Khai mạc triển lãm "Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam"

Sáng 15.7, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc triển lãm "Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam - Mốc son lịch sử của ngoại giao cách mạng Việt Nam".

Khai mạc triển lãm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam
Cắt băng khai mạc triển lãm. Ảnh: BTLSQG

Khai mạc triển lãm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nêu rõ, cách đây 70 năm, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết. Với thắng lợi này, lần đầu tiên trong lịch sử, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đã chính thức được khẳng định trong một điều ước quốc tế, được các nước, các bên tham dự Hội nghị thừa nhận và tôn trọng.

Thắng lợi này cũng mở ra cục diện chiến lược mới để Việt Nam tiến tới thực hiện trọn vẹn mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Hiệp định Geneva cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" đã tạo nguồn cảm hứng và cổ vũ to lớn cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên khắp năm châu, vì độc lập, tự do, hòa bình, dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội; mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva là dịp để chúng ta hiểu sâu sắc hơn những bài học lịch sử quý báu, còn nguyên giá trị và cùng nhau xây dựng hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn. Trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, Việt Nam hết sức trân trọng giá trị của hòa bình, luôn đề cao và tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, đóng góp hết sức mình vào hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, tiếp tục quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo tư tưởng, phong cách, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh và các bài học còn nguyên giá trị của Hiệp định Geneva, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, ngành ngoại giao phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển nhanh và bền vững đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Khai mạc triển lãm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam -0
Đại biểu tham quan triển lãm. Ảnh: BTLSQG

Với khoảng 120 ảnh, tài liệu và hiện vật, trong đó có những tài liệu và hiện vật về Hiệp định Geneva lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng, triển lãm "Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam - Mốc son lịch sử của Ngoại giao cách mạng Việt Nam" tái hiện quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva. Triển lãm được chia làm 3 phần, gồm: Bối cảnh trước Hội nghị Geneva; diễn biến, kết quả của hội nghị và đấu tranh thi hành Hiệp định Geneva; thống nhất, đổi mới và phát triển đất nước.

Thông qua triển lãm giúp đông đảo các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa của Hiệp định Geneva, cảm nhận trực quan sinh động hơn về ý chí quật cường của dân tộc ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như bản lĩnh và bản sắc độc đáo, đặc sắc của ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Triển lãm mở cửa đến ngày 5.9.

Nhân dịp này, Bộ Ngoại giao phối hợp với Nhà xuất bản Thông tấn giới thiệu cuốn sách ảnh "Hiệp định Geneva 1954 - Dấu mốc lịch sử trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam" với mong muốn cùng độc giả ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, làm sâu sắc hơn nữa tầm vóc và ý nghĩa của thắng lợi đặc biệt quan trọng này.

Cuốn sách lựa chọn hơn 250 bức ảnh từ nguồn ảnh của Thông tấn xã Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, gia đình đồng chí Tạ Quang Bửu - người tham gia đàm phán tại Hội nghị, và đặc biệt là có những bức ảnh mới được công bố như của Đại sứ quán Thụy Sĩ về Hội nghị...

Văn hóa - Thể thao

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc
Văn hóa - Thể thao

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc

Hôm nay, 21.11, đội tuyển Việt Nam hội quân chính thức bước vào đợt tập trung quan trọng để chuẩn bị cho Giải vô địch Đông Nam Á - ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Thầy trò HLV Kim Sang Sik sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn thiện lối chơi.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Tin ở giáo viên
Văn hóa - Thể thao

Tin ở giáo viên

Trong bài nói chuyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (10.1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất... Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được”.

Lan tỏa văn hóa đọc qua “Hội sách Kỹ Nghệ II”
Giáo dục

Lan tỏa văn hóa đọc qua “Hội sách Kỹ Nghệ II”

“Hội sách Kỹ Nghệ II” do Trường Cao đẳng Kỹ Nghệ II (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tổ chức từ ngày 19 - 21.11, nhằm lan tỏa văn hóa đọc tới hàng nghìn học sinh, sinh viên đang theo học tại trường.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.