hoạt động sản xuất, kinh doanh của khối tư nhân đã có quy định cụ thể, rõ ràng, rành mạch với những chế tài cụ thể tại Luật Doanh nghiệp, Luật Lao động, Bộ luật Dân sự.