Tranh ghép gỗ làng Chọi (phường Khúc Xuyên, TP. Bắc Ninh)

Gìn giữ, phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của địa phương

Hơn 35 năm làm tranh ghép gỗ, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Hùng (59 tuổi, Khúc Toại, phường Khúc Xuyên, TP. Bắc Ninh) và những người thợ của mình đã làm nên hàng trăm bức tranh với kích cỡ lớn nhỏ khác nhau với nội dung phong phú về cảnh sinh hoạt của người dân, hát Quan họ...

Chế tác ra nhiều bức tranh mang tính nghệ thuật cao

Từ những gốc cây, mảnh gỗ tưởng như bỏ đi nhưng qua bàn tay khéo léo của Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Hùng , chúng lại trở thành những tác phẩm nghệ thuật với tên gọi tranh ghép gỗ.

Khúc Toại xưa có tên nôm là làng Chọi, nơi đây nổi tiếng với nghề mộc đã đi vào câu ca “Mã Đông Hồ, đồ làng Chọi.” Sinh ra và lớn lên trên quê hương làng Chọi, được bố mẹ dạy cho nghề mộc nên ngay từ nhỏ ông Hùng đã làm ra nhiều sản phẩm về gỗ như bàn, ghế, tủ, giường…

Năm 1984, sau khi rời quân ngũ, trở về địa phương, ông Hùng tiếp tục gắn bó với nghề mộc. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất ông nhận thấy những gốc cây, mảnh gỗ bỏ đi rất lãng phí, trong khi đó nghề mộc lại mang tính cạnh tranh cao.

Được người anh trai là nghệ nhân Nguyễn Văn Viện truyền dạy cho những kỹ năng làm tranh ghép gỗ; từ đó, ông Hùng đã nghiên cứu, chế tác ra nhiều bức tranh mang tính nghệ thuật cao.

Chia sẻ về ý tưởng tạo nên những bức tranh ghép gỗ, ông Hùng cho biết, “tôi muốn tận dụng những gốc cây, mảnh gỗ thừa bỏ đi để tạo nên những bức tranh để trang trí nội thất trong gia đình. Để làm được tranh ghép gỗ phải trải qua nhiều công đoạn như chọn màu gỗ, cắt, lắp ghép, đánh bóng, sơn phủ... Mỗi bức tranh sẽ được vẽ, thiết kế bằng giấy trước, sau đó đo đạc kẻ vẽ vào những miếng gỗ nhỏ. Những miếng gỗ nhỏ ấy sẽ được bào nhẵn làm bóng để lộ ra những vân gỗ, rồi ghép chúng lại với nhau”.

Muốn có những bức tranh chất lượng mang tính nghệ thuật cao, người thợ không chỉ am hiểu về nghệ thuật mà còn phải biết chọn loại gỗ. Theo ông Hùng, chọn màu gỗ là khâu quan trọng nhất, để có một bức tranh đẹp người thợ phải chọn được màu trắng của gỗ lát, màu đỏ của gỗ hương, màu vàng của gỗ mít và màu đen của gỗ mun. Sau đó, cắt, lắp ghép chúng lại với nhau để tạo ra những bức tranh có hồn.

Ðể có nguồn nguyên liệu ổn định, ông Hùng đã đi khắp nơi tìm kiếm gốc cây. Ngoài ra, ông cũng ký hợp đồng với một số xưởng mộc để mua những mảnh gỗ vụn về tận dụng. Tranh do xưởng của ông sản xuất đa phần là màu tự nhiên, chỉ một số bức có sự hỗ trợ của sơn màu để tăng thêm độ mềm mại, sinh động.

Hơn 35 năm làm tranh ghép gỗ, ông Hùng và những người thợ của mình đã làm nên hàng trăm bức tranh với kích cỡ lớn nhỏ khác nhau với nội dung phong phú về cảnh sinh hoạt của người dân, hát Quan họ, tranh Ðông Hồ, tranh dân gian, cảnh thiên nhiên. Đến nay, ở phường Khúc Xuyên chỉ duy nhất gia đình ông Hùng làm tranh ghép gỗ, với khoảng 30 người.

Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Hùng hoàn thiện bức tranh ghép gỗ
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Hùng hoàn thiện bức tranh ghép gỗ

Đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng 

Với mong muốn đưa những sản phẩm tranh ghép gỗ của mình đến đông đảo khách hàng trong và ngoài nước, năm 2021 ông Hùng đã đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); trong đó, nổi bật là 4 sản phẩm là Lễ hội Đền Hùng, Hội xuân Kinh Bắc, Hà Nội những góc nhìn thời gian và Xuân Hạ Thu Đông. Đây là 4 sản phẩm nổi bật được nhiều giải thưởng tại các hội chợ triển lãm.

Trong số 4 sản phẩm tham gia OCOP, ông Hùng ấn tượng nhất là tác phẩm Lễ hội Đền Hùng. Ông Hùng tâm sự, Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Đặc biệt, mỗi lần đến Đền Hùng, ông thật sự ấn tượng với tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước,” điều đó đã thôi thúc ông sáng tạo ra bức tranh ghép gỗ này. Đây cũng là tác phẩm đầu tiên ông Hùng được giải Khuyến khích khi tham gia Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam lần thứ V vào năm 2008.

Trong khi đó, “Hội xuân Kinh Bắc” là tác phẩm ông Hùng tâm huyết, dành nhiều thời gian nhất, bởi tác phẩm này được ông lấy ý tưởng từ những lễ hội xuân ở Bắc Ninh như hội Lim, hội đền Bà Chúa Kho, hội Phật Tích, hội Đền Đô… vào những dịp lễ hội sẽ có những liền anh, liền chị hát quan họ. Tác phẩm Hội xuân Kinh Bắc đạt sản phẩm tiêu biểu tại Hội thị thủ công Việt Nam vào năm 2009.

Ngoài ra, tác phẩm “Hà Nội những góc nhìn thời gian” đạt sản phẩm tiêu biểu tại Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam - Cúp Thăng Long năm 2010. Với những đóng góp của mình năm 2020, ông đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” vì có nhiều cống hiến trong gìn giữ, phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của địa phương.

Nói về việc tham gia chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh năm 2021, ông Nguyễn Văn Hùng cho biết khi tham gia chương trình, các sản phẩm có cơ hội được trưng bày trong các lễ hội lớn, các sự kiện du lịch lớn của tỉnh, được hỗ trợ tham gia các hội chợ triển lãm, quảng bá sản phẩm trong nước và nước ngoài, hỗ trợ về logo sản phẩm. Qua đó, đã góp phần quảng bá thương hiệu tranh ghép gỗ của gia đình đến nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

“Những mục tiêu và lợi ích của chương trình OCOP mang lại không những giúp cho làng nghề truyền thống có thêm động lực để phát triển những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng mà còn giữ gìn được những nét đặc trưng riêng có của làng Khúc Xuyên,” ông Hùng nói.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…