Dự án Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi)

Làm rõ quy định kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Năm, sáng nay, 26.5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi).

Làm rõ quy định kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Bổ sung quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong sử dụng dịch vụ công

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nêu rõ, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tư và ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội, cơ quan liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng, chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, toàn diện các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với các điều ước quốc tế, không làm phát sinh thêm các thủ tục hành chính, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng (Điều 4, Điều 5), Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Huy cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong sử dụng dịch vụ công. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã bổ sung quy định tại khoản 10 Điều 4 theo hướng khi sử dụng dịch vụ công người tiêu dùng được bảo vệ theo quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan. Đồng thời, để ngăn chặn việc cung cấp các dịch vụ không bảo đảm chất lượng, dự thảo Luật đã bổ sung Điều 36 về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc cung cấp dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ công) không đúng nội dung đã đăng ký, thông báo, công bố, giao kết.

Một số ý kiến cho rằng, nghĩa vụ của người tiêu dùng cần kiểm tra về hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận theo quy định của luật này là chưa phù hợp, vì đối với một số loại hàng tiêu dùng hằng ngày thì người tiêu dùng có khả năng phát hiện được khi không đạt yêu cầu nhưng có nhiều loại hàng hóa mà không thể dùng mắt thường để đánh giá về chất lượng. Do đó, đề nghị cân nhắc để chỉnh lý cho hợp lý quy định này.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, việc kiểm tra hàng hóa theo quy định tại dự thảo Luật nhằm xử lý kịp thời đối với các lỗi có thể quan sát bằng mắt thường, hạn chế tối đa các tranh chấp phát sinh. Đối với các lỗi được phát hiện trong quá trình sử dụng thì sẽ được xử lý theo quy định về bảo hành hoặc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật. Dự thảo Luật quy định nghĩa vụ kiểm tra được thực hiện theo quy định của pháp luật, không áp dụng bắt buộc đối với tất cả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

Làm rõ quy định kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận
Đoàn ĐBQH Đồng Nai dự phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Quy định về người tiêu dùng dễ bị tổn thương còn mang tính liệt kê

Các đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình với việc ban hành Luật nhằm thể chế hóa Hiến pháp, phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong luật hiện hành; đánh giá cao quá trình tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật đã được tiến hành công phu, khoa học và cầu thị.

Làm rõ quy định kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận -0
ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) phát biểu tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển

Góp ý về nghĩa vụ của người tiêu dùng, ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) nêu rõ, khoản 1, Điều 5 dự thảo Luật quy định “Kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận theo quy định của pháp luật; lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng”. Trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đã giải thích và cho rằng việc kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận là không bắt buộc đối với mọi trường hợp. Tuy nhiên, đại biểu lưu ý nội dung này cần được phân tích làm rõ để bảo đảm tính khả thi khi luật được ban hành kịp thời, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thực tế. Cụ thể, đối với hàng hóa, sản phẩm thì có thể kiểm tra được nhưng đối với dịch vụ thì chỉ khi sử dụng mới biết được chất lượng, vì vậy không thể quy định kiểm tra trước khi nhận đối với các dịch vụ nói chung. Mặt khác, người tiêu dùng có thể lựa chọn nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm theo nhãn mác, giấy chứng nhận còn với dịch vụ thì không thể xác định theo những tiêu chí này.

Cùng quan điểm, ĐBQH Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) cho rằng cần thống nhất cách hiểu “nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng” là gì, giải thích thêm quy định này để rõ nghĩa vụ cần tuân thủ của người tiêu dùng.

Về bảo về người tiêu dùng dễ bị tổn thương quy định tại Điều 8 dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Hải Dũng đề nghị quy định ngay tại điểm a, khoản 2 Điều này việc người tiêu dùng phải đưa ra tài liệu, giấy tờ xác định mình là người tiêu dùng dễ bị tổn thương để tổ chức, cá nhân kinh doanh biết trước khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phẩm văn hóa, dịch vụ.

Làm rõ quy định kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận -0
ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) phát biểu tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển

Phân tích rõ việc xác định nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương như trong dự thảo Luật còn mang tính liệt kê, một số đối tượng cụ thể có thể chưa đầy đủ, chưa bao quát hết, và càng liệt kê càng thiếu, ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) cho rằng, quy định như vậy dễ dẫn đến việc bỏ sót đối tượng, không có chính sách, biện pháp phù hợp. Vì vậy, cần sửa đổi, biên tập lại khoản 1 Điều 8 cho phù hợp theo hướng xác định mang tính bao quát một số nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương. Đại biểu đề xuất có 4 nhóm gồm: người có kiến thức hiểu biết hạn chế; người khuyết tật; người nghèo, người thu nhập thấp; người sinh sống ở những nơi điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Trên cơ sở 4 nhóm đối tượng này, Chính phủ sẽ tiếp tục cụ thể hóa với các đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương với những chính sách phù hợp.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật và tham gia nhiều ý kiến chất lượng, trách nhiệm về một số nội dung như phạm vi, khái niệm điều chỉnh, khái niệm người tiêu dùng, áp dụng pháp luật, tính thống nhất với các luật khác, các hành vi bị cấm, hoạt động bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng của các tổ chức xã hội… Ý kiến phát biểu của các đại biểu Quốc hội sẽ được tổng hợp, tiếp thu nghiêm túc, giải trình kỹ lưỡng để bảo đảm hoàn thiện dự thảo luật đạt chất lượng cao nhất khi trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Chính trị

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chính trị

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 29.4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Thủ tướng Nhật Bản và Phu nhân thăm Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Chính trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Thủ tướng Nhật Bản và Phu nhân thăm Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Trong chương trình Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam, sáng 29.4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân ăn sáng, thưởng thức hương vị cà phê Việt Nam và tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa Xuân đại thắng"
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa Xuân đại thắng"

Tối 28.4, Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đảng trong mùa Xuân đại thắng” diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Chương trình do Bộ Công an tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19.8.1945 - 19.8.2025), 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (19.8.2005 - 19.8.2025).

Trà Vinh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh
Chính trị

Trà Vinh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh

Tối 28.4, tại Quảng trường Trung tâm hội nghị tỉnh Trà Vinh đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025); kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh Trà Vinh (1900 - 2025), 65 năm kết nghĩa Trà Vinh - Thái Bình (20.3.1960 - 20.3.2025); công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh Trà Vinh hoàn thành xây dựng nông thôn mới và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh.

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú hội đàm với Tổng Thư ký Đảng Mặt trận giải phóng Mozambique
Chính trị

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú hội đàm với Tổng Thư ký Đảng Mặt trận giải phóng Mozambique

Chiều 28.4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã hội đàm với Tổng Thư ký Đảng Mặt trận giải phóng Mozambique (FRELIMO) Chakil Aboobacar trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Việt Nam và tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ ngày 26.4 - 1.5.

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Chiều 28.4, tại tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đến Việt Nam dự Lễ khánh thành bến số 3, Cảng Vũng Áng - một trong những công trình quan trọng kết nối kinh tế giữa hai nước và dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Công tác về quân nhân xuất ngũ Trung Quốc
Chính trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Công tác về quân nhân xuất ngũ Trung Quốc

Chiều 28.4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Công tác về quân nhân xuất ngũ Trung Quốc Bùi Kim Giai nhân dịp dẫn đầu đoàn đại biểu của Chính phủ Trung Quốc sang dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Việt Nam (30.4.1975 - 30.4.2025).

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Ảnh: Thanh Chi
Chính trị

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Chiều 28.4, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiếp tục chương trình phiên họp toàn thể lần thứ 12, thẩm tra dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì phiên họp. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc ĐỊnh điều hành
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, phân quyền, ủy quyền rõ giữa Trung ương với địa phương, chính quyền cấp tỉnh với cấp xã

Cho ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương lần này nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới về chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục phân định nhiệm vụ, quyền hạn, phân cấp, phân quyền, ủy quyền giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương với địa phương, giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh với chính quyền địa phương cấp xã.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Thời sự Quốc hội

Tăng cường trách nhiệm và hiệu quả của các cơ quan tố tụng

Cần tăng cường trách nhiệm và hiệu quả của các cơ quan tố tụng, tháo gỡ được những vướng mắc trong thực tiễn hiện nay, làm rõ căn cứ để tạm đình chỉ vụ án do thiên tai, dịch bệnh hoặc các trường hợp bất khả kháng. Quy định này cần linh hoạt nhưng không được lạm dụng để bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan. Đây là đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khi cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự tại phiên họp chiều nay.