Hoạt động tống đạt thuộc trách nhiệm của Nhà nước

(ĐBNDO) - Có hay không việc tiếp tục thực hiện chế định thừa phát lại trong hoạt động tống đạt văn bản, hiệu quả của chế định này trong thực tế như thế nào... là vấn đề được các ĐBQH tập trung thảo luận về tổng kết việc triển khai tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 của QH và dự thảo Nghị quyết về thực hiện chế định Thừa phát lại tại Hội trường sáng 20.11.

 Tính đến ngày 30.9.2015, 53 Văn phòng Thừa phát lại tại 13 địa phương thực hiện thí điểm đã tống đạt 939.544 văn bản (200.172 văn bản của cơ quan thi hành án dân sự, 739.372 văn bản của Tòa án), thu được gần 70 tỷ đồng. Trong đó, tại TP Hồ Chí Minh đã tống đạt được 579.642 văn bản, thu 40 tỷ 723 triệu 121 nghìn đồng (chiếm 62% văn bản tống đạt và 59% số tiền thu được của tổng số 13 địa phương). - Báo cáo tổng kết thí điểm thực hiện chế định thừa phát lại của Chính phủ.

Trong quá trình thí điểm thực hiện chế định thừa phát lại tại TP Hồ Chí Minh và 12 tỉnh, thành khác trong cả nước thời gian qua, một trong những hoạt động trọng tâm của các Văn phòng Thừa phát lại là thực hiện tống đạt các quyết định hành chính của tòa án, cơ quan thi hành án. Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, tại các địa bàn trọng điểm có số lượng án lớn, việc cung cấp dịch vụ tống đạt của thừa phát lại đã hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, tạo điều kiện cho cơ quan này tập trung nhân lực cho nhiệm vụ chính. Tại buổi thảo luận sáng nay, các đại biểu tiếp tục mổ sẻ sự cần thiết chế định thừa phát lại trong việc thực hiện tống đạt văn bản.

ĐBQH Huỳnh Thành Lập (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, qua thời gian thực hiện thí điểm, thừa phát lại đã tống đạt gần 1 triệu văn bản theo yêu cầu của tòa án và cơ quan thi hành án. Qua đó, hỗ trợ tích cực cho tòa án, cơ quan thi hành án dân sự giảm được công việc mang tính sự vụ, thủ tục. Về tống đạt thư mời của cơ quan tòa án được gửi đến, nếu người dân đến báo không nhận được thư, hoặc nhận được thư không có ruột, không có ai làm chứng. Thừa phát lại khắc phục được tình trạng này.

Theo ĐBQH Phạm Văn Hà (Nghệ An), quá trình thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại tại Nghệ An được đánh giá tốt, bởi được cấp kinh phí để thực hiện thí điểm. Đại biểu tin chắc rằng, khi hết thí điểm, không có ngân sách thì tòa sẽ không có tiền để thuê thừa phát lại. Bởi một văn bản gửi chuyển phát nhanh thông thường hết 10 nghìn đồng, nhưng chuyển qua kênh thừa phát lại theo quy định có chi phí là 150 nghìn đồng. Thực tiễn, đại biểu không thấy chế định thừa phát lại giúp giảm biên chế và kinh phí ngân sách nhà nước. Khi không có thừa phát lại, thì vẫn có một nhân viên văn thư gửi các văn bản ấy. Nay có thừa phát lại, đến các tòa rồi ký hợp đồng tống đạt các quyết định. Đại biểu băn khoăn, như vậy thì làm sao mà giảm biên chế, giảm chi phí ngân sách được.

ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) phân tích, trước đây, hoạt động tống đạt các quyết định của tòa án, cơ quan thi hành án là do các cơ quan tự thực hiện. Nhưng bây giờ, sinh ra chế định thừa phát lại, nhà nước cấp tiền cho hoạt động xã hội hóa là phi lý. Ở TP Hồ Chí Minh cự ly gần thì hoạt động tống đạt dễ thực hiện, nhưng ví dụ ở Lâm Đồng với khoảng cách là 300 km thì hoạt động tống đạt cực kỳ tốn kém. Đại biểu đồng ý thực hiện thí điểm thừa phát lại, nhưng với điều kiện nhà nước không chi tiền cho hoạt động này. Hơn nữa, theo đại biểu, rất ít nước trên thế giới có cơ quan thi hành án dân sự, tòa xử tòa phải thi hành, và chế định thừa phát lại bổ sung cho hoạt động đó. Còn ở nước ta, đã sinh ra cơ quan thi hành án, ngang với kiểm sát, tòa án. Do đó, việc thí điểm nếu thực sự giảm được biên chế, giảm được việc sử dụng ngân sách nhà nước thì nên thực hiện.

Tán thành chính thức hóa chế định thừa phát lại trong xã hội, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, hoạt động tống đạt là hành vi pháp lý và có hậu quả pháp lý, chúng ta có thể quy định việc thuê tổ chức dịch vụ nhưng cần phải xác định trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Đại biểu tâm tư: “thực tế, công tác tống đạt bằng bưu điện rất nhiều bất cập, vô cảm. Việc nước sôi lửa bỏng của công dân, anh phát đi một lá thư, khi hỏi bảo thư gửi đi chưa thấy trả lời, anh lại gửi tiếp thư nữa. Hoạt động tống đạt thôi mà 3 tháng chưa xong. Theo tình trạng này mà bảo chi phí rẻ 5 nghìn, 10 nghìn đồng thì làm hỏng việc!”. Đại biểu cho rằng, chừng nào án dân sự còn bị đình trệ thì nền hoạt động kinh tế, xã hội còn bị đình trệ. Vì hoạt động của nhà nước chưa hiệu quả trong lĩnh vực này, thì cần bỏ tiền ra thuê. Đại biểu đề nghị, cần phân loại các văn bản tống đạt. Đối với những văn bản tống đạt đến địa chỉ xa, tòa án thiếu người làm, hoặc việc gấp, việc khó, cần tống đạt trực tiếp thì tòa án thuê thừa phát lại. Còn những tống đạt bình thường có thể thực hiện qua bưu điện.

Thời sự Quốc hội

Quang cảnh Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đảng ủy, Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội đối thoại với đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

Chiều 20.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng chủ trì Hội nghị đối thoại giữa Đảng ủy, Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội với đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tiếp Chủ tịch Tập đoàn LIG NEX1 Hàn Quốc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tiếp Chủ tịch Tập đoàn LIG NEX1 Hàn Quốc

Chiều 19.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tiếp Đoàn đại biểu Tập đoàn LIG NEX1 Hàn Quốc do Chủ tịch Tập đoàn Koo Bon Sang dẫn đầu đang có chuyến thăm và tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 tại Việt Nam.

Góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa
Chính trị

Góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa

Lời Toà soạn: Chiều 19.12, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành kiểm sát nhân dân.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Tập huấn nâng cao kiến thức an ninh mạng
Thời sự Quốc hội

Tập huấn nâng cao kiến thức an ninh mạng, an toàn thông tin, bảo vệ bí mật nhà nước trên môi trường mạng

Chiều 19.12, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Cục An ninh mạng, Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức an ninh mạng, an toàn thông tin và bảo vệ bí mật nhà nước trên môi trường mạng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các vụ, cục, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành Kiểm sát nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, toàn ngành phải đổi mới mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa; tiếp tục phát huy trí tuệ, bản lĩnh và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với đại biểu dự Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành kiểm sát nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành Kiểm sát nhân dân

Chiều nay, 19.12, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành kiểm sát nhân dân (KSND). Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại trụ sở Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao kết nối trực tuyến với hơn 800 điểm cầu của toàn ngành.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tinh thần chung là phải quyết tâm đổi mới và có sản phẩm mới!

Trong năm 2025, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ trong công tác xây dựng luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Tinh thần chung là phải quyết tâm đổi mới và có sản phẩm mới.
Đây là yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong phát biểu kết luận Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan VPQH năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 diễn ra sáng nay, 19.12.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội

Sáng nay, 19.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội (VPQH).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký 3 Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 172/2024/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; Nghị quyết số 59/2024/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và Nghị quyết số 1321/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chiều 18.12, tại Trung tâm Hội nghị Thành phố Hải Phòng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13.11.2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Lãnh đạo Thành phố Hải Phòng dự Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ Khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận

Chiều nay, 18.12, trong không khí cả nước kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và chuẩn bị đón năm mới 2025, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Lễ Khởi công xây dựng Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận.