Lạng Sơn thực hiện tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp vì mục tiêu an sinh

Những năm qua, công tác tư vấn, giới thiệu tạo việc làm, đào tạo nghề luôn được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chú trọng triển khai, ưu tiên các xã vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn, góp phần tạo sinh kế, nâng cao đời sống Nhân dân, hướng đến giảm nghèo bền vững.

Đi đầu trong công tác này là Trung tâm Dịch vụ việc làm Lạng Sơn với 148 phiên giao dịch việc làm được kết nối cho 17.000 lao động trong năm 2023. Trong đó, nhiều lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp trở lại thị trường... 

Lạng Sơn thực hiện tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp vì mục tiêu an sinh -0
Trung tâm Dịch vụ việc làm Lạng Sơn tổ chức các phiên giao dịch việc làm. Ảnh: Tùng Dương

Đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung - cầu

Có thể nói năm 2023 là một năm đầy biến động của nền kinh tế khiến nhiều doah nghiệp "điêu đứng" vì mất đơn hàng, giao thương đóng băng, tiến độ sản xuất ngưng trệ…, buộc phải cắt giảm nhân lực, vì vậy, tỷ lệ người lao động mất việc làm cũng tăng cao. 

Theo các Trung tâm Dịch vụ việc làm (nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết các chế độ BHTN cho người lao động ), năm 2023, số lượng người lao động đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp BHTN tăng cao so với cùng kỳ. Các trung tâm đều đã và đang hoàn thành hồ sơ, đồng thời có quyết định hưởng các chế độ BHTN cho  người lao động, gấp rút hoàn thành kịp thời những hồ sơ còn lại để người lao động nhanh chóng được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong thời điểm khó khăn này, BHTN được coi là một "cứu cánh" cho người lao động.

Đối với Trung tâm Dịch vụ việc làm Lạng Sơn, tổng số lượt người được tư vấn, tuyên truyền chính sách pháp luật về lao động, việc làm, tư vấn việc làm, BHTN đạt 47.946 lượt người, tăng 63% so với năm 2022 (30.569 lượt người). Số lượt người được giới thiệu việc làm nhận được việc làm là 4.775 người, tăng 316,66 % so với năm 2022 (1.146  người).

Với mục đích thực hiện tốt nhất việc đưa thông tin đến với người dân, người lao động về chính sách lao động việc làm, kết nối cung cầu lao động, đưa doanh nghiệp và người dân tiếp cận được nhiều hơn, trực tiếp hơn và ở quy mô lớn hơn, Trung tâm đã tham mưu cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức "Ngày hội việc làm" tại các huyện, thành phố. Bên cạnh đó, liên tục tổ chức các Phiên giao dịch việc làm hàng tuần với hình thức trực tiếp và trực tuyến; các phiên giao dịch việc làm lưu động tại cấp xã, cụm xã, với tổng số 148 cuộc. Từ những nỗ lực đó đã góp phần vào chỉ tiêu tạo việc làm mới cho hơn 17.000 lao động trên địa bàn tỉnh.

Các chính sách BHTN, việc làm cũng được kết nối hài hòa với các chương trình mục tiêu quốc gia. Đại diện Trung tâm Dịch vụ việc làm Tỉnh cho hay, thực hiện chỉ đạo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Lạng Sơn, Trung tâm đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện quyết liệt các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đối với Tiểu dự án 1, Dự án 4 về thực hiện tư vấn hướng nghiệp và truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm đã chức 33 cuộc tư vấn, định hướng tại các Trường THPT, các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, số  người lam dự là 7.851 người. Đối với tiểu dự án 3, Dự án 4 về tạo việc làm bền vững, Trung tâm đã tổ chức 2 ngày hội việc làm và 6 phiên giao dịch việc làm theo cụm xã trên địa bàn 2 huyện Bình Gia và Văn Quan, số người tham dự là 3.200 người.

Thực sự là “cứu cánh” của người lao động

Theo đại diện Trung tâm Dịch vụ việc làm, trong bối cảnh thị thị trường lao động gặp nhiều bất lợi với những “cơn gió ngược” từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước; chính sách BHTN đã và đang phát huy hiệu quả to lớn, giúp người lao động có nguồn tài chính vượt qua giai đoạn khó khăn khi mất việc làm và có điều kiện tìm được việc làm mới để ổn định cuộc sống. Với những lợi ích mang lại trong thời gian qua, BHTN thực sự đi vào cuộc sống và trở thành "cứu cánh" cho người lao động. 

Khi mất việc làm, người lao động ngoài việc được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng còn được hưởng các quyền lợi khác như hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; đặc biệt Thủ tướng Chính phủ ban hành QĐ 17/QĐ-TTg  quy định mức trợ cấp cho người lao động hưởng BHTN có hiệu lực từ tháng 5.2021. Theo đó, người lao động có thể lựa chọn nghề để chuyển đổi việc làm phù hợp và hoàn toàn được miễn phí.

Trong năm 2023, mặc dù số người hưởng BHTN tăng  41,54% với số hồ sơ được hưởng là 7.209 cùng số tiền chi trả lên tới 103.241.562 nghìn đồng, tăng 49,58% so với năm 2022; nhưng đơn vị vẫn bảo đảm chế độ cho người lao động được hưởng đúng thời gian, đúng chế độ theo quy định. Theo đó, 100% người lao động khi đến Trung tâm đều được tư vấn và giới thiệu việc làm, học nghề để có thể sớm quay trở lại thị trường lao động.

Cùng với việc tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong năm 2024, Trung Tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lạng Sơn tiếp tục tăng cường kết nối nhằm cân bằng cung - cầu lao động, thông qua việc tổ chức các phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tuần và phối hợp với các Trung tâm Dịch vụ việc làm trong khu vực để tổ chức các điểm sàn online. Tiếp tục hoàn thiện các hạ mục về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khai thác và sử dụng quét mã QR code  trên  nền  tảng  công  nghệ số để phục vụ người dân và các nhà tuyển dụng trong kết nối việc làm.

Cùng với đó, Trung tâm sẽ tiếp tục khai thác hiệu quả thông tin về thị trường lao động trong và ngoài nước để tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động sớm quay lại thị trường lao động, ổn định cuộc sống.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).