Dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

Làm rõ cách thức chuyển đổi thông điệp dữ liệu sang văn bản giấy

Thảo luận về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) tại phiên toàn thể sáng nay, 30.5, các đại biểu bày tỏ nhất trí với quy định chuyển đổi thông điệp dữ liệu và văn bản giấy. Tuy nhiên, ban soạn thảo cần làm rõ cách thức chuyển đổi thông điệp dữ liệu sang văn bản giấy và ngược lại.

Quy định chặt chẽ về thời điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu

Cơ bản đồng tình với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, đây là dự án Luật khó, đòi hỏi cần có quy định chung để điều chỉnh hành vi trong thực tiễn có liên quan đến giao dịch điện tử, vừa không được quá chi tiết, vừa không được nặng về kỹ thuật chuyên ngành sâu.

Làm rõ cách thức chuyển đổi thông điệp dữ liệu sang văn bản giấy -0
ĐBQH Lưu Bá Mạc (Lạng Sơn) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Liên quan đến quy định về thời điểm gửi thông điệp dữ liệu, ĐBQH Lưu Bá Mạc (Lạng Sơn) đề nghị sửa đổi theo hướng hạn chế quy định chi tiết nặng về tính kỹ thuật, công nghệ như là “nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát”. Bởi lẽ khi triển khai trong thực tiễn, việc kiểm chứng nội dung nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát đều khó có thể kiểm chứng bởi người gửi, nếu không áp dụng biện pháp kỹ thuật công nghệ hoặc nghiệp vụ một cách phù hợp.

Đại biểu Lưu Bá Mạc đề xuất quy định lại theo hướng “thời điểm thông điệp dữ liệu là thời điểm dữ liệu này rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hoặc người đại diện theo pháp luật của người khởi tạo mà không thể lấy lại, chỉnh sửa, bổ sung hoặc xóa”.

Cũng liên quan đến vấn đề này, ĐBQH Đỗ Văn Yên (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, dự thảo Luật quy định “thời điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu của các chủ thể được xác định trong các trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì ở bất kỳ địa điểm nào, thông điệp dữ liệu được gửi đi và nhận thì địa điểm đó vẫn được coi là trụ sở của người gửi, người nhận nếu người gửi và người nhận là cơ quan, tổ chức; được coi là nơi cư trú nếu người gửi, người nhận là cá nhân”. Quy định như vậy là phù hợp với tính chất giao dịch điện tử trên môi trường điện tử.

Tuy nhiên, theo đại biểu Đỗ Văn Yên, quy định này chưa thống nhất với Luật Cư trú, Luật Doanh nghiệp về nơi cư trú và trụ sở của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. Đồng thời, việc xác định địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu, giao kết hợp đồng điện tử có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng và giải quyết phát sinh tranh chấp trên thực tế. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định về vấn đề này chặt chẽ hơn và phù hợp với các Luật liên quan.

Công nhận giá trị sử dụng của văn bản được chuyển đổi

Làm rõ cách thức chuyển đổi thông điệp dữ liệu sang văn bản giấy -0
ĐBQH Thái Quỳnh Mai Dung (Vĩnh Phúc) phát biểuẢnh: Hồ Long

Quan tâm đến vấn đề chuyển đổi dữ liệu bản giấy tại Điều 15, dự thảo Luật, ĐBQH Thái Quỳnh Mai Dung (Vĩnh Phúc) cho biết, trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, hải quan luôn tồn tại hồ sơ điện tử và yêu cầu giá trị pháp lý xác thực và bảo đảm an toàn cho hồ sơ điện tử. Luật Giao dịch điện tử hiện hành chỉ mới đề cập đến văn bản điện tử trong hệ quy chiếu so với văn bản giấy. Trong khi hiện nay đã có văn bản điện tử tồn tại độc lập. Các quy định về giá trị pháp lý chứng thực điện tử mới chỉ mang tính nguyên tắc. Các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức vẫn đang xử lý song song giữa văn bản điện tử, văn bản giấy, gây lãng phí lớn cho xã hội. Do vậy, đại biểu đồng tình với quan điểm của Báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đó là cần có quy định lựa chọn hình thức văn bản giấy và văn bản điện tử, quy định hình thức lựa chọn sử dụng lưu trữ, giá trị pháp lý và các quy định khác.

Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung nêu rõ, các trung tâm lưu trữ trên thế giới cũng đang tiến hành số hóa và bảo quản khối lượng lớn tài liệu điện tử. Và một số dự báo cho rằng, trong tương lai hầu hết các tài liệu được tổ chức sử dụng, xuất bản sẽ ở dạng điện tử. Do vậy, việc quy định chuyển đổi giữa thông điệp dữ liệu và văn bản giấy áp dụng cho các thủ tục hành chính theo tính toán của Bộ Thông tin và Truyền thông, như Báo cáo đánh giá tác động, sẽ giúp tiết kiệm hơn 2.000 tỷ đồng/năm, chi phí tiết kiệm từ việc sao chứng, chứng thực, di chuyển sẽ tiết kiệm hơn 2.500 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, cần làm rõ cách thức chuyển đổi thông điệp dữ liệu sang văn bản giấy và ngược lại.

Làm rõ cách thức chuyển đổi thông điệp dữ liệu sang văn bản giấy -0
ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) phát biểuẢnh: Hồ Long

Đồng thời đại biểu cũng đề nghị, cơ quan soạn thảo nên bổ sung các quy định về công nhận giá trị sử dụng, giá trị pháp lý của các văn bản được chuyển đổi. Dự thảo Luật đang giao Chính phủ quy định chi tiết. Song, nếu luật hóa được quy định nào thì nên quy định ngay trong Luật.

Cùng quan điểm, ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) cũng đề nghị ban soạn thảo rà soát rõ chủ thể có quyền chuyển đổi giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu.

Chính trị

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chính trị

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 29.4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Thủ tướng Nhật Bản và Phu nhân thăm Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Chính trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Thủ tướng Nhật Bản và Phu nhân thăm Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Trong chương trình Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam, sáng 29.4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân ăn sáng, thưởng thức hương vị cà phê Việt Nam và tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa Xuân đại thắng"
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa Xuân đại thắng"

Tối 28.4, Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đảng trong mùa Xuân đại thắng” diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Chương trình do Bộ Công an tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19.8.1945 - 19.8.2025), 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (19.8.2005 - 19.8.2025).

Trà Vinh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh
Chính trị

Trà Vinh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh

Tối 28.4, tại Quảng trường Trung tâm hội nghị tỉnh Trà Vinh đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025); kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh Trà Vinh (1900 - 2025), 65 năm kết nghĩa Trà Vinh - Thái Bình (20.3.1960 - 20.3.2025); công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh Trà Vinh hoàn thành xây dựng nông thôn mới và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh.

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú hội đàm với Tổng Thư ký Đảng Mặt trận giải phóng Mozambique
Chính trị

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú hội đàm với Tổng Thư ký Đảng Mặt trận giải phóng Mozambique

Chiều 28.4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã hội đàm với Tổng Thư ký Đảng Mặt trận giải phóng Mozambique (FRELIMO) Chakil Aboobacar trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Việt Nam và tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ ngày 26.4 - 1.5.

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Chiều 28.4, tại tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đến Việt Nam dự Lễ khánh thành bến số 3, Cảng Vũng Áng - một trong những công trình quan trọng kết nối kinh tế giữa hai nước và dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Công tác về quân nhân xuất ngũ Trung Quốc
Chính trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Công tác về quân nhân xuất ngũ Trung Quốc

Chiều 28.4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Công tác về quân nhân xuất ngũ Trung Quốc Bùi Kim Giai nhân dịp dẫn đầu đoàn đại biểu của Chính phủ Trung Quốc sang dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Việt Nam (30.4.1975 - 30.4.2025).

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Ảnh: Thanh Chi
Chính trị

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Chiều 28.4, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiếp tục chương trình phiên họp toàn thể lần thứ 12, thẩm tra dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì phiên họp. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc ĐỊnh điều hành
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, phân quyền, ủy quyền rõ giữa Trung ương với địa phương, chính quyền cấp tỉnh với cấp xã

Cho ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương lần này nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới về chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục phân định nhiệm vụ, quyền hạn, phân cấp, phân quyền, ủy quyền giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương với địa phương, giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh với chính quyền địa phương cấp xã.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Thời sự Quốc hội

Tăng cường trách nhiệm và hiệu quả của các cơ quan tố tụng

Cần tăng cường trách nhiệm và hiệu quả của các cơ quan tố tụng, tháo gỡ được những vướng mắc trong thực tiễn hiện nay, làm rõ căn cứ để tạm đình chỉ vụ án do thiên tai, dịch bệnh hoặc các trường hợp bất khả kháng. Quy định này cần linh hoạt nhưng không được lạm dụng để bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan. Đây là đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khi cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự tại phiên họp chiều nay.