Khai hội chùa Thầy năm 2023

Sáng 24.4, UBND huyện Quốc Oai đã tổ chức Lễ hội Khai hội chùa Thầy năm 2023, tại chùa Cả - di tích nằm trong quần thể Di tích quốc gia hạng đặc biệt chùa Thầy xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội .

Hàng năm, Lễ hội chùa Thầy được tổ chức từ ngày 5.3 đến 7.3 (Âm lịch), để tưởng nhớ về Thiền sư Từ Đạo Hạnh - người có công lớn trong việc khởi dựng chùa và là thủy tổ của trò rối nước độc đáo. Đây là hoạt động thiết thực có ý nghĩa rất lớn, ghi đậm dấu ấn văn hóa, tín ngưỡng của Bắc bộ…

Lễ hội chùa thờ Thầy diễn ra trang trọng với nhiều nghi lễ quan trọng, đặc sắc như: Lễ tắm tượng (lễ mộc dục), lễ nghinh bài vị Đức thánh Từ Đạo Hạnh từ chùa Thượng xuống chùa Trung, lễ cúng yên vị, lễ tế, lễ rước… Trong những ngày diễn ra Lễ hội, dân và du khách còn được xem múa rối nước tại thủy đình cùng nhiều trò chơi dân gian độc đáo, năng động.

Chính thức Khai hội chùa Thầy năm 2023 -0
Các đại biểu dự lễ khai hội

Chùa Thầy nằm trên địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, có tên chữ là Thiên Phúc Tự. Chùa được khởi dựng vào thời Lý, gắn với cuộc đời chân tu của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Những giá trị nổi bật nhất của chùa đến giờ vẫn được bảo lưu nguyên vẹn, bao gồm chùa Cả mang dấu ấn kiến ​​trúc đặc trưng của thế kỷ XVII, ngôi đình Thủy đình giữa hồ sen cùng các pho tượng gỗ đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Với những giá trị độc đáo về kiến ​​trúc, lịch sử, mỹ thuật và cảnh quan không gian đặc sắc, chùa Thầy đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2014. Hàng năm, Lễ hội chùa Thầy thu hút hàng vạn như khách thăm quan, chiêm bái.

Chính thức Khai hội chùa Thầy năm 2023 -0
Lễ hội chùa Thầy thu hút nhiều du khách và phật tử về chiêm bái

Phát biểu tại Lễ Khai hội, Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Hoàng Nguyên Ưng cho biết, ngày 21.4 vừa qua, huyện Quốc Oai đã phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Chương trình Hành trình du lịch văn hóa lịch sử chùa Thầy năm 2023 và công bố Điểm du lịch di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy. Đây là cơ hội tốt cho huyện Quốc Oai giới thiệu nét văn hóa truyền thống và các danh lam thắng cảnh, điểm đến trong lịch sử của huyện. Đặc biệt, khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy không chỉ là nơi danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn là địa chỉ đỏ trong cách mạng kháng chiến, là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Sơn Tây xưa.

Chính thức Khai hội chùa Thầy năm 2023 -0
Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Nguyễn Trường Sơn đánh trống khai hội chùa Thầy

“Thời gian tới, để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Quốc Oai tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ như, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy. Khai thác thật tốt các giá trị giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,… để phục vụ hiệu quả cho sự phát triển du lịch và kinh tế - xã hội địa phương. Bên cạnh đó, huyện Quốc Oai sẽ huy động mọi nguồn lực để thu hút đầu tư phát triển du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch mới, có tính đặc trưng cao... Trong đó, ưu tiên phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách, Đình So, đồng thời gắn với việc phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, cảnh quan…”, Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Hoàng Nguyên Ưng nhấn mạnh.

Chính thức Khai hội chùa Thầy năm 2023 -0
Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Hoàng Nguyên Ưng phát biểu khai hội chùa Thầy

“Chùa Thầy là danh thắng nổi tiếng sơn thanh thủy tú bạc xứ Đoài, là quần thể di tích mang kiến ​​trúc nghệ thuật độc, chạm khắc tinh tế với hệ thống tượng pháp tiêu biểu. Vượt qua những biến thiên của lịch sử và nhiều lần trùng tu, Tôn tạo nhưng chùa Thầy vẫn lưu giữ được những Nét kiến ​​trúc nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu với nhiều cổ vật có giá trị… Lễ hội chùa Thầy năm nay, bên cạnh các phần lễ với các nghi thức truyền thống được thực hiện đầy đủ, còn có những phần không gian tái hiện đời sống sinh hoạt, sản xuất, cùng các trò chơi dân gian gắn bó với người dân bản địa như: Cờ tướng, cờ người, đánh đu, bịt mắt đập niêu, kéo co… đặc biệt, tại khu vực thủy đình vào các khung giờ cố định sẽ diễn ra các chương trình văn hóa, văn nghệ truyền thống, với nghệ thuật múa rối nước, cồng chiêng.

Chính thức Khai hội chùa Thầy năm 2023 -0
Nghi lễ hát Dô (xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai) được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chùa Thầy, tên gọi khác là Thiên Phúc Tự, chùa Phật Tích, chùa Sài Sơn… nơi đây ngày xưa là nơi thiền sư Từ Đạo Hạnh từng trụ trì. Trong thời gian Thiền sư trụ trì, Thiên Phúc Tự chỉ là một thảo am nhỏ. Đến đời vua Lý Nhân Tông mới cho tôn tạo Thiên Phúc Tự theo lối kiến ​​trúc hình chữ “Tam” gồm: Chùa Hạ, chùa Giữa, chùa Thượng, ba lớp - ba thành song song với nhau. Tòa ngoài gọi là nhà Tiền tế (chùa Hạ), Tòa giữa là Trung điện (chùa Trung), Tòa trong cùng là Thượng điện (chùa Thượng), tại đây có pho tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Văn hóa - Thể thao

Ngự trà hoàng cung
Văn hóa - Thể thao

Ngự trà hoàng cung

Hòa chung không khí cả nước hướng về ngày Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước cũng như chương trình Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025: “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” chủ đề Festival Huế 2025: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần. 

Soi mình trên dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Soi mình trên dải non sông

50 năm sau ngày thống nhất đất nước (1975), văn học Việt Nam đã trải qua những bước chuyển mình sâu sắc; từ áng văn thơ gắn liền với lịch sử chiến tranh đến những tác phẩm mang đậm hơi thở Đổi mới, văn học phản chiếu cả hiện thực lẫn khát vọng của một dân tộc trên hành trình hội nhập, vươn mình.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.