Hà Nội: Ước tính giải quyết việc làm cho gần 118.000 lao động 6 tháng đầu năm

ĐBND - Ước tính, 6 tháng đầu năm 2022, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho 117.931 lao động. Để hoàn thành chỉ tiêu giải quyết việc làm cho 160.000 người lao động, thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện một số giải pháp.

Giải quyết việc làm - những con số ấn tượng

Sở Lao động thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Hà Nội đã thông tin về việc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11.10.2021 của Chính phủ về quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19”. Theo đó, Sở LĐTB&XH Hà Nội đã tham mưu UBND thành phố thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động. Kết quả 5 tháng đầu năm 2022, toàn thành phố đã giải quyết việc làm cho 96.931/160.000 lao động.

Hà Nội: Dự kiến giải quyết việc làm cho gần 118.000 lao động 6 tháng đầu năm -0
Người lao động được cán bộ doanh nghiệp tư vấn, giới thiệu về những vị trí việc làm phù hợp năng lực. Ảnh: Trần Oanh

Cụ thể, tạo việc làm cho 29.444 lao động từ xét duyệt hộ gia đình vay vốn từ nguồn ngân sách ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội với số tiền là 1.382 tỉ đồng; đưa 628 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; giải quyết việc làm cho 6.646 lao động thông qua hệ thống sàn giao dịch việc làm; tự tạo việc làm và qua báo cáo kết quả tư vấn, giới thiệu việc làm của các DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm trên địa bàn thành phố là 60.213 lao động.

Ước tính, 6 tháng đầu năm 2022, toàn thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho 117.931 lao động, đạt 73,7% kế hoạch năm, tăng 20.066 lao động, tương đương tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Đề xuất bổ sung vốn từ ngân sách

Trong những tháng cuối năm 2022, thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy thị trường lao động: Rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính; định hướng đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho người lao động khi bị mất việc làm; triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho vay vốn tạo việc làm, xuất khẩu lao động, phát triển sản xuất; khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống.

Sở LĐTB&XH Hà Nội nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, các sàn, điểm giao dịch việc làm vệ tinh nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường cho người lao động và doanh nghiệp…

Thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động như: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Đồng thời, thành phố hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cùng đó, hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, nâng cao kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

Đẩy mạnh công tác dự báo và thông tin thị trường lao động; tiếp tục xét duyệt cho vay vốn; thu thập thông tin thị trường, kết nối cung cầu lao động song song với đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 là giải pháp được thành phố Hà Nội thực hiện trong những tháng cuối năm 2022.

Sở LĐTB&XH Hà Nội đề xuất bổ sung nguồn vốn từ ngân sách thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay vốn đối với các hộ sản xuất kinh doanh, người lao động đang gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 có nhu cầu vay vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025 và những năm tiếp theo”.

Xã hội

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức
Xã hội

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức

Sáng 27.12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức Toạ đàm “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc – Cơ hội và thách thức” với sự tham dự của: Nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, PGS.TS. Đào Duy Quát; nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, PGS.TS. Trần Đình Thiên; TS. Nguyễn Văn Đáng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; GS.TS. Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore tham gia trực tuyến.

An Giang tuyên truyền lưu động nhân kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26.12
Xã hội

Truyền thông dân số - "Đòn bẩy" trong thực hiện chính sách

Theo Phó Trưởng phòng Truyền thông - Giáo dục, Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Song Lê, truyền thông, giáo dục dân số đóng một vai trò hết sức quan trọng, tạo ra sự chuyển đổi nhận thức và hành vi về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số
Xã hội

Can thiệp sớm, hạn chế tối đa dị tật bẩm sinh

Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Vì những đứa con khỏe mạnh vùng cao" do Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức, các chuyên gia khẳng định, sàng lọc trước sinh và sơ sinh đóng vai trò then chốt trong việc phát hiện sớm các bệnh lý bẩm sinh, giúp giảm thiểu các rủi ro và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Việc thực hiện sàng lọc giúp các gia đình và cộng đồng có thể chủ động chăm sóc sức khỏe và phát triển bền vững.

Tỉnh Cà mau luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em
Đời sống

Cà Mau quan tâm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Với phương châm “Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Cà Mau cùng cộng đồng xã hội đã chung tay thực hiện nhiều chương trình, hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo môi trường phát triển tốt nhất cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo… Qua đó, đã phần nào bù đắp, san sẻ yêu thương, giúp các em có điều kiện được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ bình đẳng như những trẻ em khác.

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống
Xã hội

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống

Công tác dân số Việt Nam thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu, khống chế tốc độ gia tăng dân số nhanh, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và duy trì đến năm 2021. Song, Việt Nam hiện đang đối mặt với thách thức mới là mức sinh chưa bền vững và có xu hướng giảm. Từ năm 2021 đến năm 2023, mức sinh giảm từ 2,11 xuống 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất lịch sử và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới. Đó là nhận định của Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng về thực trạng công tác dân số ở Việt Nam.

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc
Xã hội

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26.12) năm 2024 với chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc", Chi cục Dân số tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác dân số và phát triển năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản
Đời sống

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản

Tại Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai đang trở thành một vấn đề đáng báo động, đặc biệt ở nhóm trẻ vị thành niên. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam hiện đứng đầu khu vực và thứ 5 thế giới về tỷ lệ nạo phá thai, với con số dao động từ 250.000 đến 300.000 ca mỗi năm. Điều này cho thấy, nhiều thanh thiếu niên tại Việt Nam vẫn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản. 

Dự báo thời tiết ngày 26.12: Rét đậm ở Bắc Bộ, mưa dông ở Trung Nam Bộ
Xã hội

Dự báo thời tiết ngày 26.12: Rét đậm ở Bắc Bộ, mưa dông ở Trung Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm ngày 26 và ngày 27.12, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Từ đêm 27.12, không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn và ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ, Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh lên cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4.  

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Đời sống

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Hiện nay, trẻ em phải đối mặt với hàng loạt những mối đe dọa trên không gian mạng như bắt nạt trực tuyến, tiếp cận thông tin không phù hợp, nghiện trò chơi điện tử, nghiện mạng xã hội… Do đó, cần có sự chung tay của xã hội để giúp các em tránh những rủi ro không đáng có trên không gian mạng.