Hà Nội: Tiếp tục nỗ lực, phấn đấu cải thiện các chỉ số về cải cách hành chính

TP. Hà Nội xác định cải cách hành chính (CCHC) là công việc trọng tâm, là khâu đột phá, là động lực then chốt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn với tinh thần “lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền”.

Nhiều chuyển biến tích cực, thực chất, hiệu quả

Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính (Bộ Nội vụ) Phạm Minh Hùng cho biết, 12 năm trở lại đây, Hà Nội luôn đạt kết quả Chỉ số CCHC trên 80%, trong đó năm 2014 và 2023 đạt trên 90%: năm 2023 đạt 91,43%, xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Ba năm thành phố xếp hạng tốt nhất là 2017, 2018, 2019, đều xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố; năm tăng hạng nhiều nhất là 2022, tăng 7 bậc, xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố.

Đáng chú ý, so sánh với năm 2022, PAR INDEX năm 2023 của TP. Hà Nội có 5 chỉ số thành phần tăng điểm, trong đó tăng trưởng mạnh nhất (13,2%) là chỉ số “chính quyền điện tử, chính quyền số” và đạt kết quả cao nhất (99,33%) là chỉ số “chỉ đạo điều hành”.

Hà Nội: Tiêp tục nỗ lực, phấn đấu cải thiện các chỉ số về cải cách hành chính -0
Chỉ số CCHC năm 2023 của TP. Hà Nội đạt 91,43%. Ảnh: H.L

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải, công tác chuyển đổi số, triển khai Đề án 06 đã được thành phố thực hiện quyết liệt, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao (thí điểm như sổ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID…). Đặc biệt, TP. Hà Nội đã triển khai ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) - kênh tương tác giữa chính quyền với người dân, các vấn đề về đời sống dân sinh, công khai minh bạch để người dân tham gia đóng góp CCHC, chuyển đổi số, chung tay xây dựng Thủ đô.

Dù đã đạt những kết quả tích cực trong Chỉ số CCHC, Vụ trưởng Vụ CCHC - Bộ Nội vụ đánh giá thực tế cho thấy có một số tồn tại của Hà Nội dẫn đến mất điểm ở một số tiêu chí, đó là: Công khai, cập nhật thủ tục hành chính (TTHC) chậm ở một số lĩnh vực; tình trạng trễ hẹn TTHC vẫn còn; giải ngân đầu tư công chưa hoàn thành 100% kế hoạch... Chỉ số thành phần “Tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và các tiêu chí phát triển kinh tế - xã hội” của TP. Hà Nội năm 2023 đã giảm nhẹ (2,09%) và cũng là chỉ số đạt kết quả thấp nhất (86,54%).

 2 Chỉ số PCI và PGI có 5/10 chỉ số thành phần giảm bậc, trong đó có các chỉ số thành phần xếp thứ hạng rất thấp (“Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự” xếp thứ 62/63; “Tiếp cận đất đai” giảm 2 bậc, xếp thứ 61/63). Chỉ số PGI có cải thiện nhưng vẫn đứng ở vị trí 30/63 tỉnh, thành phố.

Đặc biệt, vẫn còn những cán bộ, công chức, viên chức có thái độ giao tiếp, ứng xử chưa đúng mực, gây bức xúc với công dân, nhất là một số lĩnh vực như đầu tư, cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...

Tiếp tục cải thiện, nâng cao các chỉ số

Vụ trưởng Vụ CCHC - Bộ Nội vụ Phạm Minh Hùng đưa ra 9 khuyến nghị về giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số PAR INDEX cho Hà Nội, với phương châm tiêu chí, chỉ số thành phần nào đã đạt cao, đang ở vị trí có thể tiếp tục phấn đấu được thì TP tiếp tục quan tâm cải thiện; chỉ số thành phần, tiêu chí nào đang thấp, cần được tập trung phấn đấu để nâng cao.

Trong đó, tiếp tục đổi mới sáng tạo, từ xây dựng chương trình kế hoạch sát thực tiễn, phân công bố trí nguồn lực và kiểm tra theo dõi, đánh giá; ra kết quả sau đó tổng hợp, tuyên truyền không chỉ cho người dân mà cả chính trong đội ngũ cán bộ công chức nhằm thống nhất từ nhận thức đến hành động; chấn chỉnh tình trạng không làm mà đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm.

Hà Nội: Tiêp tục nỗ lực, phấn đấu cải thiện các chỉ số về cải cách hành chính -0
Kết quả khảo sát chỉ số hài lòng của người dân trên địa bàn thành phố với các thủ tục hành chính năm 2023. Ảnh: ITN

Thứ Trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho rằng thời gian TP. Hà Nội cần tập trung đẩy mạnh việc rà soát, tháo gỡ cơ bản những điểm nghẽn về thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là thể chế liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Đặc biệt, cần tiếp tục duy trì và sử dụng có hiệu quả các kết quả Chỉ số cải cách hành chính và Chỉ số hài lòng, để làm cơ sở cho việc ban hành, chỉ đạo triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính.

Bộ Nội vụ đã tiến hành quả khảo sát về SIPAS (Chỉ số sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước) với trên 39.000 phiếu trên cả nước, trong đó có 2.700 phiếu tại Hà Nội.

Kết quả cho thấy, về chỉ số hài lòng chung, cả nước đạt 82,66%, tại Hà Nội đạt 83,57% (tăng 3,41% so với năm 2022), xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố (tăng 9 bậc so với năm 2022). Chỉ số hài lòng về xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, chỉ số hài lòng về cung ứng dịch vụ hành chính công đều xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố.

Hà Nội: Tiêp tục nỗ lực, phấn đấu cải thiện các chỉ số về cải cách hành chính -0
Những mong đợi của người dân Hà Nội khi được lấy ý kiến - Nguồn: Bộ Nội vụ

Qua khảo sát, khoảng 11.38% người dân tại địa bàn Hà Nội trả lời rằng có hiện tượng công chức gây phiền hà, sách nhiễu khi giải quyết công việc, cao hơn 5.93 % so với 2022 (5.45%).

Người dân cũng nêu mong muốn như: 60,69% mong muốn nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ của công chức; 60,24% mong nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công trực tuyến; 59,58% mong đợi nâng cao chất lượng tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị…

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.