Hà Nội: Thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Kế hoạch nhằm quản lý dữ liệu về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố, từng địa bàn quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn và đối với từng lĩnh vực, loại hình cơ sở; quản lý dữ liệu về điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với từng cơ sở.

Đồng thời, xây dựng phương án chữa cháy, thoát nạn đối với từng nhà dân, cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy; theo dõi giao thông, nguồn nước, trụ nước chữa cháy, phương tiện cần huy động, điểm chữa cháy công cộng, tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Các thông tin, dữ liệu trong ứng dụng sẽ được cập nhật đầy đủ, thường xuyên, chính xác, như: Thông tin cấp phép xây dựng, thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy, hồ sơ quản lý theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy, các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy, tình hình cháy, nổ, xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy nhằm đảm bảo phục vụ hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành của các cấp chính quyền thành phố.

Ứng dụng sẽ bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu quả và an toàn, an ninh thông tin theo quy định; lấy trải nghiệm của người dùng làm thước đo để tiếp tục tối ưu hóa, cải thiện và nâng cấp ứng dụng.

Hà Nội: Thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà -0
 Công an quận Hoàn Kiếm kiểm tra quá trình lắp đặt thiết bị PCCC theo mô hình Tổ liên gia tại phường Hàng Gai. Ảnh: ITN

Thành phố phấn đấu 100% cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sử dụng thành thạo ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư; tối thiểu 70% dân số trên địa bàn được lựa chọn thí điểm biết ứng dụng quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy thành phố; tối thiểu 80% thông báo về sự cố về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của người dân, doanh nghiệp được gửi, tiếp nhận và xử lý theo quy trình điện tử trên ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố, trong giai đoạn 1 (từ ngày 25.4 đến 30.6-2024): Thực hiện đối với cơ sở chung cư mini (nhà ở nhiều căn hộ), nhà trọ; nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh thuộc Phụ lục I Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ; tiếp tục ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Giai đoạn 2 (từ ngày 1.7 đến 30.9.2024), thực hiện đối với cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố; thực hiện thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Về lộ trình thực hiện thí điểm, trước ngày 7.5.2024, hoàn thành tập huấn cho Công an thành phố (Phòng PC07), 30 UBND quận, huyện, thị xã (Công an cấp huyện). UBND cấp huyện (Công an cấp huyện) tổ chức tập huấn cho UBND cấp xã (Công an cấp xã), hoàn thành trước ngày 10.5.2024.

Dự kiến trong tháng 12.2024, thành phố sẽ chính thức đưa vào thực hiện đối với cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy và ứng dụng quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy.

Xã hội

Hà Nội bảo đảm an toàn thực phẩm tháng cuối năm
Đời sống

Hà Nội bảo đảm an toàn thực phẩm tháng cuối năm

Chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm những ngày này tăng cao hơn bao giờ hết. Đây cũng là thời điểm hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ dễ trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Sở Công thương thành phố Hà Nội sẽ tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm.

Không để đối tượng ma túy gây án trong dịp Tết
Xã hội

Không để đối tượng ma túy gây án trong dịp Tết

Khẳng định công tác giảm cầu ma túy là giải pháp trọng điểm để giảm tội phạm, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Lương Tam Quang yêu cầu Giám đốc Công an các địa phương trực tiếp chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 483; Đối với Công an các địa phương, quản lý chặt chẽ, tất cả điểm, tụ điểm, nguy cơ nảy sinh, hình thành điểm, tụ điểm phải được triệt xóa, các đối tượng phải bị xử lý, vô hiệu hóa, khắc phục triệt để tình trạng đánh khúc giữa tội phạm ma túy; tuyệt đối không để xảy ra tình hình phức tạp, không để đối tượng ma túy gây án trong dịp Tết...

Hình thành thói quen tự giác và trách nhiệm với cộng đồng trong tham gia giao thông
Giao thông

Hình thành thói quen tự giác và trách nhiệm với cộng đồng trong tham gia giao thông

Theo đánh giá của lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh, sau hai tuần kể từ khi Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực, đặc biệt là triển khai Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, tình hình giao thông trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức của người dân đã nâng cao khi tham gia giao thông. Các hình thức xử phạt thiết kế theo hướng tăng cao sau những “lấn cấn” ban đầu đã được người dân đồng tình vì tạo ra một thói quen mới - thói quen tự giác trong chấp hành các quy định của pháp luật và trách nhiệm của công dân với cộng đồng xã hội.

Ảnh minh họa
Giao thông

Nghị định 168 tạo chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức tham gia giao thông

Sau hai tuần thực thi Nghị định 168 đã tạo chuyển biến lớn trong ý thức khi hầu hết người tham gia giao thông đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của  pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tình hình tai nạn giao thông có chuyển biến rõ rệt, giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ và thời gian trước liền kề.

Nghị định 168: Định hình nét văn hoá giao thông Thủ đô
Giao thông

Nghị định 168: Định hình nét văn hoá giao thông Thủ đô

Theo chỉ huy Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội), sau khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực, ý thức chấp hành của người tham gia giao thông khá tốt, không phát hiện nhiều hành vi vi phạm thuộc về các lỗi cơ bản như vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm...tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ và thời gian trước.

Hà Nội tổ chức chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” với 2.025 drone
Đời sống

Hà Nội tổ chức chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” với 2.025 drone

Ngày 15,1, Báo Nhân Dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” diễn ra vào 20 giờ ngày 18.1 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội). Đây sẽ là lần đầu tiên, 2.025 chiếc drone trình diễn công nghệ ánh sáng kết hợp dàn nhạc giao hưởng, âm nhạc hiện đại trên bầu trời Hồ Tây, Hà Nội.

Chung một ước mơ, tô màu xanh Việt
Môi trường

Chung một ước mơ, tô màu xanh Việt

Ngày 15.1, tại vườn Giám (cổng chính di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám, TP. Hà Nội), Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED Communication) và TreeBank đã phát động chương trình “Ngày trồng cây 2025” với chủ đề "Chung một ước mơ, tô màu xanh Việt".

Nghị Định 168: Bước tiến quan trọng để xây dựng môi trường giao thông văn minh, hiện đại
Giao thông

Nghị Định 168: Bước tiến quan trọng để xây dựng môi trường giao thông văn minh, hiện đại

Giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của quốc gia. Tuy nhiên, thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam vẫn còn là một thách thức lớn, gây thiệt hại không chỉ về con người mà còn về kinh tế và xã hội. Trước tình hình nêu trên, việc áp dụng Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) là vô cùng cần thiết để tăng cường quản lý, siết chặt kỷ luật giao thông, và bảo đảm an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.