Gói tín dụng ưu đãi 120 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội vẫn "mắc kẹt"

Đến nay mới có 6 dự án nhà ở xã hội được giải ngân với số vốn khoảng 415 tỷ đồng. "Cần rà soát lại việc triển khai gói tín dụng ưu đãi 120 nghìn tỷ đồng để có giải pháp tháo gỡ", Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nói.

Gói tín dụng ưu đãi 120 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội vẫn
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự và phát biểu tại hội nghị.

Ngày 22.2, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" (sau đây gọi là Đề án).

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, với chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng, sự vào cuộc chủ động, trách nhiệm của các bộ, ngành và đặc biệt là các địa phương, kết quả thực hiện Đề án 1 triệu nhà ở xã hội đến nay đã đạt được những dấu mốc quan trọng.

Về xây dựng chính sách, trong năm 2023, Chính phủ đã trình và được Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi) cùng với nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan với nhiều nội dung mới, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn; đặc biệt là tháo gỡ tồn tại, vướng mắc để thúc đẩy nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

"Các chính sách mới này, cùng với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và các Chương trình hỗ trợ xây dựng mới, cải tạo nhà ở cho các đối tượng chính sách theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ chắc chắn sẽ tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ hơn, bảo đảm hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nói.

Về thực tế phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, chỉ riêng trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn cả nước có 499 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô hơn 411.000 căn hộ.

Trong đó, 71 dự án đã hoàn thành với quy mô gần 40.0000 căn; 127 dự án đã khởi công xây dựng với quy mô gần 108.000 căn; 301 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 265.500 căn.

"Chúng ta đều mong muốn, kỳ vọng vào một kết quả tích cực trong việc triển khai Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” trong thời gian tới, nhất là qua những dấu mốc đạt được vừa qua. Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận việc triển khai Đề án vẫn còn rất nhiều khó khăn, tồn tại những hạn chế, vướng mắc cần phải tập trung và quyết liệt giải quyết trong thời gian tới", Bộ trưởng nói. 

Gói tín dụng ưu đãi 120 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội vẫn
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại hội nghị.

Cụ thể là còn nhiều địa phương có kết quả thực hiện chậm so với kế hoạch đăng ký tại Đề án, trong đó, có một số địa phương đến nay vẫn chưa có dự án nhà ở xã hội được khởi công mới. 

Vẫn còn vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân trong tiếp cận đất đai, thủ tục đầu tư xây dựng, tín dụng, chính sách ưu đãi…

Đặc biệt, việc giải ngân gói tín dụng ưu đãi 120 nghìn tỷ đồng còn chậm so với mong muốn và nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Bộ trưởng Xây dựng cho biết, hiện nay đã có 28 tỉnh công bố danh mục 68 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng với nhu cầu vay vốn hơn 30 nghìn tỷ đồng.

Tính đến thời điểm hiện tại, có 6 dự án nhà ở xã hội tại 5 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 415 tỷ đồng.

Theo phản ánh của doanh nghiệp tại hội nghị, vấn đề vốn cho các dự án nhà ở xã hội rất nan giải. Gói 120.000 tỷ đồng thực tế không đi vào cuộc sống.

"Cần rà soát lại việc triển khai gói tín dụng ưu đãi 120 nghìn tỷ đồng để có giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy việc tiếp cận, giải ngân gói tín dụng này", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nói.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức nhiều hội nghị để thúc đẩy giải ngân gói tín dụng ưu đãi này.

Hiện có hai tiêu chí cho vay, thứ nhất là có ít dự án triển khai, thứ hai là về điều kiện tiếp cận tín dụng.

Theo báo cáo của các ngân hàng, có một số doanh nghiệp vướng nợ xấu, chính nợ xấu đã ảnh hưởng đến giải ngân. Và để tháo gỡ vấn đề này, Thủ tướng đã yêu cầu các ngân hàng xem xét đáo nợ cho các dự án.

Đời sống

Ban hành Chỉ thị mới về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội
Xã hội

Ban hành Chỉ thị mới về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội

Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, nhằm thích ứng với bối cảnh tình hình mới, nhất là những tác động phức tạp, khó lường của các vấn đề an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống cùng với quyết tâm đạt được mục tiêu trở thành nước xã hội chủ nghĩa có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, thu nhập cao vào năm 2045 đang đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội. 

Hàng chục nghìn người dân được hưởng lợi từ chương trình “Tiến về phía trước”
Đời sống

Hàng chục nghìn người dân được hưởng lợi từ chương trình “Tiến về phía trước”

Ngày 12.11 tại Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang và các tổ chức Plan International Việt Nam, CARE Quốc tế tại Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC) tổ chức cuộc họp Tổng kết chương trình “Tiến Về Phía Trước” giai đoạn 2023 – 2024 và lấy ý kiến đóng góp cho chương trình giai đoạn 2024 – 2028.

Tân Hiệp Phát tiếp tục đồng hành cùng học sinh Hà Nam vượt khó đến trường
Xã hội

Tân Hiệp Phát tiếp tục đồng hành cùng học sinh Hà Nam vượt khó đến trường

Công ty Tân Hiệp Phát vừa phối hợp cùng Hội Khuyến học tỉnh Hà Nam trao tặng 200 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Được biết, đây là điểm đến thứ 3 của đơn vị trong hành trình trao 800 suất học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước đến trường” tại 4 tỉnh thành trong năm 2024.

Nhiều chương trình tập huấn, đào tạo nghề nông nghiệp được tổ chức giúp người dân nâng cao thu nhập
Đời sống

Vực dậy vùng lõi nghèo

Bằng sự quyết tâm, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, bên cạnh những chính sách phù hợp, hiệu quả, đặc biệt là sự chung sức đồng lòng của người dân, huyện nghèo A Lưới đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận thoát khỏi huyện nghèo quốc gia năm 2024, vượt trước kế hoạch đề ra 1 năm. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Xã hội

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai, số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản cá nhân trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng cho thấy người thụ hưởng đã hiểu được những lợi ích của việc nhận lương hưu qua tài khoản cá nhân vừa nhanh, thuận tiện, tiết kiệm thời gian và an toàn. Thời gian tới, BHXH tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tiếp tục vận động người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Học viên tham gia thực hành nghề nông nghiệp (Ảnh: Minh Hà)
Đời sống

Cao Bằng: Gần 14.000 lao động được tạo việc làm

Với việc triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, duy trì việc làm cho người lao động; kết nối cung - cầu lao động, giúp doanh nghiệp tuyển dụng được lao động, người lao động tìm được việc làm phù hợp... tạo ra dấu ấn đậm nét cho công tác giảm nghèo tại Cao Bằng. 

Phát huy hiệu quả mô hình đặc thù trong thực hiện tín dụng chính sách
Đời sống

Phát huy hiệu quả mô hình đặc thù trong thực hiện tín dụng chính sách

Tín dụng chính sách xã hội được biểu hiện như một công cụ, giải pháp quan trọng của Đảng, Nhà nước thực hiện giảm nghèo bền vững; giúp hộ nghèo, hộ chính sách tạo sinh kế, nâng cao sức sản xuất, phát triển bền vững; bảo đảm an sinh xã hội. Tại Tọa đàm “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 9.11, các đại biểu đều cho rằng, việc phát huy hiệu quả sứ mệnh và vai trò mô hình thiết chế sáng tạo, đặc thù trong thực hiện tín dụng chính sách là đòi hỏi cấp bách trong điều kiện thực tiễn đất nước hiện nay.

Tín dụng chính sách xã hội – bệ đỡ cho đối tượng yếu thế
Xã hội

Tín dụng chính sách xã hội – bệ đỡ cho đối tượng yếu thế

Tín dụng chính sách xã hội được xem là “điểm sáng” và một “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, đặc biệt là người nghèo và đối tượng yếu thế trong xã hội. Song, trong bối cảnh mới đòi hỏi cách nhìn mới về vai trò của tín dụng chính sách cũng như những quan điểm, giải pháp phát huy tối đa hiệu quả của tín dụng chính sách trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội.

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây nhà và điểm trường cho địa phương thiệt hại bởi lũ
Đời sống

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây nhà và điểm trường cho địa phương thiệt hại bởi lũ

Với tâm niệm “đóng góp cho xã hội là một phần bổn phận và là vinh dự của doanh nghiệp”, cùng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, chung tay chia sẻ và ủng hộ người dân bị thiệt hại do bão lũ gây ra, T&T Group và Ngân hàng SHB đã đồng hành cùng Bộ Công an trong chương trình triển khai xây dựng 150 căn nhà cho người dân và xây dựng 1 điểm trường cho con em đồng bào miền núi.

Bắc Giang: Chủ động trong công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em
Đời sống

Bắc Giang: Chủ động trong công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em

Xác định việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em là vấn đề quan trọng cần ưu tiên thực hiện, ngay từ đầu năm 2024, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 4.2.2024 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh nhằm bảo đảm an toàn và phát triển toàn diện cho trẻ.

Toàn cảnh hội nghị
Xã hội

Giao ban trực tuyến về công tác thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội

Mới đây, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn chủ trì Hội nghị Giao ban trực tuyến toàn ngành về công tác thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Dự hội nghị, có đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và điểm cầu trực tuyến BHXH 63 tỉnh, thành phố.

Tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức PBGDPL theo hướng thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm.
Xã hội

Nhiều hoạt động thiết thực, nổi bật

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam xác định, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) có vị trí rất quan trọng nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho người dân và là nền tảng quan trọng cho việc thi hành pháp luật. Vì vậy, các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức thường xuyên, liên tục trong cả năm, đặc biệt là trong khoảng thời gian cao điểm từ ngày 1 - 9.11.2024.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm tại một số đơn vị trên địa bàn
Xã hội

Hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho lao động

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Dự án Luật Việc làm (sửa đổi) là một trong những dự luật được Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm giai đoạn 2020 - 2023 trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã chỉ rõ nhiều bất cập, hạn chế khi triển khai chính sách việc làm, từ đó đề xuất sửa đổi một số quy định trong Luật Việc làm để phù hợp với thực tiễn, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho tất cả lao động.

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%
Xã hội

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Góp ý vào Dự thảo Luật việc làm (sửa đổi) được Quốc hội xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ Tám, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cử tri là cán bộ, đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) đã tham gia nhiều nội dung thiết thực. Trong đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng lên 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp, bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho NLĐ khi không có việc làm.