Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngoại giao:

Kiên quyết, kiên trì chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành ngoại giao

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về tiêu cực trong ngành ngoại giao, chiều nay, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nêu rõ, Bộ đã rút ra một số biện pháp nhằm kiên quyết, kiên trì thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành, đặc biệt là các biện pháp về công tác cán bộ, công khai minh bạch trong tổ chức hoạt động.

Rà soát, hoàn thiện quy chế, quy trình liên quan các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về việc vừa qua, nhiều cán bộ ngành ngoại giao vi phạm pháp luật trong vụ án chuyến bay "giải cứu" khi xảy ra đại dịch Covid-19, ĐBQH Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) đặt câu hỏi, phải chăng đây là phần nổi của tảng băng chìm trong công tác cán bộ của ngành ngoại giao? Đại biểu đề nghị, Bộ trưởng có ý kiến gì về vấn đề này và sẽ làm gì để phòng ngừa, ngăn chặn triệt để những tiêu cực trong nội bộ ngành?

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Bộ Ngoại giao đã kiểm điểm rất nghiêm túc, sâu sắc và rút ra một số biện pháp đã, đang và sẽ thực hiện kiên quyết, kiên trì nhằm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong ngành.

Cụ thể là, tăng cường phổ biến, quán triệt, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt chú trọng công tác chính trị tư tưởng; đề cao tính gương mẫu, trách nhiệm của người đứng đầu. Quán triệt sâu sắc tinh thần phụng sự và phục vụ người dân, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Đẩy mạnh bồi dưỡng đạo đức công chức cho cán bộ, công chức, những người làm công tác đối ngoại. Công khai, minh bạch trong tổ chức hoạt động, đặc biệt rà soát, xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy trình, quy định liên quan đến những lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, trong đó đặt trọng tâm là công tác lãnh sự và bảo hộ công dân, trước hết là các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Mong muốn đại biểu Quốc hội tiếp tục theo dõi và phản ánh nếu phát hiện bất cứ tiêu cực nào của ngành ngoại giao ở bên ngoài, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng nêu rõ, song song với các biện pháp nêu trên, Bộ sẽ tiếp tục xây dựng các chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, người lao động ngành ngoại giao theo hướng nâng cao sinh hoạt phí của các cán bộ cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, tạo động lực cống hiến, đồng thời, thể hiện tầm vóc nền ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài.

Bộ cũng sẽ xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện, quy chế, quy trình trong công tác cán bộ: từ bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan đại diện đến bổ nhiệm tất cả các vị trí trong cơ quan đại diện theo Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo đảm đầy đủ năng lực, phẩm chất, bản lĩnh chính trị; đồng thời thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát kê khai tài sản trong ngành ngoại giao.

Chuẩn hóa cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài

ĐBQH Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) cho biết, trong dịp thăm trực tiếp Đại sứ quán của Việt Nam tại hai nước Brazil và Venezuela, đại biểu nhận thấy đại sứ quán của ta tại hai nước có cơ sở vật chất khang trang, tổ chức và hoạt động bài bản. Tuy nhiên, trong khi trụ sở Đại sứ quán của Việt Nam tại Brazil đã được ta “mua đứt” thì trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela vẫn đang thuê ngắn hạn. Nêu vấn đề này, đại biểu đề nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết Bộ Ngoại giao có kế hoạch đề nghị các cấp có thẩm quyền cho phép nâng cấp các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hay không?

Kiên quyết, kiên trì chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành ngoại giao -0
ĐBQH Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, hiện nay, chúng ta có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước và có 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có 39 cơ sở được chúng ta mua lại hoặc thừa kế từ chính quyền trước đây; 42 cơ sở khác phải đi thuê của nước sở tại; 4 cơ quan đại diện chúng ta vừa có sở hữu, vừa thuê thêm cơ sở vật chất.

"Bộ đã xây dựng đề án, chiến lược theo hướng phải có kế hoạch cụ thể và lâu dài từ nay đến năm 2045 để chuẩn hóa các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài. Trong chiến lược xây dựng và phát triển ngành ngoại giao Việt Nam từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Ngoại giao coi việc chuẩn hoá các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và xây dựng, cải tạo, mua các trụ sở các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài tùy theo điều kiện luật pháp các nơi cho phép", Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh. 

Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cảm ơn Ủy ban Đối ngoại và các cơ quan của Quốc hội vừa qua đã phối hợp với Chính phủ và Bộ Ngoại giao tổ chức các cuộc trao đổi, thảo luận rất hữu ích về việc chuẩn hoá và nâng cấp các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Trên cơ sở đó, tới đây, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục tổ chức một số cuộc trao đổi nữa nhằm cụ thể hoá nội dung này và sau đó trình Quốc hội xem xét ban hành nghị quyết nhằm phê duyệt kinh phí thực hiện kế hoạch xây dựng, cải tạo, mua và duy trì, bảo dưỡng trụ sở các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.

Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang

Chiều 4.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải - Phó Trưởng đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Chiều 4.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức. 

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo chế độ
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo chế độ

Chiều 4.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì cuộc gặp mặt công chức, viên chức, người lao động có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc để hưởng chính sách, chế độ theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Armenia có truyền thống hiếu học, coi trọng tri thức và giáo dục là chìa khóa mở ra tương lai
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Armenia có truyền thống hiếu học, coi trọng tri thức và giáo dục là chìa khóa mở ra tương lai

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng nay, 4.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - ngôi trường được mệnh danh là “trái tim học thuật”, “ngọn hải đăng tri thức”, niềm tự hào của Armenia và khu vực.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại Trụ sở Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước
Theo dòng sự kiện

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước

Các trang tin điện tử chính thức của Armenia, Quốc hội Armenia, Hãng Thông tấn quốc gia của Armenia và các tờ báo của nước này (Armeni Info, Armenia Press, aravot.am, 1lurer.am, News.am…) liên tục nêu đậm nét, cập nhật thông tin, hình ảnh, video về các hoạt động trong chuyến thăm cấp chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam, không chỉ trên website mà trên cả các trang mạng xã hội X (Twitter)… nêu bật nội dung và ý nghĩa chuyến thăm, sự đón tiếp trọng thị và kết quả chuyến thăm.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 - 6.4. Sáng 4.4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Sáng nay, 4.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan (YSU).