Chỉ riêng từ ngày 8 đến 15.9, Hà Nội ghi nhận 2.010 ca mắc sốt xuất huyết tại 29 quận, huyện (tăng gấp đôi so với tuần cuối của tháng 8). Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân: Phú Xuyên, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông, Đống Đa, Đan Phượng... Theo nhận định của CDC Hà Nội, TP đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết với số ca mắc vẫn tiếp tục gia tăng.
Tại huyện Gia Lâm, 9 tháng đầu năm đã ghi nhận 91 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 20 trường hợp so với cùng kỳ năm trước. Toàn huyện phát hiện 13 ổ dịch, trong đó có 4 ổ dịch đã được khống chế, còn 9 ổ dịch đang xử lý và theo dõi. Để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn huyện, UBND huyện Gia Lâm yêu cầu các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, kế hoạch của UBND huyện về phòng chống dịch bệnh. Các xã, thị trấn cần chủ động xây dựng và triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Các địa phương tổ chức các chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, duy trì công tác tổng vệ sinh môi trường tại các thôn xóm, tổ dân phố vào sáng thứ bảy hằng tuần và chiều thứ sáu tại các công sở, tránh để bọ gậy và lăng quăng ở ngay trong trụ sở cơ quan. Nâng cao vai trò của Tổ giám sát, Đội xung kích ngay tại cơ sở trong việc tuyên truyền, vận động các cơ quan đơn vị, các gia đình, cá nhân nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm để chung tay phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, vệ sinh nhà cửa, nơi công cộng, diệt bọ gậy, nhằm ngăn chặn sự sản sinh, phát triển của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Thực hiện thu gom đồ dùng phế thải xung quanh, đổ các chum vại, đồ dùng tích nước mưa để hạn chế, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi. Các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tẩy uế, khử trùng theo quy định.
Ngành y tế cần theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, tổ chức tuyên truyền, nắm bắt phát hiện sớm và xử lý kịp thời ổ dịch, cung cấp đẩy đủ thuốc phòng chống dịch cho các đơn vị. Đối với các xã, thị trấn cần chủ động xây dựng và triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Tổ chức các chiến dịch tổng vệ sinh môi trường tại địa phương ngay sau lễ phát động, đồng thời duy trì công tác tổng vệ sinh môi trường tại các thôn xóm, tổ dân phố vào sáng thứ Bảy hằng tuần và chiều thứ Sáu tại các công sở, tránh để bọ gậy/lăng quăng ở ngay trong trụ sở cơ quan.
Nâng cao vai trò của Tổ giám sát, đội xung kích ngay tại cơ sở trong việc tuyên truyền, vận động các cơ quan đơn vị, các gia đình, cá nhân nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm để chung tay phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, vệ sinh nhà cửa, nơi công cộng, diệt bọ gậy, nhằm ngăn chặn sự sản sinh, phát triển của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Thực hiện thu gom đồ dùng phế thải xung quanh, đổ các chum vại, đồ dùng tích nước mưa để hạn chế, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi. Các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tẩy uế, khử trùng theo quy định.