Lợi thế nhiều, cơ hội rộng mở

Bên cạnh hình thành những vùng chuyên canh lớn trong sản xuất cây - con, thì sản xuất nông nghiệp hữu cơ giúp cho nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thuận lợi hơn trong khâu đầu ra và nâng cao giá trị cho sản phẩm nông nghiệp. Thị trường nước ngoài, điển hình là châu Âu hiện có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ rất lớn, vì thế đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ mở ra cho Đồng Nai nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản vào những khu vực thị trường này.

Là xu hướng phát triển tất yếu

VietGAP là chuẩn mực thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam với sự đầu tư ít tốn kém và dễ thực hiện nhất trong các quy trình sản xuất GAP hiện nay. Chương trình này đang thu hút nông dân tham gia vì được Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí làm chứng nhận. Hiện đa số các sản phẩm nông nghiệp của Đồng Nai đều đạt chứng nhận này như bưởi, xoài, chôm chôm, sầu riêng, rau... về chăn nuôi có các sản phẩm chủ lực như lợn, gà, cá, tôm… Diện tích sản xuất VietGAP trên địa bàn tỉnh cũng tăng nhanh, thậm chí đã hình thành được những vùng chuyên canh.

Diện tích sản xuất VietGAP trên điạ bàn tỉnh Đồng Nai tăng nhanh, hình thành nhiều vùng chuyên canh. Nguồn: ITN
Diện tích sản xuất VietGAP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng nhanh, hình thành nhiều vùng chuyên canh. Nguồn: ITN

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi, nông nghiệp hữu cơ là xu hướng phát triển tất yếu của các nước trên thế giới khi nhu cầu về lượng lương thực giảm đi, trong khi nhu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng nông sản và môi trường ngày càng được chú trọng. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện mang lại nhiều lợi ích hơn, giá trị kinh tế cao hơn, vừa bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng, vừa mang lại thu nhập tốt hơn cho người nông dân.

Cũng theo ông Võ Văn Phi, Đồng Nai hiện có diện tích đất tự nhiên gần 600.000ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp chiếm trên 350.000ha, hơn 60% dân số sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Thời gian vừa qua, tỉnh cũng đã xây dựng được vùng sản xuất chuyên canh trong đó có vùng chuyên canh về trồng trọt, cây ăn quả như sầu riêng, chuối, chôm chôm, bưởi, mít và cây công nghiệp như tiêu, điều, ca cao… Về lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh đã xây dựng được vùng chăn nuôi tập trung với quy mô kinh tế trang trại 90%, chỉ còn khoảng 10% sản xuất nhỏ lẻ. Trong đó, tỉnh đang dẫn đầu đàn lợn của cả nước với 2,5 triệu con. Địa phương này cũng là “thủ phủ” gà của cả nước với quy mô đàn gia cầm hơn 25 triệu con. Giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm của tỉnh đạt trên 45.000 tỷ đồng, đóng góp 10% tổng giá trị sản phẩm toàn tỉnh. Những con số này là minh chứng rõ nét nhất cho thấy Đồng Nai có rất nhiều lợi thế để phát triển và đẩy mạnh nông nghiệp hữu cơ.

Nhiều chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư

Thời gian qua, để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hữu cơ nói riêng, tỉnh Đồng Nai đã ban hành các chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Cụ thể, Nghị quyết số 143/2018/NQ-HĐND ngày 7.12.2018 của HĐND tỉnh về Quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Kế hoạch số 110-KH/TU ngày 31.12.2021 của Tỉnh ủy Đồng Nai về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND ngày 19.11.2021 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quy định nội dung, mức hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch số 11444/KH-UBND ngày  21.9.2021 về phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình số 08/CTr-UBND ngày 21/7/2022 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Chương trình Hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022 - 2025

Tỉnh cũng tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ như đơn giản hóa thủ tục cho vay; hoàn thiện chính sách đất đai thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất. Sửa đổi quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất của các dự án nông nghiệp hữu cơ nhằm giúp cho các chủ thể sản xuất kinh doanh thực hiện vay vốn ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng chuyên sâu, gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Rà soát và hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất trong nước các sản phẩm công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ như máy móc, thiết bị, nhà kính, phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu vi sinh... Hoàn thiện chính sách xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, tháo gỡ rào cản thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; chính sách dự báo thị trường; chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản. Bổ sung, hoàn thiện chính sách bảo hiểm nông nghiệp theo hướng mở rộng sản phẩm bảo hiểm, thủ tục tham gia thuận tiện.

Tỉnh Đồng Nai đã tích cực hỗ trợ người dân thực hiện sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), kết quả, đạt 1.634ha diện tích nông nghiệp được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GAP và tương đương. Hỗ trợ, khuyến khích người dân sử dụng các giống cây trồng có chất lượng cao vào trong sản xuất, kết quả có 81,3% diện tích cây trồng sử dụng các giống chất lượng tốt. Hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các chế phẩm sinh học trong quá trình chăm sóc cây trồng với 81,2% diện tích cây trồng các loại. Về chăn nuôi, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng được 14 vùng nuôi VietGAP được chứng nhận với diện tích 401,75ha, sản lượng 15.282 tấn/năm (chiếm >23% tổng sản lượng thủy sản của tỉnh).

Trong Chương trình phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh cũng đề ra những mục tiêu tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ. Cụ thể, mục tiêu đến năm 2025, lĩnh vực trồng trọt, toàn tỉnh có 500ha cây ăn quả đạt chứng nhận hữu cơ; 630ha diện tích cây công nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ; 200ha rau đạt chứng nhận hữu cơ; có sản phẩm chăn nuôi hữu cơ như lợn, bò, gia cầm… Diện tích và sản lượng sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đạt chứng nhận hữu cơ tiếp tục tăng lên, có loại đặt mục tiêu tăng gần gấp đôi vào năm 2030.

Địa phương

Tập trung đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn dịp lễ 30.4 và 1.5
An ninh cơ sở

Tập trung đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn dịp lễ 30.4 và 1.5

Ngày 29.4, Công an Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị trực tuyến giao ban công tác tháng 4, triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 5.2025; phát động phong trào thi đua “Lực lượng Công an Thủ đô tiên phong đi đầu trong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” và học tập tấm gương dũng cảm của Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải. Giám đốc Công an thành phố Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng chủ trì hội nghị, được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu của các đơn vị trực thuộc.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: Văn Dương
Trên đường phát triển

Hậu Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 29.4, trong không khí hào hùng, thiêng liêng của những ngày tháng Tư lịch sử, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 – 1.5.2025).

Ngành điện miền Nam “cán đích” 50 công trình 110kV mừng 50 năm Giải phóng miền Nam
Địa phương

Ngành điện miền Nam “cán đích” 50 công trình 110kV mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã hoàn thành 50 công trình lưới điện 110kV chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam và 50 năm xây dựng, phát triển đơn vị (30.4.1975 – 30.4.2025). Các công trình là biểu tượng cho chặng đường đồng hành cùng sự phát triển của miền Nam, khẳng định vai trò nòng cốt của EVNSPC trong sứ mệnh “Điện đi trước một bước” tại 21 tỉnh, thành phía Nam.

Cử tri Đà Nẵng nhất trí cao phương án sắp xếp, hợp nhất tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng và lấy tên là TP. Đà Nẵng
Địa phương

Cử tri nhất trí cao phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã

UBND thành phố Đà Nẵng đã có Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh (hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng) và Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Đà Nẵng năm 2025.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng thuận trong sắp xếp đơn vị hành chính, hợp nhất tỉnh

HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Khóa VII vừa thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và hợp nhất tỉnh với TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương. Tỷ lệ đồng thuận gần 99% từ cử tri và 100% đại biểu HĐND tỉnh đã khẳng định quyết tâm chính trị và sự đồng lòng của toàn tỉnh trong công cuộc tổ chức lại bộ máy, mở ra dư địa mới cho sự phát triển vùng Đông Nam Bộ.

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Bố trí cán bộ phải công tâm, khách quan tránh tình trạng tiêu cực
Địa phương

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Bố trí cán bộ phải công tâm, khách quan tránh tình trạng tiêu cực

Phát biểu kết luận Hội nghị lần thứ hai mươi hai Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài nhấn mạnh nguyên tắc công tâm, khách quan trong việc bố trí cán bộ, cần lựa chọn những người có phẩm chất đạo đức tốt, đủ tiêu chuẩn, điều kiện, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, thách thức vì lợi ích chung tránh tình trạng tiêu cực trong công tác cán bộ.

Hình ảnh tại triển lãm
Địa phương

TP. Hải Phòng: Khai mạc triển lãm “Đất nước trọn niềm vui” kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), hôm nay, 28.4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng đã khai mạc Triển lãm một số hình ảnh, tư liệu với chủ đề “Đất nước trọn niềm vui” tại Nhà Triển lãm Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh và Triển lãm thành phố (Số 1 Nguyễn Đức Cảnh, Lê Chân, Hải Phòng).

Xem xét, thông qua phương án sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội
Hoạt động chính quyền

Xem xét, thông qua phương án sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội

Chiều 28.4, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khóa XVII) tiến hành Hội nghị lần thứ hai mươi hai họp bàn về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố Hà Nội; Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2025 và cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công 5 năm 2021-2025 cấp thành phố.

10 năm liên tiếp (2015–2024), thành phố Hải Phòng duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP ở mức hai con số. Ảnh: TTXVN
Địa phương

Từ “phên dậu” Tổ quốc đến cực tăng trưởng quốc gia

70 năm kể từ ngày giải phóng, từ vùng đất “phên dậu”, "đầu sóng ngọn gió" Hải Phòng đã chuyển mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế năng động của miền Bắc và một trong những đầu tàu tăng trưởng của cả nước. Với tầm nhìn chiến lược, quyết sách đột phá và tinh thần kiên cường, thành phố Cảng đang sải những bước dài trên hành trình xây dựng đô thị hiện đại, hội nhập và phát triển bền vững, khẳng định vị thế mới trong bản đồ phát triển Việt Nam hiện đại.

Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, sáp nhập tỉnh
Hoạt động chính quyền

Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, sáp nhập tỉnh

Quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên trong cả nước hoàn thành các nội dung của Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và sáp nhập tỉnh và trình Trung ương vào ngày 24.4.