Thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Xín Mần, Hà Giang

Khi ý Đảng hợp lòng dân

“Không để ai bị bỏ lại phía sau” là quan điểm xuyên suốt của tỉnh Hà Giang nói chung, huyện Xín Mần nói riêng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Thời gian qua, với hàng loạt các chính sách được triển khai, cùng nhiều cách làm sáng tạo, khoa học đã mở ra cánh cửa thoát nghèo bền vững cho địa phương này. Những chính sách đó không chỉ giúp cải thiện đời sống mà còn làm thay đổi tư duy, nhận thức chủ động vươn lên thoát nghèo cho người dân nơi đây.  

Sức mạnh từ ý Đảng hợp lòng dân -0
Lãnh đạo huyện Xín Mần thăm mô hình trồng củ cải

Đòn bẩy thoát nghèo từ Nghị quyết 05

Ai đã từng đặt chân lên đến Xín Mần - huyện biên giới đặc biệt khó khăn của Hà Giang mới thấu hiểu được nỗi vất vả của chính quyền và người dân nơi đây. Địa hình chia cắt, giao thông nghèo nàn cộng vào đó là thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra đang là rào cản rất lớn cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Trước những khó khăn đó, Nghị quyết 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về “cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 - 2025” được ban hành đã trở thành đòn bẩy giúp người dân thoát nghèo trên chính mảnh đất của mình.

Chủ tịch UBND huyện Phạm Duy Hiền chia sẻ: Cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu đã tạo ra phong trào thi đua lao động sản xuất sôi nổi, rộng khắp trong toàn huyện. Đáng mừng là suy nghĩ của người dân có nhiều thay đổi. Từ chỗ bỏ hoang, trồng cây không hiệu quả, người dân biết quý trọng từng tấc đất. Qua đó, tăng hệ số sử dụng đất, tạo sinh kế, tăng thu nhập, giúp người dân vươn lên thoát nghèo. Hết năm 2021, Xín Mần có 297 hộ đăng ký cải tạo vườn tạp; trong đó có 165 hộ nghèo, 93 hộ cận nghèo và 39 hộ trung bình. Hộ có nhu cầu vay vốn là 234 hộ, với số tiền 7.020 tỷ đồng.

Sức mạnh từ ý Đảng hợp lòng dân -0
Lãnh đạo huyện Xín Mần làm việc với cán bộ Công ty TNHH Việt Nam Misaki

Đến thăm mảnh vườn được cải tạo, quy hoạch lại mới thấy rõ được hiệu quả từ Nghị quyết 05. Ông Hoàng Văn Xạ (thôn Làng Thượng, xã Khuôn Lùn) hồ hởi chia sẻ: Trước đây, với gần 3 sào đất vườn, gia đình ông loay hoay không biết trồng cây gì, nuôi con gì hiệu quả, thậm chí có thời điểm bỏ hoang nhiều phần diện tích. Từ khi có chủ trương cải tạo vườn tạp, được hướng dẫn, tư vấn và vay 30 triệu đồng từ ngân hành chính sách huyện, ông đã mạnh dạn đầu tư trồng 3 vườn rau sạch và 1 ao thả cá. “Nhìn mảnh vườn giờ đây, tôi rất vui mừng. Qua chủ trương này đã giúp tôi thay đổi tư duy, nhận thức làm kinh tế. Năm nay, thu nhập từ mảnh vườn và ao cá dự kiến đạt gần 90 triệu đồng, gấp 7 - 8 lần so với trước kia”, ông Xạ cho biết thêm.

Còn đối với bà Sùng Thị Mai (đội 2, thôn Nặm Phang, xã Khuôn Lùn) thuộc diện hộ nghèo, gia đình neo người. Được chính quyền địa phương vận động, bà Mai đã cải tạo 3 mảnh đất trống của gia đình để trồng bí bao tử, rau ngót và các loai rau, củ khác dưới sự hướng dân của cán bộ xã. Bà Mai hiểu bỏ đất trống là một sự lãng phí nhưng do thiếu vốn sản xuất, thiếu tiền mua cây, con giống và phân bón nên chưa thể cải tạo diện tích đất trống. Giờ đây, từ nguồn vốn hỗ trợ, gia đình bà đã bắt tay cải tạo lại 3 mảnh vườn, đầu tư sửa sang chuồng trại, mua thêm gà, lợn về nuôi. Thu nhập từ mảnh vườn tăng lên, giúp gia đình có của ăn, của để và thoát khỏi diện hộ nghèo của địa phương.

Đưa nông sản địa phương "cất cánh"

Câu chuyện thoát nghèo bền vững không chỉ phụ thuộc vào nội lực, ý thức vươn lên thoát nghèo của người dân mà cần phải có sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị, cùng định hướng, chiến lược phát triển bài bản, hiệu quả. Với một địa phương thuần nông như Xín Mần, việc tìm đầu ra cho nông sản phẩm là yếu tố rất quan trọng.

Sức mạnh từ ý Đảng hợp lòng dân -0
Mô hình trồng củ cải của đem lại thu nhập ổn định, góp phần cải thiện đời sống của nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Xín Mần

Có thể thấy, chưa khi nào nông sản ở Xín Mần lại có niềm hy vọng phát triển một cách bền vững như hiện nay. Với sự sáng tạo, năng động của chính quyền địa phương, nhất là người đứng đầu đã nỗ lực thực hiện xúc tiến đầu tư, đầu năm 2021, Công ty TNHH Việt Nam Misaki đã đến triển khai dự án trồng thử nghiệm diện tích củ cải tại xã Xín Mần với hơn 4 ha. Công ty hỗ trợ phân bón, giống cây trồng; đồng thời, cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ nhân dân trồng thử nghiệm củ cải xuất khẩu. Qua 2 vụ liên kết trồng củ cải, bà con nông dân rất ấn tượng với mức thu nhập đem lại, cao gấp 4 lần so với trồng ngô, trồng lúa.

Là một trong 14 hộ thuộc diện thử nghiệm của dự án, chị Giàng Thị Pằng (thôn Xín Mần, xã Xín Mần) vui mừng cho biết: Trước kia, diện tích vườn của gia đình trồng ngô, cỏ voi chỉ đủ sống qua ngày, từ khi được vận động của chính quyền địa phương chuyển đổi sang trồng củ cải theo dự án của Công ty TNHH Việt Nam Misaki, thu nhập của gia đình được nâng lên đáng kể. “Quá trình canh tác củ cải mất ít ngày công, khả năng tái tạo, tạo mùn của đồng ruộng tốt, hiệu quả hơn hẳn so với trồng cây lương thực khác. Sau mỗi vụ, cho sản lượng gần 30 tấn/ha, đem lại thu nhập hơn 80 triệu đồng”.

Sức mạnh từ ý Đảng hợp lòng dân -0
Chủ tịch UBND huyện Phạm Duy Hiền (thứ 2 từ phải sang) thăm nhà máy chế biến các sản phẩm nông sản Xín Mần

Chủ tịch UBND huyện Phạm Duy Hiền phấn khởi cho biết: Việc nông sản của địa phương thông qua Công ty TNHH Việt Nam MISAKI được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, một thị trường khó tính đã khẳng định vị thế của nông sản Xín Mần, là tiền để xuất khẩu nông sản vào các thị trường khác trên thế giới. Cùng với hiệu quả kinh tế đem lại cho bà con, hiện người dân ở Xín Mần hoàn toàn tin tưởng vào việc sản xuất liên kết với các doanh nghiệp có uy tín và sẵn sàng tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất.

Đến nay, Công ty đang bắt đầu xây dựng nhà máy chế biến sâu các sản phẩm nông sản xuất khẩu tại xã Nàn Ma và xã Xín Mần, tạo điều kiện thuận lợi trong liên kết, giải quyết bài toán đầu ra cho nông sản của huyện. Trên cơ sở đó, Xín Mần và Công ty TNHH Việt Nam Misaki cùng thống nhất ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về liên kết phát triển vùng nguyên liệu củ cải, củ gừng, củ kiệu, dưa chuột, măng Bát Độ và một số loại rau, củ, quả khác với tổng diện tích triển khai hơn 400 ha tại 10 xã. Đặc biệt, 2 bên sẽ hợp tác ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm các cây trồng thế mạnh của huyện đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 23.11, nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế và cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh. Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên để thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tại địa phương, góp phần giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero).

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025
Xã hội

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group - gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13.1.2025 đến 12.2.2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).