Khẩn trương hoàn thiện pháp luật, tạo khung pháp lý, điều kiện để thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững

Liên quan đến thị trường bất động sản, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã tham gia giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại Phiên chất vấn chiều nay, 8.6. Trong đó, Bộ trưởng khẳng định, thị trường bất động sản là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế và các lĩnh vực khác cùng phát triển, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho người dân, phát triển đô thị, công nghiệp và du lịch.

Đã thích ứng và từng bước có dấu hiệu phục hồi, phát triển

Thị trường bất động sản nước ta trong thời gian qua đã có sự phát triển mạnh cả về quy mô, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của các chủ thể tham gia thị trường, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước. Hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản đã cơ bản được hoàn thiện, gồm Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng... và nhiều nghị định, thông tư được ban hành để tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản.

Khẩn trương hoàn thiện pháp luật, tạo khung pháp lý, điều kiện để thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững -0
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại Phiên chất vấn chiều nay, 8.6. Nguồn: quochoi.vn

Trong năm 2021 và quý I.2022, thị trường bất động sản vẫn có nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh, nhưng đã thích ứng và từng bước có chuyển biến, đã có dấu hiệu phục hồi và phát triển. Tổng lượng giao dịch bất động sản cao hơn quý trước và cùng kỳ năm 2021, tỷ lệ hấp thụ sản phẩm ở hầu hết các phân khúc ở mức cao và hầu như không phát sinh lượng tồn đọng bất động sản mới. Tỷ lệ bỏ trống văn phòng, mặt bằng thương mại cho thuê giảm dần.

Bên cạnh những đóng góp tích cực vào sự phát triển của kinh tế đất nước và bảo đảm bảo an sinh xã hội thì thị trường bất động sản đang bộc lộ các hạn chế, bất cập, có những dấu hiệu chưa ổn định, chưa lành mạnh nổi lên như sau:

Thứ nhất là, hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai, đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản vẫn còn bất cập cần sửa đổi để thống nhất, như về hình thức lựa chọn chủ đầu tư dự án có sử dụng đất; xác định giá đất; chế độ sử dụng đất; quy định đối với các loại hình bất động sản mới, hỗn hợp, đa chức năng; về quy trình, thủ tục triển khai các dự án bất động sản.

Thứ hai là, khó khăn về nguồn cung bất động sản, việc triển khai đầu tư xây dựng các dự án bất động sản tại hầu hết các địa phương gặp nhiều khó khăn khiến nguồn cung bất động sản sụt giảm ở các phân khúc, khiến số lượng các dự án được chấp thuận mới khởi công xây dựng và hoàn thành trong thời gian qua còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu đối với nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và nhà ở cho phân khúc thu nhập thấp, thu nhập trung bình. Đối với nguồn cung nhà thương mại trong năm 2021, tổng số dự án nhà ở thương mại hoàn thành là 172 dự án bằng khoảng 60% số dự án so với năm 2020. Trong quý I.2022 số lượng dự án nhà ở thương mại hoàn thành là 22 dự án, bằng khoảng 47% so với quý IV.2021 và bằng khoảng 54% so với cùng kỳ năm 2021.

Đối với nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đến nay mới đạt 7,3 triệu m2/12,5 triệu theo như kế hoạch, trong đó nhà ở công nhân là 2,7 triệu m2 với 54.000 căn hộ, nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đô thị đạt khoảng 4,6 triệu m2 với 92.500 căn hộ. Cả nước hiện đang tiếp tục triển khai 339 dự án nhà ở xã hội nhưng tốc độ triển khai rất chậm, trong đó nhà ở công nhân 7,6 triệu m2 với hơn 152.000 căn hộ, nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đô thị là 9,6 triệu m2 với 219.000 căn hộ, các dự án này triển khai rất chậm và mới chỉ khởi động lại thời gian gần đây, sau khi có gói hỗ trợ tín dụng theo Nghị quyết 11 của Chính phủ được công bố.

Thứ ba là, cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa phù hợp, phổ biến là bất động sản các phân khúc nhà ở trung, cao cấp, bất động sản du lịch, trong khi đó thiếu nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở thương mại giá phù hợp cho các đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình.

Thứ tư là, giá bất động sản, đặc biệt là nhà ở, đất ở liên tục tăng, cao hơn so với thu nhập của người dân. Điều này khiến cho người lao động thu nhập thấp tại các đô thị, công nhân khu công nghiệp càng khó khăn trong việc tiếp cận và tạo lập chỗ ở.

Thứ năm là, các sàn giao dịch bất động sản hoạt động thiếu ổn định, hoạt động môi giới bất động sản chưa được kiểm soát tốt.

Thứ sáu, công tác quản lý quy hoạch, xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và thị trường bất động sản tại các địa phương còn tồn tại bất cập. Một số địa phương có hiện tượng tách thửa, phân lô bán nền không đúng quy định, không phù hợp quy hoạch, thiếu hạ tầng nhưng chưa được kiểm tra, xử lý triệt để. Công tác thông tin công khai, minh bạch về quy hoạch các dự án hạ tầng, nâng loại đô thị, đơn vị hành chính còn chưa đầy đủ, chưa kịp thời.

Thứ bảy, việc kiểm soát dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản còn chưa chặt chẽ, còn tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản, vẫn còn phản ánh của doanh nghiệp về việc khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng và huy động vốn qua việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, chưa có nguồn vốn dài hạn, ổn định cho thị trường bất động sản.

Thứ tám, chính sách thuế đối với sử dụng bất động sản và hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản còn chưa phân biệt giữa sử dụng và đầu tư kinh doanh, mua đi bán lại dẫn đến hiện tượng đầu cơ, găm giữ bất động sản, thậm chí còn trốn thuế trong giao dịch bất động sản làm thất thu ngân sách.

Thứ chín, hoạt động của thị trường bất động sản còn thiếu công khai, minh bạch do thiếu hệ thống thông tin dẫn đến lợi dụng tung tin nhiễu, loạn thị trường.

Khẩn trương hoàn thiện pháp luật, tạo khung pháp lý, điều kiện để thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững -0
Ảnh: Quang Khánh

Theo sát tình hình, kịp thời có biện pháp ổn định, lành mạnh thị trường bất động sản khi cần thiết

Từ các khó khăn, vướng mắc, bất cập như trên và kinh nghiệm các nước, để đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, hiệu quả và bền vững, đóng góp tích cực hơn cho phát triển của nền kinh tế, Bộ Xây dựng đề xuất một số giải pháp chính như sau:

Thứ nhất, khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản để đảm bảo đồng bộ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo khung pháp lý, điều kiện để thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững. Đồng thời tăng cường quản lý thị trường bất động sản, tăng nguồn cung, nhất là tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở cho phân khúc thu nhập thấp.

Thứ hai, theo dõi sát tình hình diễn biến thị trường bất động sản để kịp thời có biện pháp ổn định, lành mạnh thị trường khi cần thiết. Kiểm tra, rà soát các dự án nhà ở kinh doanh bất động sản để kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục đầu tư đất đai, quy hoạch xây dựng để thúc đẩy triển khai tạo nguồn cung cho thị trường.

Thứ ba, rà soát, bổ sung quy hoạch, bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân theo đúng quy định, thúc đẩy cải tạo chung cư cũ.

Thứ tư, kiểm soát cơ cấu lại tín dụng bất động sản, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tránh rủi ro. Đồng thời, tiếp tục tạo điều kiện cho vay đối với lĩnh vực bất động sản theo đúng quy định pháp luật. Các doanh nghiệp có năng lực, có tín nhiệm, có dự án tốt, đáp ứng các điều kiện cần được tạo điều kiện tiếp cận nguồn tín dụng để phát triển các dự án bất động sản để góp phần có thêm nguồn cung, tiếp tục cho vay đối với các dự án đầy đủ pháp lý có hiệu quả, ưu tiên cho vay đối với các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân được cấp phép và khởi công để tạo nguồn cung cho thị trường. Kiểm soát chặt chẽ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu riêng lẻ, đồng thời hướng dẫn thực hiện hoạt động phát hành trái phiếu, huy động vốn, thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp bất động sản theo đúng quy định, tạo điều kiện không làm cản trở hoạt động huy động vốn cho các doanh nghiệp có đủ năng lực hoạt động kinh doanh tốt, hiệu quả, lành mạnh. Nghiên cứu đề xuất các quy định về thuế đối với việc sử dụng bất động sản, hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản để hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ bất động sản. Nghiên cứu sửa đổi các quy định liên quan về đấu giá quyền sử dụng đất để xác định giá đất, đảm bảo thống nhất, phù hợp với thực tế địa phương. Khẩn trương tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xây dựng chương trình phát triển nhà ở, kế hoạch phát triển nhà ở tại địa phương để tăng cường công tác quản lý nhà nước ở địa phương về quy hoạch, xây dựng thị trường bất động sản và quản lý đất đai.

Thứ sáu, hoàn thiện thực hiện công khai hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.

Thứ bảy, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh bất động sản, xử lý hành vi thông tin không chính xác, gây nhiễu loạn, tác động tiêu cực đến hoạt động thị trường tài chính, tín dụng, bất động sản.

Thứ tám, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đang tích cực phối hợp các bộ, ngành chuẩn bị hội nghị về phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, hiệu quả, bền vững. Theo đó, đang khẩn trương tập trung nghiên cứu, đánh giá về thực trạng của thị trường bất động sản, kết quả, hạn chế, bất cập và nguyên nhân, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế và trong nước, dự báo tình hình các yếu tố tác động, xu hướng phát triển của thị trường, xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp đối với thị trường bất động sản để thị trường phát triển lành mạnh, hiệu quả và bền vững.

Chính trị

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển

Lời Tòa soạn: Bài học lớn của công cuộc đổi mới gần 40 năm qua khẳng định, sau khi có đường lối đúng đắn, động lực căn bản quyết định thành công của mọi sự phát triển chính là con người và thể chế. Nói cách khác, để phát triển, trước hết và trung tâm chính là kiến tạo thể chế tương dung và phù hợp. Để góp phần làm rõ hơn vấn đề này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Thể chế và phát triển”.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hoà
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chiều 19.9, tại tỉnh Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Biên Hòa.

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão
Theo dòng sự kiện

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão

Chiều 19.9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài có các hoạt động ủng hộ người dân vùng bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) ở Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho các nạn nhân của cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua là vô cùng quý giá.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại TP. Biên Hoà, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, sáng 19.9, tại Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND phường Thống Nhất, TP. Biên Hoà.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, bảo đảm đạt và phấn đấu vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.9, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu khai mạc Hội nghị.