Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo di tích

Hiện vẫn còn một số dự án vướng mắc về quy hoạch, đặc biệt tiến độ phê duyệt quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích theo quy định của Chính phủ vẫn còn chậm.

Đó là đánh giá của Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tại trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022 - 2025 của TP. Hà Nội.

Đã hoàn thành 37,4% kế hoạch giai đoạn 2021 - 2030

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch - Đầu tư (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo) tại hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tại trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2030, ngân sách thành phố bố trí 15.156,2 tỷ đồng (37,4% kế hoạch), thực hiện 769 dự án. Thành phố đã bố trí 1.649,5 tỷ đồng thực hiện 23 dự án cấp thành phố và 13.506,7 tỷ đồng hỗ trợ cấp huyện thực hiện 746 dự án. Ngân sách cấp huyện bố trí vốn đối ứng để thực hiện các dự án thành phố hỗ trợ vốn gồm 2.137,1/6.045,5 tỷ đồng (đạt 35% kế hoạch).

Tính đến ngày 28.5, thành phố đã phê duyệt chủ trương đầu tư với 1.074/1.310 dự án (đạt 82%); phê duyệt quyết định đầu tư 851 dự án (đạt 65%); triển khai xây dựng 554 dự án (42,3%). Đến nay, đã hoàn thành 218 dự án trong giai đoạn 2021-2022; dự kiến năm 2023, có thêm 339 dự án hoàn thành.

Tháo gỡ vướng mắc trong quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo di tích -0
Thời gian qua, công tác tu bổ, tôn tạo được Hà Nội thực hiện có hiệu quả

Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban Chỉ đạo cũng cho rằng, việc hoàn thiện thủ tục đầu tư, tiến độ triển khai một số dự án chưa đáp ứng yêu cầu do có những khó khăn, vướng mắc. Một số dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế vướng mắc về quy hoạch (tại các quận, huyện, thị xã: Sơn Tây, Sóc Sơn, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Xuân, Long Biên) do phải điều chỉnh quy hoạch hoặc chưa có quy hoạch phân khu được phê duyệt. Cùng với đó, một số di tích chưa được phê duyệt quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích theo quy định tại Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25-12-2018 của Chính phủ, do vậy, một số địa phương chưa có cơ sở để lập dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích…

Ngoài ra, quá trình triển khai một số dự án còn gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng; do biến động giá nguyên, vật liệu nên một số dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư so với kế hoạch. Tỷ lệ bố trí vốn đối ứng của các đơn vị trong năm 2021, 2022 và đầu năm 2023 chưa tương ứng với tỷ lệ thành phố đã hỗ trợ và chưa đáp ứng đủ vốn trách nhiệm của ngân sách cấp huyện để hoàn thành dự án (do thu ngân sách huyện còn khó khăn, nguồn thu từ đất không đạt kế hoạch, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án 100% ngân sách cấp huyện)…

Bên cạnh đó, một số dự án còn vướng mắc về quy hoạch; tiến độ phê duyệt quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích theo quy định của Chính phủ chậm; khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng...

Cần bố trí nguồn vốn đối ứng bảo đảm kế hoạch

Đáng chú ý, tại hội nghị, các thành viên Ban Chỉ đạo cũng chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư như: Dự án Phục dựng không gian Điện Kính Thiên phải xin ý kiến Unesco; công tác lập hồ sơ Dự án bảo tồn phục dựng thành hào khu di tích Cổ Loa phức tạp; Dự án bảo tồn khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu - phương án thiết kế thi tuyển chưa phù hợp với quy hoạch chi tiết do Thủ tướng Chính phủ duyệt...

Bên cạnh đó, hiện vẫn chưa có hướng dẫn về suất đầu tư của bệnh viện chuyên khoa, chưa xác định danh mục, cấu hình trang thiết bị phù hợp với quy mô bệnh viện, ảnh hưởng tới tiến độ dự án lĩnh vực y tế; 7 dự án trường phổ thông có nhiều cấp học tiên tiến, hiện đại chưa trình hồ sơ đề xuất phê duyệt chủ trương đầu tư do chưa được phê duyệt tiêu chí xây dựng. Việc đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng đạt tiêu chí trường công lập đạt chuẩn quốc gia khó khăn do quỹ đất còn hạn chế.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên đề nghị, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với các ban HĐND thành phố để tham mưu theo hướng chuẩn hóa, đặc biệt là trong việc cải tạo, xây dựng trường học. Các sở, ngành, địa phương phải rà soát toàn bộ danh mục dự án, bảo đảm phải thực hiện được, nếu dự án nào vướng mắc không thể triển khai thì báo cáo Ban Chỉ đạo để đưa ra khỏi danh mục. 

Kết luận hội nghị, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng ban Chỉ đạo đánh giá, các sở, ngành, quận, huyện đã vào cuộc rất tích cực, tập trung tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc. Theo báo cáo của các sở, ngành, địa phương, tiến độ các dự án cơ bản bảo đảm theo yêu cầu, kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các sở, ngành, địa phương rà soát kết quả, nhất là về số liệu, các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc để đưa ra các giải pháp khắc phục, trong đó chú trọng ngay từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư, đấu thầu, thi công.  "Các địa phương phải bố trí nguồn vốn đối ứng bảo đảm kế hoạch được thực hiện đúng tiến độ; giao các ban HĐND thành phố theo dõi, giám sát tiến độ triển khai của địa phương", Chủ tịch HĐND TP Hà Nội nhấn mạnh. 

Xã hội

Phòng tránh lừa đảo xem bói online
Đời sống

Phòng tránh lừa đảo xem bói online

Dịp đầu năm mới, nhiều người với mong muốn biết trước tai ương để phòng tránh, hay tò mò về tương lai trong năm tới nên có thói quen đi xem bói, nhưng không ít trường hợp rơi vào tình trạng "tiền mất tật mang".

Đi ngược chiều trên cao tốc, nữ tài xế bị phạt 19 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe
Xã hội

Đi ngược chiều trên cao tốc, nữ tài xế bị phạt 19 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe

Sáng 5.2, đại diện Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 4, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, đơn vị đã lập biên bản xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe với nữ tài xế điều khiển ô tô đi ngược chiều đường dẫn cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn - Diễn Châu - Bãi Vọt.

Khi ý Đảng hợp với lòng dân...
Xã hội

Khi ý Đảng hợp với lòng dân...

Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, tạo nên sức mạnh khổng lồ, lôi cuốn toàn xã hội cùng tham gia đẩy lùi nghèo khó, bảo đảm an sinh xã hội và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”
Môi trường

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Sáng 4.2, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Thái Bình tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và hưởng ứng Ngày Đất ngập nước thế giới năm 2025 tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Tránh sập bẫy xem bói, giải hạn online lừa đảo dịp đầu năm
Xã hội

Tránh sập bẫy xem bói, giải hạn online lừa đảo dịp đầu năm

Mới đây, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ghi nhận và đưa cảnh báo, khuyến cáo biện pháp phòng tránh rủi ro bị lừa đảo trực tuyến trong những ngày đầu xuân, năm mới. Đáng chú ý là tình trạng lừa đảo bằng thủ đoạn xem bói, giải hạn online chiếm đoạt tài sản.

Tự hào 95 mùa Xuân có Đảng quang vinh
Đời sống

Tự hào 95 mùa Xuân có Đảng quang vinh

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3.2.1930 là sự kiện có ý nghĩa trọng đại, trở thành bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc. 95 mùa Xuân có Đảng quang vinh (3.2.1930 – 3.2.2025) – vị thế đất nước ta ngày càng được khẳng định không chỉ trong khu vực mà còn trên trường quốc tế. Người dân Việt Nam nói chung, cùng các cán bộ, đảng viên, người lao động trong toàn Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) nói riêng thêm hãnh diện và tự hào về trang sử vàng của Đảng được tô thắm thêm những mốc son mới, từ thành tựu, đến diện mạo đất nước sau 39 năm đổi mới.