Hội đồng Dân tộc họp phiên toàn thể lần thứ 9

Chiều 3.5, tại TP. Phú Quốc, Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 9 dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê K’đăm.

Tham dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Thường trực và các thành viên Hội đồng Dân tộc; đại diện các Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành Trung ương và địa phương.

Tập trung thảo luận 5 nội dung quan trọng

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê K’đăm nhấn mạnh, do khối lượng tại phiên họp này nhiều, các đại biểu tập trung thảo luận thẳng thắn, trách nhiệm, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng trọng tâm, trọng điểm. Cụ thể, cần tập trung đánh giá, phân tích, nhận xét về tình hình kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong năm 2023 và quý I.2024; tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) giai đoạn 2021-2030 và các Nghị quyết về giám sát 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và một số cơ chế, chính sách đặc thù, nhất là các vướng mắc mới phát sinh (nếu có) khi thực hiện các cơ chế đặc thù ở địa phương.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê K’đăm
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê K’đăm phát biểu 

Tại phiên họp, Hội đồng Dân tộc cũng sẽ thảo luận các dự án luật có nhiều tác động đến lĩnh vực dân tộc, như: dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); dự án Luật Địa chất và khoáng sản...

Về việc hoàn thiện hồ sơ báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021-2030, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, việc đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư không làm tăng tổng nguồn vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 120/2020/QH14; các đối tượng dự kiến điều chỉnh và nguồn lực thực hiện đã được nghiên cứu, xác định cụ thể, bảo đảm phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ giải pháp thực hiện Chương trình, bảo đảm không trùng lặp về phạm vi, địa bàn với các Chương trình mục tiêu quốc gia khác.

Phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc khai mạc vào chiều ngày 3.5 tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc khai mạc vào chiều ngày 3.5 tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Liên quan đến nội dung này, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành nêu rõ, Thường trực Hội đồng Dân tộc nhận thấy, một số đối tượng không thuộc địa bàn quy định tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội là do liên quan đến việc Chính phủ xác định địa bàn vùng DTTS và MN tại các Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12.11.2020 và Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4.6.2021 về phân định vùng DTTS và MN theo trình độ phát triển; Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14.10.2021 về phê duyệt Chương trình DTTS và MN, trong đó có các dự án, tiểu dự án và danh mục các đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, đây là vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ.

Nhiều ý kiến cho rằng, báo cáo của Chính phủ chưa thật sự làm rõ sự cần thiết, cấp bách đối với các đối tượng, danh mục đầu tư. Nội dung về đánh giá tác động chưa thật sự rõ ràng, chưa chỉ rõ được những tác động về thay đổi nguồn vốn, các văn bản phải bổ sung, tính khả thi trong việc tổ chức triển khai thực hiện (nếu được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy tới).

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại phiên họp
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại phiên họp

Bộ trưởng Hầu A Lềnh ghi nhận, tiếp thu các ý kiến của đại biểu, tiếp tục hoàn thiện sớm để Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy tới.

Tại phiên họp, các đại biểu cũng thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bào DTTS. 

Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc Cao Thị Xuân phát biểu tại phiên họp
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân phát biểu tại phiên họp

Các đại biểu đánh giá cao báo cáo kết quả tình hình kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong năm 2023 và quý I.2024 của Ủy ban Dân tộc. Qua thời gian thực hiện bước đầu đã mang lại nhiều kết quả, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào DTTS được nâng lên.

Nhân ngày truyền thống của Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc (03.5.1946-03.5.2024, Hội đồng Dân tộc gửi lẵng hoa chúc mừng Ủy ban dân tộc.
Nhân ngày truyền thống của Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, Hội đồng Dân tộc chúc mừng Ủy ban Dân tộc

Tuy nhiên, nhiều đại biểu còn băn khoăn về hiệu quả công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc tại một số địa phương; vấn đề hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc một số nơi còn chưa quan tâm, chưa có hướng giải quyết hiệu quả. Các đại biểu đề nghị, các địa phương có đông đồng bào DTTS cần bố trí cán bộ dân tộc phù hợp, có chương trình, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ phụ trách mảng dân tộc...

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương: Tiếp tục chuẩn bị kỹ lưỡng, đưa Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về Quốc hội và HĐND đạt kết quả tốt nhất

Chiều 11.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì phiên họp Ban Tổ chức Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về Quốc hội và HĐND.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì cuộc họp Ban Tổ chức cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về Quốc hội và HĐND

Chiều 11.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì phiên họp Ban Tổ chức Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về Quốc hội và HĐND, nghe báo cáo kết quả chấm sơ khảo. 

toàn cảnh Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Cam kết trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng

Liên quan đến mục tiêu đưa dự án vào vận hành trong năm 2030, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, việc Chính phủ đề xuất đưa dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào vận hành trong năm 2030 để bảo đảm an ninh cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế, xã hội theo Tờ trình là khó khả thi. Do đó, đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng và bổ sung giải pháp khắc phục để bảo đảm mục tiêu hoàn thành dự án theo đề xuất của Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ và tỉnh Ninh Thuận cần cam kết trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng cho dự án này.

các đại biểu tham dự Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Tránh khoảng trống pháp lý trong triển khai thực hiện

Đối với một số chính sách cụ thể như huy động nguồn vốn, tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ trong trường hợp giảm hoặc bổ sung thêm dự án so với danh mục dự án kèm theo Nghị quyết này thì số vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện dự án sẽ được xác định như thế nào, để tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Sử dụng hiệu quả, không gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhất trí việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 – 2026 cho Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) trên nguyên tắc Chính phủ phải chịu trách nhiệm bảo đảm sử dụng vốn có hiệu quả, không gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước, chỉ đạo VEC tiếp tục cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh, tập trung cơ cấu lại tổ chức bộ máy để tiết kiệm chi phí. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng phải bảo đảm ổn định vĩ mô

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, nhưng phải giữ vững nền tảng để phát triển bền vững, lâu dài, đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng an ninh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Thời sự Quốc hội

Đánh giá kỹ lưỡng các rủi ro và giải pháp kiểm soát

Trong điều kiện đất nước đang triển khai nhiều dự án hạ tầng cần thiết, cấp bách trên nhiều lĩnh vực như giao thông, năng lượng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ phải bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, đánh giá kỹ lưỡng hơn các rủi ro và các giải pháp kiểm soát rủi ro, đặc biệt là rủi ro thiếu vốn, không hoàn thành dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đúng tiến độ, hoặc phải huy động vốn với chi phí cao, rủi ro mất cân đối ngân sách trong trung hạn khi các khoản nợ đến hạn trả và trả lãi lớn.

Toàn cảnh Phiên họp
Chính trị

Làm rõ cơ chế đặc thù, đặc biệt phát triển mạng lưới hệ thống đường sắt đô thị

Thẩm tra sơ bộ một số nội dung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, một số ý kiến tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị, cần làm rõ các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt nhằm bảo đảm phát triển mạng lưới hệ thống đường sắt đô thị tại hai thành phố hiệu quả, đồng bộ, có tính kết nối.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu - Hồ Long
Chính trị

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng

Sáng 10.2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu Đảng bộ Quốc hội phải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Quốc hội một cách toàn diện, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của đất nước
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết đoán, quyết liệt, quyết tâm nhưng phải bằng việc làm thì mới có sản phẩm

Đó là yêu cầu được Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại Hội nghị lần thứ Nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội diễn ra sáng nay, 10.2. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Đảng bộ Quốc hội phải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Quốc hội một cách toàn diện, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của đất nước.