Huyện Văn Yên, Yên Bái: Sẵn sàng cho Lễ hội Quế lần thứ V năm 2024

Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ V dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 5.1.2025. Đây là sự kiện văn hóa đặc sắc, nhằm tôn vinh cây quế - biểu tượng kinh tế và văn hóa của địa phương. Lễ hội không chỉ là dịp để quảng bá sản phẩm quế Văn Yên mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây, đặc biệt là đồng bào Dao.

Quế là cây trồng có từ lâu đời gắn liền với truyền thống, tập quán, văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Văn Yên, là cây trồng chủ lực của huyện, là cây trồng đa lợi ích, cho giá trị kinh tế cao và giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung phát triển ổn định diện tích; bảo tồn và giữ gìn giống quế bản địa, đưa Văn Yên trở thành trung tâm sản xuất và cung ứng giống quế chất lượng cao cho các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 11 nhà máy sản xuất chưng cất tinh dầu quế, sản lượng 300 tấn/năm; có 15 hợp tác xã và trên 120 cơ sở chế biến gỗ, sản lượng gỗ quế chế biến đạt 70.800m3/năm. Các sản phẩm từ cây quế hàng năm cho doanh thu trên toàn huyện đạt trên 1.000 tỷ đồng.

dt-141020222228-noi-bat16fdgfgf.jpg
Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ V dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 5.1

Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ V năm 2024 được tổ chức trong không khí hân hoan phấn khởi chào mừng huyện Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024, đón nhận Huân chương Lao động hàng Nhì và kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập huyện.

Với chủ đề “Quế Văn Yên - Khát vọng vươn xa”, Lễ hội được tổ chức nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm quế Văn Yên đến với bạn bè trong và ngoài nước. Đồng thời, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm về trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ quế, thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm quế Văn Yên; thu hút doanh nghiệp vào đầu tư chế biến sâu các sản phẩm quế Văn Yên.

Lễ hội được tổ chức hàng năm cũng có ý nghĩa lưu giữ và quảng bá được bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc huyện Văn Yên tới du khách. Từ đó bảo tồn, giữ gìn và phát huy tốt các giá trị văn hóa, danh lam thắng cảnh, các di tích, đặc biệt là phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của người Dao đỏ gắn với cây quế phục vụ phát triển du lịch.

Trong khuôn khổ Lễ hội, nhiều hoạt động phong phú sẽ diễn ra, bao gồm: Hội chợ Triển lãm các sản phẩm từ quế quy mô lớn với sự tham gia của các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp quế trong tỉnh. Đây là một trong những hoạt động độc đáo và riêng có tại lễ hội năm nay. Với quy mô từ 25 gian hàng, triển lãm những thành tựu đạt được như: Xây dựng mô hình mô phỏng lịch sử hình thành và các chặng đường phát triển, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Yên qua từng thời kỳ gắn với sự phát triển của cây quế; các hình ảnh, tư liệu về quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến quế; tư vấn về trồng, chăm sóc, thu hoạch quế; triển lãm thương hiệu quế Văn Yên, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ quế...

Cuộc thi “Duyên dáng thiếu nữ vùng quế 2024”, nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng quế, được xem là điểm nhấn đặc biệt của lễ hội năm nay. Thông qua cuộc thi nhằm tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ các dân tộc huyện Văn Yên nói riêng, gắn với truyền thống văn hóa lâu đời cũng như đời sống thường nhật gắn với cây quế của người Văn Yên, góp phần xây dựng con người Văn Yên “Nghĩa tình, đoàn kết, khát vọng, sáng tạo, hội nhập”.

4100-87816-yb2-gioi-thieu-san-pham-que-dieu-1158.jpg
Nhiều gian hàng trưng bày sản phẩm quế tại Lễ hội

Triển lãm ảnh “Đất và người Văn Yên” và ra mắt cuốn sách ảnh “Văn Yên - miền đất nhớ” trong lễ kỷ niệm này cũng sẽ giúp cho người dân và du khách khi tham gia sự kiện cảm nhận, hòa mình, chung nhịp thở với Văn Yên - vùng đất được mệnh danh là Cao Sơn Ngọc Quế, núi non kỳ vĩ, sơn thủy hữu tình, hội tụ nhiều sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số cùng với những địa danh đã đi vào lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Các bức ảnh trưng bày tại triển lãm đều là những góc nhìn, những cảm nhận, những ấn tượng sâu sắc của các nhiếp ảnh gia về cảnh đẹp, con người Văn Yên, những điểm du lịch, di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, phong tục tập quán truyền thống, nét đẹp trong cuộc sống của hàng ngày của nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc vùng dân tộc Tây Bắc.

Đặc biệt, vào tối ngày 4.1, trước khi diễn ra Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập huyện Văn Yên là màn diễn đường phố với chủ đề “Văn Yên - 60 năm tự hào bản sắc” với sự tham gia của 400 nghệ nhân và Nhân dân là dân tộc Dao trắng, Dao đỏ, Dao tuyển và đồng bào các dân tộc trong huyện.

Đến thời điểm hiện tại, huyện Văn Yên đã hoàn thành các khâu chuẩn bị bảo đảm mọi điều kiện tốt nhất để tổ chức thành công Lễ hội Quế huyện Văn Yên năm 2024 theo kế hoạch đề ra.

Địa phương

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Địa phương

Quyết liệt phòng, chống thứ "giặc ở trong lòng”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc ở trong lòng”. Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai quyết liệt, hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Nhiều vụ việc được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh cho thấy Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa luôn quyết tâm, quyết liệt phòng, chống thứ “giặc ở trong lòng” theo lời của Bác.

Quang cảnh buổi phát động
Trên đường phát triển

Vĩnh Long phát động Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật

Ngày 16.4, tại Hội trường Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật chính thức được phát động. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm hiện thực hóa tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, đặc biệt đối với nhóm yếu thế trong xã hội.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 thu hút hàng nghìn du khách đến với thành phố cà phê
Địa phương

TP. Buôn Ma Thuột: Tăng tốc bứt phá sau quý I

Quý I.2025 khép lại với nhiều gam màu tươi sáng trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của TP. Buôn Ma Thuột. Từ ổn định thị trường, đẩy mạnh sản xuất, đến bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững an ninh trật tự, thành phố đang thể hiện quyết tâm rõ rệt trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững.

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng
Địa phương

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng

50 năm kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, cũng là khoảng thời gian tỉnh Long An - vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đi qua muôn vàn khó khăn, thách thức, để hôm nay tự hào đứng vào hàng ngũ những địa phương phát triển năng động bậc nhất khu vực ĐBSCL và cả nước.

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
Trên đường phát triển

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao

Xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá chiến lược, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã dành nhiều nguồn lực và sự quan tâm cho lĩnh vực then chốt này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng, đặc biệt là ở phân khúc nguồn nhân lực chất lượng cao.

TP. Hồ Chí Minh - 50 năm không ngừng đổi mới, kiến tạo
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh - 50 năm không ngừng đổi mới, kiến tạo

Tinh thần “năng động, sáng tạo, dám nghĩ - dám làm” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành sức mạnh nội sinh, xuyên suốt các giai đoạn phát triển của TP. Hồ Chí Minh. Chính tinh thần ấy là nền tảng lớn nhất để trong suốt 50 năm qua, thành phố không ngừng đổi mới, kiến tạo, từng bước vươn lên trở thành một đô thị hiện đại, mang trong mình sứ mệnh lớn lao đối với cả nước.