Hà Nội: Triển khai phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, Uỷ ban nhân dân Thành phố, Công an Thành phố (CATP) về các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), ngày 24.4, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã triển khai phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5.

Hà Nội: Phòng Cảnh sát giao thông triển khai Phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5.2024. -0
Lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ tăng cường điều tiết, hướng dẫn giao thông trong dịp nghỉ Lễ 30.4 và 1.5

Với mục tiêu bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT; phân luồng, hướng dẫn giao thông, nhất là trên các tuyến đường, các khu vực được dự báo có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao… Phòng Cảnh sát giao thông sẽ chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong thực hiện nhiệm vụ phân luồng, hướng dẫn giao thông tại các vị trí trọng điểm, phức tạp, trọng tâm là các tuyến Quốc lộ, trục chính, cửa ngõ, vành đai, khu vực các bến xe, nhà ga...

Huy động lực lượng, phương tiện phối hợp Công an các quận, huyện, thị xã và các lực lượng Cảnh sát cơ động, Cảnh sát phòng, chống tội phạm, tăng cường tuần tra, kiểm soát (TTKS), sử dụng hiệu quả các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông phòng, chống tội phạm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm.

Hà Nội: Phòng Cảnh sát giao thông triển khai Phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5.2024. -0
Lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn
dịp nghỉ Lễ 30.4 và 1.5

5 nhóm hành vi vi phạm sẽ được tập trung xử lý, gồm: Vi phạm nồng độ cồn, ma tuý; Chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, “cơi nới” thùng xe và chở quá vạch dấu mớn nước an toàn; Điều khiển xe chạy không đúng tốc độ quy định; Vi phạm quy định về tránh vượt, phần đường, làn đường và không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ); Sử dụng các loại giấy tờ “giả” liên quan đến người điều khiển và phương tiện.

Hà Nội: Phòng Cảnh sát giao thông triển khai Phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5.2024. -0
Lực lượng Cảnh sát giao thông duy trì bảo đảm TTATGT đường sắt

Tiếp tục kiểm soát các hoạt động vận tải hành khách, xử lý nghiêm các vi phạm như: xe dừng, đỗ, bốc dỡ hàng hóa, đón trả khách sai quy định trên các tuyến trọng điểm, “cửa ngõ” ra vào Thành phố, khu vực các bến xe, nhà ga, sân bay... kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm an toàn giao thông đường sắt, chủ động phối hợp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ và tài sản của hành khách đi tàu. Trên lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, tập trung xử lý các vi phạm về nồng độ cồn, chở hàng quá vạch dấu mớn nước an toàn, vi phạm các quy định về thuyền viên, người lái phương tiện...

Cùng với việc TTKS và xử lý vi phạm, lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ tăng cường tuyên tuyền, hướng dẫn, nhắc nhở đối với các trường hợp vi phạm do vô ý; nêu cao tinh thần, trách nhiệm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn (như: người bị TNGT; trẻ em đi lạc; người già, người khuyết tật, trẻ em qua đường; người dân bị nhỡ tàu …); lan tỏa những hành động đẹp “Vì nhân dân phục vụ” theo tinh thần “Đâu dân cần CSGT có, đâu dân khó có CSGT”.

Hà Nội: Phòng Cảnh sát giao thông triển khai Phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5.2024. -0
Lực lượng 141 tăng cường đấu tranh chống tội phạm đường phố, xử lý nghiêm các trường hợp điều khiển xe lạng lách, đánh võng gây mất ATGT

Phòng Cảnh sát giao thông khuyến cáo: Khi tham gia giao thông vào thời điểm trước, trong và sau khi kết thúc kỳ nghỉ Lễ, người dân cần lưu ý chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ để bảo đảm lưu thông an toàn và không gây ùn tắc giao thông; không phóng nhanh, vượt ẩu; tuân thủ quy định tốc độ và giữ khoảng cách; lưu thông đúng phần đường, làn đường; chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu và người chỉ huy giao thông; thực hiện nếp sống văn hóa đã uống rượu bia thì không điều khiển phương tiện tham gia giao thông để bảo đảm an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…