Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

Không chủ quan, lơ là với động đất, sóng thần

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, mặc dù nằm trong khu vực rất ít xảy ra động đất, sóng thần, song người dân cũng không nên chủ quan và phải trang bị kỹ năng ứng phó kịp thời. Mới đây, Sở đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền kiến thức về động đất, sóng thần đồng thời hướng dẫn người dân những biện pháp ứng phó, xử lý nếu động đất, sóng thần xảy ra.

Chủ động ứng phó và xử lý

Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh cho biết, theo ghi nhận, trong lịch sử các trận động đất tại Việt Nam, năm 1983 tại Tuần Giáo (tỉnh Lai Châu) đã có động đất mạnh 6,7 độ Richter. Năm 2001, một trận động đất 5,3 độ Richter đã xảy ra tại phía tây thành phố Điện Biên (cách thành phố Điện Biên 15km). Thời gian gần đây, một số trận động đất nhỏ xảy ra ở miền Bắc và miền Trung với cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0 - 1. Ngoài ra, Việt Nam có thể có khả năng xảy ra động đất kích thích do các công trình thủy điện, các hồ chứa dung tích lớn.

TP. Hồ Chí Minh đưa ra phương án phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần. Nguồn: ITN
TP. Hồ Chí Minh đưa ra phương án phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần. Nguồn. Nguồn: ITN

Đối với TP. Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ, theo các đề tài nghiên cứu thì các đứt gãy khu vực Nam Bộ có khả năng gây động đất mạnh tới 5,5 độ Richter, có thể gây chấn động cấp VII ở khu vực TP. Hồ Chí Minh và nhiều vùng khác. Thực tế đến nay, khu vực TP. Hồ Chí Minh chưa ghi nhận có tâm phát ra động đất, tuy nhiên, đã ghi nhận chuỗi động đất M4,5 - 5,5 năm 2004, 2005, 2007 ở vùng biển Nam Bộ gây ra một số dư chấn làm cho các nhà cao tầng của thành phố rung nhẹ, ảnh hưởng không ít đến tâm lý của người dân mặc dù không gây thiệt hại. Bên cạnh đó, từng có trận động đất cường độ 7,8 độ Richter ở vùng biển Indonesia với độ sâu tâm chấn 22,9km, cũng lan đến Việt Nam và khiến nhiều tòa nhà cao tầng tại TP. Hồ Chí Minh rung lắc...

Đối với sóng thần, theo bản đồ phân bố các vùng phát sinh động đất trên lãnh thổ Việt Nam thì trên vùng biển nước ta động đất có thể xảy ra với độ lớn đến 6 - 6,2 độ Richter nên khả năng xảy ra sóng thần mạnh trong vùng biển nước ta là rất nhỏ, kể cả nếu có thì biên độ sóng thần vùng ven biển nước ta cũng chỉ khoảng 0,65 mét, đỉnh sóng chưa cao hơn mặt đất nhưng hoàn toàn không được chủ quan. Đối với khu vực TP. Hồ Chí Minh, nếu có nguy cơ sóng thần, có thể xảy ra đối với khu vực biển Cần Giờ và biên độ cũng rất nhỏ.

Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, so với các khu vực khác thì TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Nam Bộ nói chung ít xảy ra động đất hay sóng thần. Tuy nhiên, không vì vậy mà người dân chủ quan và cơ quan chức năng không triển khai các phương án tuyên truyền tới người dân. Bên cạnh việc tuân thủ quy định, quy chuẩn vê xây dựng, bảo đảm các công trình nhà ở, tòa nhà cao tầng phải xây dựng đúng thiết kế thì cần xây dựng bản đồ rủi ro, quy chuẩn theo đặc thù.

Bên cạnh đó, cần phát huy mọi nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ, hậu cần tại chỗ) và “3 sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả). Tích cực, chủ động phòng ngừa, thông báo, báo động sớm; thu thập và xử lý thông tin nhanh, chính xác; chỉ huy điều hành thống nhất theo phương án linh hoạt, sáng tạo và quyết đoán.

Trang bị kỹ năng cần thiết cho người dân

Mặc dù khả năng xảy ra động đất, sóng thần là rất nhỏ nhưng Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh vẫn đẩy mạnh kế hoạch tuyên truyền, nhằm khuyến cáo người dân không được chủ quan và luôn trang bị kỹ năng ứng phó. Theo đó, quy tắc chung là không chạy ra khỏi nhà khi đang có chấn động do động đất gây ra, bình tĩnh đợi đến khi kết thúc. Khi cảm thấy nền đất hay tòa nhà rung động, lập tức chạy đến vị trí an toàn như chui xuống gầm bàn chắc chắn, bàn học hoặc lánh vào góc phòng để tránh các vật nặng hay mảnh vỡ rơi xuống đầu. Sau khi chấn động ngừng, bình tĩnh rời khỏi phòng, nhà.

Đồng thời, nếu đang ở nhà cao tầng, không chạy vào thang máy, không gây ùn tắc ở cầu thang; khi di chuyển nên có vật che đầu, dùng đèn pin trong trường hợp mất điện, tránh dùng nến dễ gây hỏa hoạn. Nếu đang ở ngoài đường, phải chạy tránh xa các tòa cao ốc, tường cao, cây cối và đường dây điện. Nếu đang lái xe, ngừng ở lề đường nhưng tránh xa cột điện, dây điện, gầm cầu.

Sau khi xảy ra động đất, không nên ngủ ở trong nhà mà nên tập trung ở nơi chính quyền sơ tán (nếu có); nếu nhà sập, cần gây tiếng động, âm thanh để kêu cứu. Đồng thời, theo dõi tin tức trên phương tiện thông tin đại chúng đến khi nhận được “tin cuối cùng về động đất” và theo hướng dẫn của các cơ quan cứu hộ về công tác khắc phục hậu quả; đề phòng các chấn động gây ra sau chấn động đầu tiên; kiểm tra hệ thống đèn điện, hư hỏng của nhà cửa.

Cùng với đó, không để các vật nặng lên giá đỡ, tháo gỡ những vật dụng nằm ngay phía trên giường ngủ, không đặt giường ngủ sát cửa kính; nhớ số điện thoại cấp cứu y tế, chữa cháy và cảnh sát cơ động, nắm vững lối thoát hiểm. Tiếp đến, cần dự trữ nước uống và đồ hộp, thức ăn khô đủ cho vài ngày, vì điện và nước có thể bị cúp hoặc hư hại; chuẩn bị đèn pin và dụng cụ sơ cứu (bông bằng, thuốc men) để tại vị trí dễ lấy mang đi.

Đối với sóng thần, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố khuyến cáo người dân khi xảy ra sóng thần cần di chuyển theo hướng dẫn; lập tức rời khỏi tàu, thuyền đậu tại bến cảng; chạy đến nơi cao hơn, ngược hướng biển. Đối với tàu thuyền ngoài khơi, không quay vào bờ cho đến khi nhận được tin cuối cùng về sóng thần. Sau khi có sóng thần xảy ra, người dân không chạy ra biển nhặt đồ; cần nhận biết thực phẩm và nước bị nhiễm bẩn. Đồng thời, tránh xa các tòa nhà bị hư hỏng. Đặc biệt, người dân cần theo dõi đến khi có tin cuối cùng về sóng thần, không quay lại khu vực biển nếu chưa nhận được thông báo tình hình đã an toàn.

Địa phương

Bài cuối: Đồng thuận ý Đảng - lòng dân
Hoạt động chính quyền

Bài cuối: Đồng thuận ý Đảng - lòng dân

Cuộc cách mạng sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp ở Nghệ An đang đi những bước khởi đầu quan trọng. Khó khăn phía trước còn rất lớn, nhiệm vụ đặt ra cũng không hề nhẹ... song, với quyết tâm chính trị cao nhất, tạo đồng thuận giữa ý Đảng - lòng dân, cùng với phương châm hành động “vừa chạy vừa xếp hàng” sẽ là tiền đề để Nghệ An thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đặc biệt này.

Quang cảnh hội nghị
Hoạt động chính quyền

Thống nhất sắp xếp đơn vị hành chính, hướng tới thành lập tỉnh Đắk Lắk trực thuộc Trung ương

Ngày 24.4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị lần thứ 32 nhằm cho ý kiến đối với Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh và một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Trong đó, đáng chú ý là nội dung liên quan đến việc hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên để hình thành đơn vị hành chính mới trực thuộc Trung ương.

Đường nối Đắk Lắk - Phú Yên còn nhiều điểm nghẽn, cần sớm được hoàn thiện
Giao thông

Đắk Lắk đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, mở rộng không gian phát triển kinh tế

Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk xác định phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ then chốt nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, mở rộng liên kết vùng. Trong bối cảnh sắp xếp lại địa giới hành chính cấp tỉnh theo hướng Đông - Tây, yêu cầu hoàn thiện hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại càng trở nên cấp thiết, đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm cho tỉnh trong giai đoạn tới.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thăm, tặng quà chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày tại huyện Hiệp Hòa
Địa phương

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thăm, tặng quà chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày tại huyện Hiệp Hòa

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025), sáng 24.4, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Việt Oanh đến thăm, tặng quà các chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày tiêu biểu đang sinh sống trên địa bàn huyện Hiệp Hòa. 

Becamex IDC - 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách TOP 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín
Địa phương

Becamex IDC - 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách TOP 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín

Khẳng định bản lĩnh vững vàng với năng lực tài chính ổn định, vượt qua khó khăn, chủ động vươn lên đón nhận cơ hội mới – cơ hội bứt phá trong Kỷ nguyên vươn mình của đất nước, vừa qua Tổng Công ty Becamex IDC tiếp tục được vinh danh trong Top 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín năm 2025 do Vietnam Repor công bố. Đây là lần thứ 5 liên tiếp Becamex IDC đứng đầu danh sách Top 10 (2021, 2022, 2023, 2024 và 2025).

Ninh Thuận giữ nguyên tên gọi đơn vị hành chính cấp xã theo hình thức đánh số sau sắp xếp
Trên đường phát triển

Ninh Thuận giữ nguyên tên gọi đơn vị hành chính cấp xã theo hình thức đánh số sau sắp xếp

Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chủ trương giữ nguyên tên gọi các đơn vị hành chính cấp xã sau khi sáp nhập, đồng thời áp dụng phương án đánh số thứ tự để phân biệt, đảm bảo thuận tiện trong công tác quản lý và ổn định đời sống nhân dân.

Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
Trên đường phát triển

Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa các công trình, dự án trọng điểm, có quy mô lớn đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đi vào hoạt động, từ ngày 21 - 23.4, lãnh đạo tỉnh đã đi kiểm tra Dự án sân golf Glory tại xã Thành Công (TP. Phổ Yên); Dự án khu nghỉ dưỡng Flamingo Majestic Islands Resort (tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc); Dự án sân golf Tân Thái (Đại Từ); Dự án đường Bắc Sơn kéo dài (TP. Thái Nguyên).

Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Bông thăm hỏi động viên người dân
Xã hội

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho người nghèo vươn lên phát triển kinh tế

Trong quý I.2025, hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại Đắk Lắk tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả, góp phần thiết thực hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự nỗ lực của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn ưu đãi đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc cho sự phát triển bền vững của địa phương.

Bến Tre: Từ "Đồng khởi" trong kháng chiến đến "Đồng khởi mới" trong phát triển kinh tế xã hội
Địa phương

Bến Tre: Từ "Đồng khởi" trong kháng chiến đến "Đồng khởi mới" trong phát triển kinh tế xã hội

Sau 50 năm giải phóng, từ một vùng đất chịu nhiều đau thương của chiến tranh, Bến Tre đã vận dụng sáng tạo và phát huy truyền thống Đồng khởi năm xưa, bằng nhiều chủ trương, nghị quyết, chương trình hành động cách mạng. Nổi bật là phong trào thi đua “Đồng khởi mới” đã từng bước đưa tỉnh vươn lên mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Bí Thư Thành ủy Cần Thơ Đỗ Thanh Bình và Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trương Cảnh Tuyên trao bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát của thành phố
Địa phương

TP. Cần Thơ hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025

Sau hơn 8 tháng thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, TP. Cần Thơ đã hoàn thành việc xây mới, sửa chữa 1.066 căn nhà. Chính quyền địa phương đã bàn giao nhà mới cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ người có công với cách mạng đưa vào sử dụng.

Triển khai phong trào ‘Bình dân học vụ số’ đến thôn, tổ dân phố tại Hà Nội
Trên đường phát triển

Triển khai phong trào ‘Bình dân học vụ số’ đến thôn, tổ dân phố tại Hà Nội

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong ký ban hành Kế hoạch số 05-KH/BCĐ57 của Ban Chỉ đạo Thành ủy về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số về triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phê bình một chủ tịch xã ở Đắk Lắk vì buông lỏng quản lý
An ninh cơ sở

Phê bình một chủ tịch xã ở Đắk Lắk vì buông lỏng quản lý

Ngày 23.4, lãnh đạo UBND huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk) cho biết đã có văn bản phê bình UBND xã Krông Nô và Chủ tịch UBND xã này vì buông lỏng trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, để xảy ra tình trạng san lấp đất, lấn chiếm lòng hồ thủy điện Buôn Tua Srah nhằm mục đích xây dựng nhà ở, quán kinh doanh "săn view".

Khánh Hòa sẵn sàng đón dòng khách lớn dịp lễ 30.4 - 1.5
Trên đường phát triển

Khánh Hòa sẵn sàng đón dòng khách lớn dịp lễ 30.4 - 1.5

Dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 năm nay kéo dài 5 ngày, là thời điểm thuận lợi để người dân, du khách tổ chức các chuyến tham quan, nghỉ dưỡng, thưởng thức ẩm thực và tận hưởng không khí thư giãn sau thời gian làm việc. Đây cũng là cơ hội quan trọng để ngành du lịch Khánh Hòa đẩy mạnh kích cầu, thu hút du khách.