Khởi sắc Mường Ảng

Huyện Mường Ảng giờ đã khác! Suốt chặng đường từ đỉnh đèo Tằng Quái về thung lũng Mường Ảng vốn đã bị chiến tranh tàn phá khốc liệt. Song, đến nay, đại bản doanh đầu tiên của chiến dịch Điện Biên Phủ ấy đã được cà phê và mắc ca phủ xanh ngút tầm mắt. Ngay cả những mảnh đồi trọc ở Tát Hẹ - bản nghèo nhất của xã Ẳng Nưa giờ cũng vậy, đâu đâu cũng là cà phê...

Cà phê đang giúp đồng bào Mường Ảng nói riêng và Điện Biên nói chung thoát nghèo!

Đột phá từ tư duy

Vàng A Đa ở Tát Hẹ, xã Ẳng Nưa là một trong những người dũng cảm phá vườn ngô để trồng cà phê trong sự nghi ngại của rất nhiều người. Song, cũng chính nhờ sự dũng cảm có phần liều lĩnh đó mà chỉ hơn 2 năm sau, gia đình Vàng A Đa thoát nghèo.

Ảnh: Cà phê Mường Ảng được giới thiệu tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: M. Châu
Cà phê Mường Ảng được giới thiệu tới các đại biểu Quốc hội. Ảnh: M. Châu

Vàng A Đa cho biết, nếu không có sự khích lệ, động viên của chính quyền xã, nhất là sự hỗ trợ 50 triệu đồng vốn của NHCSXH huyện Mường Ảng thì không biết bây giờ cuộc sống của cả gia đình anh sẽ thế nào. "Tôi từ một người tay trắng, nghèo đói bủa vây quanh năm, vậy mà sau hơn 2 năm đã có được 5ha cà phê; còn gì sung sướng hơn nữa khi cả gia đình không còn bữa đói, bữa no. Công việc và thu nhập ổn định, tôi tin chắc cái nghèo sẽ không thể làm khó chúng tôi được nữa!" - Vàng A Đa khẳng định.

Quả thật, nghe khẩu khí mạnh mẽ của Vàng A Đa, nhìn cái cách vung tay đầy dứt khoát, tôi nghĩ ngày Mường Ảng thoát nghèo không còn xa nữa. Nhất là khi tinh thần ấy, khẩu khí ấy đã lan truyền khắp cả Tát Hẹ, lôi kéo cả bản cùng vào cuộc chuyển đổi cây trồng. Nhờ đó, hơn một nửa bản Tát Hẹ đã ra khỏi danh sách hộ nghèo, còn Vàng A Đa thì mạnh dạn đặt mua xe ô tô.

Bà Nguyễn Thị Ngọc, thị trấn Mường Ảng tự hào là hộ đầu tiên trồng thành công bưởi Diễn hữu cơ ở vùng đất khó. Bà cũng từng là hộ nghèo và khởi nghiệp từ nguồn vốn tín dụng chính sách. Nhờ mạnh dạn thay đổi cây trồng, từng bước phát triển theo cách lấy ngắn nuôi dài, mở rộng dần diện tích cây trồng, đến nay, bà Ngọc đã sở hữu 5ha bưởi và cà phê, mỗi năm cho thu nhập gần 1 tỷ đồng.

Chứng kiến sự thay đổi của Mường Ảng 70 năm qua; cựu chiến binh Nguyễn Công Nuôi năm nay đã 92 tuổi cho biết, kể từ khi chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi đến nay, Mường Ảng đã thay đổi ngoạn mục. "Yếu tố làm thay đổi Mường Ảng chính là Đảng, là Bác Hồ, là sự dẫn dắt, lãnh đạo của Trung ương, địa phương và sự đồng thuận của Nhân dân. Sống đến tuổi này, được tận mắt thấy quê mình phát triển, tôi thật hạnh phúc và cũng rất tự hào khi mình cũng đã đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển ấy..." - ông Nuôi xúc động nói.

Bí thư Huyện ủy Mường Ảng Nguyễn Tiến Đạt cho biết, từ nguồn kinh phí được bố trí cho năm 2022 và 2023 là 12,744 tỷ đồng, Mường Ảng đã phân bổ thực hiện 31 dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo cho 755 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ làm kinh tế giỏi.

Với 7 xã trong diện đặc biệt khó khăn, huyện bố trí thêm 7 dự án hỗ trợ cây, con giống, máy móc, nông cụ sản xuất với tổng kinh phí 1,623 tỷ đồng, giúp 195 hộ nghèo có thêm nguồn lực phát triển kinh tế. Bên cạnh cây cà phê, mắc ca, cây ăn quả, huyện giao Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp triển khai 2 mô hình trồng cây gai xanh trên đất dốc và nuôi cá lồng bè trên lòng hồ Ẳng Cang, đến nay, các mô hình bước đầu đem lại hiệu quả.

"Cùng với huyện Tuần Giáo, Mường Ảng được tỉnh Điện Biên phân bổ 119 dự án bằng nguồn vốn Chương trình giảm nghèo bền vững, tập trung đầu tư để 2 huyện thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn vào năm 2025. Đây là cơ hội để huyện bứt phá, vươn lên. Vì thế, chúng tôi triệt để tận dụng sự ủng hộ này và kết hợp triển khai tốt các chương trình tín dụng chính sách, nhất là trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo công ăn việc làm cho bà con" - Bí thư Nguyễn Tiến Đạt chia sẻ.

Định vị thương hiệu với Arabica

Mường Ảng nay đã trở thành "vựa" cà phê lớn nhất vùng Tây Bắc được định vị thương hiệu bằng chính cây cà phê Arabica. Chất lượng cà phê Arabica ở vùng đất này được các chuyên gia đánh giá cao bởi hương vị đặc trưng riêng không vùng nào có được. Quan trọng hơn, đây cũng là loại cây xóa nghèo hiệu quả của Điện Biên nói chung, Mường Ảng nói riêng.

Ảnh: Cà phê trở thành cây giảm nghèo của đồng bào Mường Ảng. Ảnh: Đ. Biên
Cà phê trở thành cây giảm nghèo của đồng bào Mường Ảng. Ảnh: Đ. Biên

Nhớ lại những năm 1970, khi cây cà phê lần đầu được trồng ở Mường Ảng với mô hình canh tác nông trường thời kỳ bao cấp không phù hợp đã khiến đời sống bao gia đình ở đây liêu xiêu. Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời, tạo công ăn việc làm cho công nhân nông trường, năm 1996, cây cà phê bắt đầu được trồng lại theo mô hình mới, giống cây tốt hơn. Bà con được giao đất, hỗ trợ cây giống, phân bón. Trải qua những thăng trầm, đến nay, cây cà phê đã đứng vững ở vị trí đầu tàu, mũi nhọn trong phát triển kinh tế của tỉnh.

Bí thư Nguyễn Tiến Đạt cho biết, cà phê Arabica Mường Ảng có hương vị thơm đậm đà của núi rừng Tây Bắc, có độ chua và hàm lượng cafein hoàn hảo, sang trọng, thanh thoát; 100% là cà phê nguyên chất không pha trộn, không phẩm màu, không chất bảo quản, không phụ gia, không hương liệu hóa chất. Cà phê quả tươi được thu hái 100% chín cây. Chất lượng cà phê Arabica trồng tại Mường Ảng đã được các chuyên gia đánh giá cao do có hương vị đặc trưng riêng biệt mà không vùng nào có được.

Cà phê là cây chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện, sản lượng năm 2022 đạt khoảng 45.000 tấn quả tươi, tổng doanh thu ước tính gần 600 tỷ đồng. Vào mùa thu hoạch, cây cà phê còn tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động, với thu nhập từ 7,5 triệu đồng đến 9 triệu đồng/người/tháng. Từ đó, cà phê Arabica Mường Ảng được gọi là cây "xóa đói, giảm nghèo" cho người dân nông thôn miền núi.

Đến nay, diện tích cây cà phê tại Mường Ảng đã đạt khoảng trên 2.000ha, tập trung chủ yếu tại thị trấn Mường Ảng và 3 xã: Ẳng Nưa, Ẳng Cang, Ẳng Tở thuộc thung lũng huyện Mường Ảng. Sản lượng trung bình quả tươi đạt 15 tấn/ha; sản lượng cà phê trấu đạt 3 tấn/ha. Với mỗi hecta cà phê, mỗi năm tạo công ăn việc làm (từ hái quả, tỉa cành tạo tán, bón phân…) cho người dân trong và ngoài huyện, với mức thu nhập trung bình 40 - 60 triệu đồng/người.

Bí thư Nguyễn Tiến Đạt cho biết, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho bà con nông dân ở Mường Ảng là cái gốc của xóa đói giảm nghèo. Vì thế, bên cạnh tập trung sản xuất, huyện Mường Ảng cũng chú trọng công tác mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu hạt cà phê, tăng giá trị và thương hiệu cho cây cà phê. Đến nay, toàn huyện đã thu hút được 5 doanh nghiệp đầu tư nhà máy, dây chuyền chế biến cà phê tại địa bàn; trong đó Công ty TNHH Xuất nhập khẩu cà phê Việt Bắc đầu tư nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu tại xã Ẳng Tở. 

"Hiện, chúng tôi tiếp tục xác định cây cà phê Arabica là cây chủ lực phát triển kinh tế của huyện. Từ đây, huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân phát triển cây cà phê; trong đó chú trọng thực hiện chính sách hỗ trợ giống cho các hộ trồng cà phê; tận dụng nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719... để tập trung phát triển cây cà phê Arabica theo hướng hàng hóa, nâng tầm thương hiệu không chỉ tại Việt Nam mà cả ra nước ngoài" - Bí thư Huyện ủy Mường Ảng chia sẻ.

Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ
Hoạt động chính quyền

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ

Bão số 3 đã qua đi, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng để cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội quận.

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi
Địa phương

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi

Để chung tay cùng cả nước ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, Đoàn ĐBQH thành phố Hải phòng đã tặng 60 suất quà trị giá 60 triệu đồng cho các hộ dân bị ảnh hưởng do bão tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ
Địa phương

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ

Mới đây, UBND quận Long Biên (Hà Nội) vừa thụ lý giải quyết tố cáo của công dân đối với ông Vũ Ngọc Hiệp – Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm vì không thực hiện Kết luận số 02/KL-CTUBND ngày 29.5.2024 của Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm kết luận nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Văn Minh.

Một góc NTM kiểu mẫu ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
Địa phương

Yên Mỹ - miền quê đáng sống

Được công nhận xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì) đang sở hữu diện mạo của một miền quê đáng sống với cảnh quan tươi đẹp, hiện đại, khang trang. Xã đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM kiểu mẫu đã đạt được. Trong đó, đối với các ngành nghề kinh tế, lấy kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp chuyên canh hàng hóa kết hợp khai thác dịch vụ du lịch phát triển.

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Quảng Bình: Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào trong ngày khốn khó
Địa phương

Quảng Bình: Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào trong ngày khốn khó

Chịu nhiều mất mát trong các cơn bão lụt hàng năm, người dân Quảng Bình đã được cả nước chung tay cứu trợ. Nay, trước mất mát của đồng bào phía Bắc, khúc ruột miền Trung lại xung phong hỗ trợ sức người, quyên góp được 31,1 tỷ đồng để miền Bắc sớm ổn định cuộc sống. Trong đó, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã trực tiếp gửi 500 triệu đồng đến huyện Bảo Yên (Lào Cai).

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp gỡ 7 thiếu nhi tiêu biểu dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”
Địa phương

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp gỡ 7 thiếu nhi tiêu biểu dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã gặp gỡ và trang bị kiến thức cho các đại biểu thiếu nhi của tỉnh trước khi tham dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II – năm 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 27–29.9 tại Hội trường Diên Hồng, Tòa nhà Quốc hội, TP. Hà Nội.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Tết Trung thu tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em
Hoạt động chính quyền

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Tết Trung thu tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đến thăm và tặng quà cho các em thiếu nhi tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em tỉnh. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần và mang niềm vui Tết Trung thu đến cho các em đang được chăm sóc tại đây.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.