Phát biểu Khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch VUSTA, kiêm Giám đốc dự án PGS. TS Phạm Quang Thao nhận định, VUSTA là dự án vô cùng ý nghĩa. Giai đoạn 2021 - 2023, dự án được triển khai ở giai đoạn vô cùng khó khăn, khi dịch Covid - 19 bùng phát mạnh. Tuy nhiên, sau hơn một năm triển khai, dự án đã đạt được hầu hết các chỉ tiêu đề ra, công tác phòng, chống HIV/AIDS tại 15 tỉnh, thành phố của đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Theo đó, dự án tiếp cận và cung cấp gói dịch vụ dự phòng HIV (3 dịch vụ) cho 48.854 người (đạt 98,5% chỉ tiêu), xét nghiệm cho 45.050 người, phát hiện 989 ca HIV dương tính mới (tỷ lệ dương tính là 2,2%) và 954 người được kết nối điều trị ARV (đạt 96,5% số người được chuẩn đoán HIV dương tính)…, Với 80 nhóm cộng đồng (CBO) và 763 tiếp cận viên đã vượt khó thực hiện 43.753 xét nghiệm sàng lọc HIV, cấp phát 4.531.317 băm kim tiêm, thu gom 1.314.832 bơm kim tiêm đã qua sử dụng,...
Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Minh Tâm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS cũng thông tin về tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam. Theo đó, ước tính số người nhiễm HIV toàn quốc tính đến tháng 3.2022 là khoảng 230 nghìn người. Trong đó, số người còn sống khoảng 215.062 người (khoảng 5% trùng lặp); số người tử vong theo báo cáo cuối năm 2021 là 1.855 người. Số người nghiễm HIV tăng nhanh tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, số người nhiễm HIV mới báo cáo gia tăng ở hầu hết các tỉnh khu vực này. Đặc biệt, số ca nhiễm tăng rất nhanh ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) trong những năm gần đây… Xu hướng nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chất ma tuý và phụ nữ bán dâm chững lại, tuy nhiên đây vẫn là những mắt xích góp phần lây truyền HIV.
Xuất phát từ thực trạng đó, TS. Nguyễn Minh Tâm kiến nghị, những trường hợp ưu tiên thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại (CTGTH) trong thời gian tới là người có quan hệ tình dục đồng giới nam và người chuyển giới; người nghiện chính ma tuý; phụ nữ bán dâm. Bên cạnh đó, cần duy trì triển khai CTGTH cho nhóm:
Tại Hội thảo, Phó Giám đốc kỹ thuật Dự án VUSTA TS. Phạm Nguyên Hà chia sẻ, hiện chúng ta đang gặp khó khăn trong thực hiện các chỉ tiêu của mục tiêu phát triển bền vững (SDG) số 3 về sức khỏe. Trong tương lai, chiến lược mới của Quỹ Toàn cầu phải tăng tốc để hoàn thành mục tiêu vào năm 2030. Theo đó, mục tiêu chính là chấm dứt dịch bệnh HIV/AIDS, lao và sốt rét. Tối đa hoá các hệ thống tích hợp, lấy con gười làm trung tâm, tạo ra các tác động, cải thiện sức khỏe cho người nhiễm HIV, ngăn ngừa tử vong sớm và loại trừ lây nhiễm HIV. Đóng góp các thay đổi về mặt chính sách như, giảm kỳ thị và phần biệt đối xử; Không hình sự hoá vấn đề liên quan đến HIV; Giảm rào cản, bất bình đẳng và bảo đảm quyền của người nhiễm HIV, các nhóm dễ bị tổn thương để không ai bị bỏ lại phía sau.
“Làm được điều đó chúng ta phải thay đổi cách mà chúng ta vẫn quen làm từ trước đến nay. Chúng ta không được lãng phí thời gian, đồng thời phải tăng cường mở rộng hợp tác với các đối tác để tối đa hoá tác động và tăng tốc triển khai các hoạt động”, TS. Phạm Nguyên Hà nhấn mạnh.
Nhằm kiểm soát dịch HIV/AIDS, chấm dứt tình trạng lây nhiễm HIV, Trưởng nhóm Quần thể đích, Trung tâm HIV và Lao toàn cầu (DGHT), CDC Mỹ TS. Ths Trista Bingham cho rằng, trong khi số ca HIV phát hiện mới trong nhóm người nghiện chất ma túy có xu hướng giảm, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới và bạn tình của người nhiễm có xu hướng gia tăng. Do vậy, cũng cần quan tâm tới các nhóm người đang có xu thế gia tăng ca nhiễm này. Số ca nhiễm mới đã ghi nhận (RITA) gia tăng trong các nhóm trẻ tuổi là các nhóm MSM.
“Chúng tôi nhận thấy, các chiến lược tìm ca nhiễm HIV cần triển khai thời gian tới là mở rộng tự xét nghiệm HIV; Tiếp tục cung cấp dịch vụ tư vấn bạn tình, bạn chính an toàn và chuẩn mực; Sàng lọc các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm khi họ thực hiện các xét nghiệm khác,… Bên cạnh đó, cần giới thiệu các cải tiến, vận động người nhiễm HIV sử dụng các thuốc mới; Giải quyết các khoảng trống để bảo đảm không bị gián đoạn dịch vụ khi chuyển đổi sang bảo hiểm y tế… Ngoài ra, cũng cần để cao vai trò quan trọng của các tổ chức cộng đồng trong việc đáp ứng Y tế cộng đồng theo chùm ca bệnh (PHCR)…”, TS. Ths Trita Bingham chia sẻ.