Làng nghề Hà Nội khẳng định vị thế trên trường quốc tế

Mới đây, làng nghề gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm) và dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) đã trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới. Kết quả này đã giúp Hà Nội khẳng định vị thế trên bản đồ văn hóa thế giới.

Đại diện xứng đáng

Đầu năm mới Ất Tỵ 2025, Hà Nội đón nhận tin vui khi 2 làng nghề truyền thống lâu đời là làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng dệt Vạn Phúc trở thành đại diện đầu tiên của Việt Nam được Hội đồng Thủ công thế giới (WCC-International) ghi danh vào Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới, đưa Việt Nam trở thành thành viên thứ 28 gia nhập mạng lưới này. Đây là cơ hội để các làng nghề nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo tồn giá trị truyền thống, phát huy tính sáng tạo để mở rộng thị trường, hướng ra quốc tế, trở thành điểm đến văn hóa, du lịch, thương mại sáng tạo và hấp dẫn.

Các sản phẩm lụa tơ tằm của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc được đông đảo người tiêu dùng đón nhận. Ảnh: Khánh Duy
Các sản phẩm lụa tơ tằm của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc được đông đảo người tiêu dùng đón nhận. Ảnh: Khánh Duy

Để được Hội đồng Thủ công thế giới lựa chọn, 2 làng nghề của Hà Nội phải đáp ứng được các tiêu chí đánh giá khắt khe gồm: bảo đảm phát triển văn hóa - xã hội - kinh tế - môi trường; bề dày lịch sử văn hóa làng nghề; bảo đảm giữ gìn kỹ thuật thủ công truyền thống; có số lượng nghệ nhân đang truyền nghề; sự gắn kết cộng đồng...

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định: 2 làng nghề Bát Tràng và Vạn Phúc không chỉ là những biểu tượng của nghề thủ công truyền thống Việt Nam, mà còn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo, kết tinh từ tài hoa cùng tâm huyết của các nghệ nhân, thợ giỏi. Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới Saad al-Qaddumi đánh giá: những sản phẩm gốm sứ tinh mỹ của Bát Tràng đến những tấm lụa mềm mại của Vạn Phúc, là những biểu tượng sống động của văn hóa, sáng tạo và tinh thần kiên cường của người Việt Nam.

Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển làng nghề Hà Nội, có thể thấy 2 làng nghề Bát Tràng và Vạn Phúc là những đại diện xứng đáng, tiêu biểu cho nỗ lực bền bỉ của cộng đồng trong giữ gìn, phát huy và sáng tạo nghề truyền thống của ông cha. Đây là những làng nghề truyền thống có tuổi đời gần 1.000 năm tuổi, gắn với lịch sử hình thành phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát triển làng nghề

Cả nước hiện có khoảng 5.400 làng nghề, trong đó, Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề và các nghệ nhân nhiều nhất với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Mỗi làng nghề đều mang bản sắc riêng với những sản phẩm độc đáo; có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế; nổi bật như các sản phẩm gốm sứ, dệt, thêu, ren, đồ gỗ mỹ nghệ, chế biến nông sản...

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, thời gian tới, thành phố cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Hội đồng Thủ công thế giới quảng bá rộng rãi hơn nữa những tinh hoa nghề thủ công của Hà Nội cũng như thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề của Thủ đô.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội, Chi hội trưởng Chi hội Làng nghề - Làng cổ - Làng văn hóa Nguyễn Văn Sử, Hà Nội có nhiều làng nghề hàng trăm năm, đang không ngừng đổi mới, sáng tạo để nâng tầm thương hiệu. Nhiều làng nghề đang trở thành điểm du lịch, không gian sáng tạo văn hóa của địa phương như: nghề nón lá làng Chuông (huyện Thanh Oai), lược sừng Thụy Ứng (huyện Thường Tín), khảm trai Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên), làng mây, tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ)... Trong đó, nhiều làng nghề có giá trị thương mại cao trong hoạt động xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Tuy vậy, việc phát huy giá trị làng nghề của Hà Nội trong thực tế còn gặp không ít khó khăn. Theo đánh giá, năng lực cung ứng, chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất tại chỗ cho các làng nghề còn hạn chế và phụ thuộc vào các tỉnh bạn; quy mô sản xuất của các làng nghề còn nhỏ, xen kẽ trong khu dân cư, năng lực tài chính hạn chế; cơ sở hạ tầng làng nghề chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực có trình độ sử dụng công nghệ…

Thực tế thời gian qua, TP. Hà Nội đã có nhiều chính sách “gỡ khó” cho các làng nghề. Điển hình như Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22.2.2022 về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó khẳng định ưu tiên phát triển làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống. Thành phố cũng đã ban hành Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; phê duyệt Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời, có nhiều cơ chế, chính sách để bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn Thủ đô.

Cụ thể, thành phố sẽ tập trung vào công tác quy hoạch làng nghề; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với công tác bảo tồn và phát triển làng nghề. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề; rà soát, xây dựng vùng nguyên liệu cung ứng tại chỗ, bảo đảm cung ứng một phần nguyên liệu cho các làng nghề. Bên cạnh đó, các cơ quan, địa phương sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu gắn với sản phẩm OCOP và hình thành thêm những mô hình làng nghề gắn với du lịch, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương - Giám đốc Sở NN - PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết.

Có thể khẳng định, việc 2 làng nghề dệt lụa Vạn Phúc và gốm sứ Bát Tràng trở thành thành viên Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới không chỉ mang đến vinh dự, tự hào, mà còn là “đòn bẩy” để Hà Nội nỗ lực hơn trong bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề trong tương lai.


(Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội)

Địa phương

Di tích được xếp hạng ở Bắc Giang
Địa phương

Bắc Giang: Cần quản lý chặt chẽ các khoản thu từ lễ hội

Đó là đề nghị của Đoàn giám sát HĐND tỉnh Bắc Giang tại buổi giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý thu, chi tài chính lễ hội; tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động ở một số di tích đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh (ngày 17.4)

Thái Nguyên: Gần 100% cử tri đại diện hộ gia đình đồng thuận với phương án sắp xếp đơn vị hành chính và hợp nhất tỉnh
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Gần 100% cử tri đại diện hộ gia đình đồng thuận với phương án sắp xếp đơn vị hành chính và hợp nhất tỉnh

Tính đến 15h00 ngày 19.4, toàn tỉnh Thái Nguyên đã hoàn tất việc lấy ý kiến cử tri là đại diện hộ gia đình về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Nguyên và chủ trương hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, với tỷ lệ cử tri tham gia lấy ý kiến đạt 99,97%, tỷ lệ đồng thuận gần như tuyệt đối.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đ.T
Địa phương

Gia Lai còn 69 xã, 8 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hội nghị lần thứ 19 (mở rộng) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai vừa được tổ chức đã thống nhất sắp xếp, tổ chức từ 218 đơn vị hành chính cấp xã thành 77 đơn vị (gồm 69 xã và 8 phường) cùng nhiều nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng cần được các cấp ủy, đơn vị, địa phương quyết liệt thực hiện trong thời gian tới.

Bài cuối: Những người lính lặng lẽ viết tiếp trang sử bằng công nghệ và trái tim
Đời sống

Bài cuối: Những người lính lặng lẽ viết tiếp trang sử bằng công nghệ và trái tim

Trong những ngày đêm miệt mài cùng đồng đội, các cán bộ chiến sĩ Công an các xã thu thập từng mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ, Trung tá Nguyễn Thị Lệ Thúy, Đội trưởng Đội 1, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (TTXH), Công an tỉnh Hà Nam, thấu hiểu sâu sắc hơn bao giờ hết ý nghĩa công việc mình đang làm. Họ là những người chiến sĩ kiên nhẫn, tận tình ngồi kế bên những Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân các anh hùng liệt sĩ, hướng dẫn từng thao tác kê khai thông tin trực tuyến, lắng nghe những câu chuyện đong đầy nước mắt và nỗi mong mỏi suốt đời tìm lại tên người thân đã hy sinh vì Tổ quốc.

Khánh thành công trình tu bổ Khu di tích Trung ương Cục miền Nam tại Tây Ninh
Địa phương

Khánh thành công trình tu bổ Khu di tích Trung ương Cục miền Nam tại Tây Ninh

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Tây Ninh tổ chức khánh thành dự án tu bổ, tôn tạo một số hạng mục thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Công trình hoàn thành đúng tiến độ, ứng dụng công nghệ hiện đại, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu của cả nước.

Sáng kiến bắc “nhịp cầu” nối gần người dân với pháp luật
Địa phương

Sáng kiến bắc “nhịp cầu” nối gần người dân với pháp luật

Trong bối cảnh sắp xếp bộ máy, đi cùng với đó là công cuộc cải cách hành chính và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng được đẩy mạnh, việc nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Một trong những mô hình sáng tạo, hiệu quả đang được thị xã Hồng Lĩnh - đô thị trẻ phía bắc tỉnh Hà Tĩnh triển khai và ghi nhận kết quả tích cực chính là Diễn đàn hỏi đáp pháp luật - nơi người dân được tiếp cận, đối thoại và giải đáp trực tiếp những thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật trong đời sống hằng ngày.

Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
Địa phương

Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

Sáng 19.4, Lễ khởi công, khánh thành các công trình chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025) đã diễn ra đồng loạt trên cả nước. Tại điểm cầu huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn Vingroup đã khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự.