Kiến nghị xử lý quyết liệt, đúng pháp luật

Năm 2023, đối diện nhiều khó khăn, thách thức, Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra đã hoàn thành khá toàn diện các mặt công tác, đạt được nhiều kết quả quan trọng; tiến hành nhiều cuộc thanh tra đột xuất có tính chất phức tạp, được dư luận đặc biệt quan tâm. Qua đó, phát hiện sai phạm, kiến nghị xử lý quyết liệt, đúng pháp luật và chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý theo thẩm quyền nhiều vụ việc.

Khẳng định rõ nét vai trò ngành thanh tra

Năm 2023, Thanh tra Chính phủ và Thanh tra các bộ, ngành, địa phương đã tập trung thanh tra công tác quản lý nhà nước trên các ngành, lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, có nhiều khiếu nại, tố cáo, dư luận xã hội quan tâm như: quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng; đầu tư xây dựng; cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước; đấu thầu, mua sắm tài sản công; tài chính, ngân hàng; tín dụng, cho vay bất động sản, trái phiếu, chứng khoán... Đồng thời, đẩy mạnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra để xử lý kịp thời, đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân có vi phạm; thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt; chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước và hoàn thiện chính sách, pháp luật trên lĩnh vực được thanh tra.

Báo cáo Tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng,nhiệm vụ chủ yếu năm 2024 của ngành thanh tra cho thấy, mặc dù cả năm, tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra giảm 12,8% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng vẫn đạt được kết quả rất tích cực. Qua đó, phát hiện vi phạm về kinh tế 257.703 tỷ đồng, 616ha đất. Trong đó, kiến nghị thu hồi 188.607 tỷ đồng và 166ha đất; ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 6.452 tỷ đồng; kiến nghị xem xét, xử lý hành chính 7.524 tập thể và 7.944 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý 497 vụ, 490 đối tượng.

Tổng TTCP Đoàn Hồng Phong trao Cờ Thi đua của Thanh tra Chính phủ năm 2023 cho 16 tập thể xuất sắc
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trao Cờ Thi đua của Thanh tra Chính phủ năm 2023 cho 16 tập thể xuất sắc

Báo cáo tham luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Hội nghị tổng kết công tác năm, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành thanh tra cho thấy, năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cắt giảm 7 thủ tục hành chính, đơn giản hóa 33 thủ tục hành chính nội bộ, đơn giản hóa 126 điều kiện sản xuất, kinh doanh; rà soát sửa đổi, bổ sung 21 thông tư, 6 nghị định chuyên ngành theo hướng đơn giản hóa điều kiện sản xuất, kinh doanh nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Việc đôn đốc, xử lý sau thanh tra cũng được tập trung triển khai hiệu quả. Toàn ngành đã đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 8.691 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra; các cơ quan chức năng đã thu hồi 2.350 tỷ đồng, 32.523ha đất; xử lý hành chính 7.972 tổ chức, 9.735 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 152 vụ, 201 đối tượng; khởi tố 18 vụ, 30 đối tượng; ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ 332 văn bản về cơ chế, chính sách, pháp luật theo kiến nghị tại các kết luận thanh tra.

Tại Hội nghị tổng kết hoạt động công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành thanh tra tổ chức mới đây, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh: trong năm qua, Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra đã tích cực triển khai Luật Thanh tra năm 2022, nhất là các nhiệm vụ liên quan đến xây dựng, hoàn thiện thể chế; bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước để xây dựng, triển khai công tác thanh tra, đạt nhiều kết quả tích cực; hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủthủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp giao. Qua hoạt động thanh tra đã góp phần quan trọng trong phòng ngừa và phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng.

Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực

Xác định 2024 là năm “nước rút” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2026, với dự báo tình hình tiếp tục còn nhiều khó khăn, thách thức. Theo đó, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đề nghị ngành Thanh tra cần tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực như: quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng; đầu tư xây dựng; cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước; đấu thầu, mua sắm tài sản công; tài chính, ngân hàng; tín dụng, cho vay bất động sản, trái phiếu, chứng khoán …

Đặc biệt, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra; nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, bảo đảm chặt chẽ, khách quan, đúng pháp luật, kịp thời và khả thi; xử lý nghiêm minh, đúng quy định pháp luật đối với tập thể, cá nhân có vi phạm; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, trách nhiệm, bản lĩnh trong tổ chức và hoạt động thanh tra. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, nhất là tăng tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản do vi phạm, tiêu cực, tham nhũng; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, không để phát sinh điểm "nóng" về khiếu nại, tố cáo; nhất là tại các địa phương có khiếu kiện liên quan đến đất nông - lâm trường quốc doanh.

Mặt khác, tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 và Kế hoạch thực thi công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng. Tăng cường triển khai hiệu quả công tác kiểm tra, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; tăng cường phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì khẩn trương chuyển ngay sang cơ quan điều tra xử lý (không chờ ban hành kết luận thanh tra).

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…