Lễ ký kết Quy chế phối hợp được truyền hình trực tuyến đến các điểm cầu BHXH các quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
Theo đại diện BHXH TP. Hồ Chí Minh, bên cạnh những doanh nghiệp, đơn vị chấp hành quy định về pháp luật BHXH, vẫn có những trường hợp vi phạm làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Việc ký kết Quy chế phối hợp giữa Công an TP. Hồ Chí Minh và BHXH TP. Hồ Chí Minh sẽ tạo cơ chế, hành lang pháp lý quan trọng để hai đơn vị phối hợp toàn diện, có chiều sâu, thường xuyên, chặt chẽ hơn nữa trên tất cả các mặt công tác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hai ngành; góp phần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hình mới; kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn.
Đồng thời, thối hợp trong công tác cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, tập huấn nghiệp vụ chuyên ngành; Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Quy chế... Bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. Cùng với đó là thực hiện chế độ, chính sách về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp đối với cán bộ, chiến sỹ CAND, công nhân Công an, người làm việc theo hợp đồng lao động và thân nhân cán bộ, chiến sỹ CAND, thân nhân công nhân Công an.
Quy chế phối hợp gồm 3 chương, 9 điều quy định rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, mục đích, nguyên tắc, nội dung, hình thức, trách nhiệm phối hợp giữa 2 đơn vị.