Chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực dân tộc:

Khắc phục tình trạng chính sách dân tộc còn tản mát

Đặt câu hỏi chất vấn với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chiều nay, 6.6, nhiều đại biểu đề nghị, Bộ trưởng cho biết giải pháp khắc phục tình trạng chính sách dân tộc còn tản mát và sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách, khắc phục bất cập, tồn tại trong triển khai thực hiện chính sách dân tộc thời gian qua.

Khắc phục tình trạng chính sách dân tộc còn tản mát -0
Ảnh: Lâm Hiển

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới việc xây dựng và thực thi chính sách dân tộc, từ đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển trong cộng đồng dân tộc ở nước ta, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Khẳng định điều này, song ĐBQH Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cũng nêu rõ, thực tế luôn luôn phát sinh bất cập, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện. Cử tri cho rằng, cần có định hướng hoàn thiện cơ chế, chính sách dân tộc, đó là sớm nghiên cứu ban hành Luật về hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Với tư cách là tư lệnh ngành, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm về nhận định trên? - đại biểu Nguyễn Tạo hỏi.

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, từ năm 2017, thực hiện Chiến lược về công tác dân tộc, Ủy ban Dân tộc đã trình Chính phủ cho nghiên cứu xây dựng Luật Dân tộc. Trải qua 2 nhiệm kỳ, Ủy ban Dân tộc đã nghiên cứu, tổ chức rất nhiều hội thảo và đã báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII về vấn đề này. Thế nhưng, tại thời điểm đó, công tác dân tộc và chính sách dân tộc liên quan rất nhiều lĩnh vực khác nhau, cho nên để bảo đảm xây dựng luật riêng về lĩnh vực dân tộc cho phù hợp, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật và không chồng chéo với các luật chuyên ngành khác, thì dự án Luật này cần có thêm thời gian để tiếp tục nghiên cứu. Do vậy, Ủy ban Dân tộc chưa trình được ngay dự án Luật Dân tộc với Quốc hội, Bộ trưởng cho biết.

Khẳng định việc ban hành một luật riêng về lĩnh vực dân tộc sẽ rất tốt, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng các chính sách dân tộc, nhưng Bộ trưởng Hầu A Lềnh cũng nêu rõ, cần nghiên cứu một cách căn cơ và đầy đủ. Vì công tác dân tộc liên quan tới tất cả các ngành, lĩnh vực của cả hệ thống chính trị, chứ không phải là luật chuyên ngành, cần thời gian nghiên cứu hết sức căn cơ.

Bộ trưởng cũng báo cáo thêm, thời gian gần đây, thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, trong nhiệm kỳ khóa XV này, Đảng đoàn Quốc hội đã giao nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng Luật Dân tộc cho Hội đồng Dân tộc. Với trách nhiệm của mình, Ủy ban Dân tộc sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ nghiên cứu có liên quan trước đây, để phối hợp với Hội đồng Dân tộc trong quá trình nghiên cứu xây dựng pháp luật về dân tộc.

Chính sách dân tộc hiện nay tản mát ở nhiều văn bản chồng chéo, nhiều tầng lớp, nguồn lực dễ bị phân tán, dẫn đến chưa phát huy hiệu quả và thiếu tính bền vững, “như dầu đổ vào đèn, cháy hết thì lại đổ dầu cho đèn khỏi tắt”. Đồng tình với nhận định nêu trên của Bộ trưởng, ĐBQH Hoàng Thị Thanh Thúy (Tây Ninh) đặt câu hỏi: Bộ trưởng có cho rằng cần thiết phải rà soát, điều chỉnh chính sách dân tộc để khắc phục những bất cập mang tính hệ thống hay không?

Khắc phục tình trạng chính sách dân tộc còn tản mát -0
ĐBQH Hoàng Thị Thanh Thúy (Tây Ninh). Ảnh: Lâm Hiển

Thẳng thắn nhìn nhận, chính sách dân tộc còn tản mát và cần rà soát, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết, Ủy ban Dân tộc đã chủ động đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ. "Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện Đề án rà soát tất cả các chính sách dân tộc có liên quan và sẽ trình Chính phủ trong cuối năm nay”, Bộ trưởng chia sẻ.

Quan tâm tới việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, ĐBQH Dương Văn Phước (Quảng Nam) nêu vấn đề: Ủy ban Dân tộc là cơ quan chủ quản trong việc triển khai thực hiện Chương trình, nhưng sau 3 năm triển khai vẫn rất chậm. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân, giải pháp trong thời gian tới?

Khắc phục tình trạng chính sách dân tộc còn tản mát -0
ĐBQH Dương Văn Phước (Quảng Nam). Ảnh: Lâm Hiển

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Hầu A Lềnh nêu rõ, Chương trình mục tiêu quốc gia về đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có phạm vi rất rộng lớn, nằm ở những địa bàn rất khó khăn, phức tạp. Các dự án, chính sách được tích hợp vào Chương trình bao gồm cả chính sách của giai đoạn trước còn hiệu lực. Chưa kể có những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn.

"Về hệ thống văn bản pháp luật của chúng ta hiện nay cơ bản đã hoàn thành, tuy nhiên trăn trở lớn nhất của Ủy ban Dân tộc là quá trình triển khai trên thực địa đối với đội ngũ cán bộ", Bộ trưởng chia sẻ. Bởi, có những dự án được triển khai cụ thể đến tận thôn, bản, từng hộ gia đình, thì Trung ương chỉ hướng dẫn và kiểm tra, còn tỉnh phân cấp cho huyện, huyện lại phân cấp cho xã, xã thậm chí xuống đến cấp thôn, bản để cấp phát cho bà con nhân dân tổ chức thực hiện tại thôn, bản, đến hộ gia đình. Đây là "vấn đề rất khó, rất nhiều chi tiết nhỏ lẻ, cho nên chúng tôi thấy đây là vấn đề khó nhất”, Bộ trưởng nói.

Về giải pháp, Bộ trưởng cho biết, liên quan đến thể chế, cơ bản với các văn bản hướng dẫn đã ban hành, trong quá trình thực hiện chắc chắn sẽ còn những vấn đề nảy sinh. Do đó, giải pháp của Trung ương là "sẽ tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho địa phương. Trong các văn bản hướng dẫn lần này sẽ tăng cường phân cấp tối đa tất cả mọi nguồn lực để địa phương quyết, Trung ương chỉ hướng dẫn triển khai", Bộ trưởng khẳng định.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân

Khẳng định "Dân là gốc", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Hà Nam tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tối đa quyền làm chủ của Nhân dân, đồng thời, tập trung triển khai hiệu quả chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tăng cường vai trò giám sát của Nhân dân trong thực hiện chủ trương này. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, tỉnh Hà Nam
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, Hà Nam

Sáng 10.11, trong không khí cả nước phấn khởi kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18.11.1930 – 18.11.2024), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cán bộ, bà con Nhân dân thôn Lời, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Tổ trưởng Tổ thảo luận 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Thảo luận về Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, các ĐBQH thành phố Hà Nội khẳng định dự thảo luật đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước, qua đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đặc biệt, dự luật đã đề xuất một số chính sách đặc thù, đột phá để phát triển và nâng tầm, tôn vinh nghề giáo, khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Trong phiên thảo luận tổ sáng 9.11 về dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Xử lý thấu đáo, triệt để hành vi "lệch chuẩn" của nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, xã hội đặc biệt quan tâm đến các chuẩn mực của nhà giáo, từ đạo đức, phong cách cho đến quy tắc ứng xử… Do đó, với những giáo viên có các hành vi "lệch chuẩn" thì cần xử lý thấu đáo, triệt để.

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù
Thời sự Quốc hội

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định đối tượng vay vốn là “người lao động” mang tính phổ quát. Trong đối tượng “người lao động” có dạng đặc biệt là “người lao động đã chấp hành xong hình phạt tù”. Nếu dự thảo Luật có chính sách hỗ trợ vay vốn sẽ giúp họ có cơ hội tìm việc làm, trở thành công dân có ích cho xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu ý kiến.

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập

Thảo luận về dự án Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang nhất trí quy định cho phép cơ quan quản lý giáo dục chủ trì hoặc phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tiếp tục rà soát, bảo đảm tinh thần Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 9.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, những đặc điểm mang tính đặc thù của nhà giáo cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng, song, ưu đãi, chính sách riêng cũng phải đặt trong tổng thể chung, bảo đảm sự cân đối, hài hòa. Vì vậy, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định về đối tượng áp dụng, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, bảo đảm phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật.

Thảo luận tại tổ 15 về Dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể chính sách đặc thù hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sáng 9.11, các ĐBQH Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận đề nghị quy định cụ thể hơn các chính sách đặc thù, chính sách hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. 

ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Xác định rõ nguồn lực thực hiện chính sách với nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 3 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi, Bắc Giang, có ý kiến đề nghị, dự thảo Luật Nhà giáo cần xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi… Nguồn lực của Trung ương và nguồn lực của địa phương như thế nào để đảm bảo Luật có tính khả thi, hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống.​

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Chính sách chung chung, khó đột phá trong thu hút nhà giáo giỏi

Thảo luận tại tổ sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh sự cần thiết của việc có các chính sách thu hút nhà giáo. Tuy nhiên, quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo còn chung chung, chưa có đột phá, chưa đủ hấp dẫn, thuyết phục và thu hút được người có trình độ cao, người có tài và người về công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn. Theo các đại biểu, nếu không có chính sách cụ thể, rõ ràng thì sẽ rất khó đạt mục tiêu. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13
Thời sự Quốc hội

Bảo hiểm thất nghiệp: Linh hoạt mức đóng, mở rộng đối tượng tham gia tự nguyện để bảo đảm an sinh tốt hơn

Sáng nay, 9.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hậu Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đắk Lắk).