Bài 2:

Hiểm họa trên “cao tốc” 2 làn: Chủ đầu tư nói gì?

Việc thiết kế tuyến cao tốc với nhiều “nút thắt cổ chai” ở các điểm hết cho phép vượt xe cần được tính toán lại cho phù hợp để đảm bảo an toàn giao thông.

Sau vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến ba người tử vong ngày 18.2, ngoài nguyên nhân chủ quan do tài xế cố tình vượt ẩu, lấn làn thì có nhiều ý kiến cho rằng, các “nút thắt cổ chai” được tạo ra trên toàn tuyến cao tốc này cũng tiềm ẩn gây nhiều nguy cơ tai nạn.

Những “nút thắt” tử thần

Theo ghi nhận thực tế, các tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn; La Sơn – Túy Loan chỉ thiết kế mỗi bên một làn đường, không có dải phân cách cứng ở giữa. Trung bình khoảng 8 - 10 km lại có một đoạn được thiết kế thành 2 làn xe chạy để cho phép các xe vượt lên kéo dài khoảng hơn 1,5 km. Khi kết thúc điểm vượt xe, hai làn này sẽ nhập làm một, tạo nên nhiều nút thắt cổ chai trên tuyến cao tốc này.

Hiểm họa trên “cao tốc” 2 làn - Bài 2: Chủ đầu tư nói gì? -0
Thiết kế đoạn nhập làn trên tuyến cao tốc La Sơn - Cam Lộ. Ảnh: BQLDA

Tài xế Nguyễn Thanh Tuấn (quê Gia Lai) cho biết, tại các điểm kết thúc vượt xe, tuyến đường sẽ bất ngờ bị bó hẹp, tạo nên những nút thắt. “Dọc theo tuyến cao tốc này, tại các điểm kết thúc vượt xe thì làn đường sẽ bị bóp dần, từ 2 làn nhập lại 1.

Tuy nhiên, các điểm bóp này rất ngắn, khiến tài xế có chút bất ngờ và bị động. Nếu không chú ý biển quan sát thì khi đến đoạn nút thắt cổ chai này dễ gây ra va chạm với xe chạy cùng chiều. Tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp cố tình tăng tốc để vượt ở đoạn cuối 2 làn xe, tạo ra cảnh tạt đầu xe cùng chiều rất nguy hiểm”, anh Tuấn nói.

Ngoài ra, theo các tài xế từng lưu thông trên tuyến đường này phản ánh, việc làn dừng khẩn cấp nhỏ, hẹp khiến các tài xế phải phanh gấp khi dừng xe, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tự gây tai nạn.

Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng ngày 18.2, vấn đề thiết kế điểm kết thúc vượt (2 làn nhập 1) trên tuyến cao tốc này đã gây ra nhiều ý kiến tranh luận, trái chiều. Trong đó, có nhiều quan điểm cho rằng, việc thiết kế nhập làn này đang tạo ra những nút thắt “tử thần”, bẫy các tài xế.

“Sẽ rà soát, xem có có cần điều chỉnh hay không…”

Ngày 19.2, trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, ông Vũ Quý – Giám đốc Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (thuộc Bộ GTVT), đơn vị chủ đầu tư cho biết, dự án cao tốc La Sơn – Cam Lộ nằm trong 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020. Tức là nó được nghiên cứu, triển khai từ năm 2017. Tại thời điểm đó, nguồn lực của đất nước cũng như lưu lượng xe cũng được tính toán khác. Do đó, đầu tư phân kỳ giai đoạn 1 chỉ có hai làn xe. Dù vậy, trên toàn tuyến có chiều dài 98km thì cũng đã có đến 27 km được mở rộng lên bốn làn xe rồi.

Hiểm họa trên “cao tốc” 2 làn - Bài 2: Chủ đầu tư nói gì? -0
Tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn bị sạt lở đất đá, tràn xuống mặt đường hồi tháng 7/2023

Theo ông Qúy, việc mở rộng này nhằm phục vụ cho việc các phương tiện có thể dừng khẩn cấp hoặc vượt nhau khi cần thiết. Ngoài ra, về phương án tổ chức giao thông trên tuyến cũng bố trí rất nhiều đoạn có nét đứt để các phương tiện có thể vượt cũng như các biển báo, sơn đường dẫn hướng…

“Từ năm ngoái (năm 2023), Bộ GTVT đã giao cho Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh nghiên cứu, đề xuất mở rộng tuyến cao tốc này lên 4 làn xe. Hiện tại, bên Ban cùng với đội tư vấn đang sớm hoàn thiện hồ sơ để báo cáo Bộ về vấn đề này. Sau khi được bố trí nguồn vốn để mở rộng lên 4 làn xe, Ban cùng với tư vấn thiết kế cũng như các bên sẽ tiếp tục vào thực địa để rà soát, nghiên cứu xem có cần thiết bổ sung thêm vấn đề gì nữa không, nhằm cảnh báo cho các phương tiện khi lưu thông trên tuyến đường này”, ông Quý nói.

Qua vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra vào ngày 18.2 vừa qua, có nhiều ý kiến cho rằng, việc bố trí các biển báo nhập làn tại vị trí tai nạn chưa hợp lý, quá ngắn so với tầm nhìn của tài xế. Hơn nữa, việc từ 4 làn xe, nhập lại thành 2 làn xe đã tạo nên những nút thắt cổ chai “tử thần” trên dọc tuyến.

Trả lời vấn đề này, lãnh đạo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho rằng, trong hồ sơ thiết kế, tổ chức giao thông thì chủ đầu tư đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn. Trong đó, hệ thống biển báo, vạch sơn kẻ đường, vị trí vượt xe cách 1Km… cũng đã được tính toán, bố trí đầy đủ, phù hợp.

Vị lãnh đạo này khẳng định, về thiết kế cũng đã phù hợp, đảm bảo an toàn giao thông rồi. Tuy nhiên, sau vụ tai nạn vừa qua, Ban cũng sẽ phối hợp với các Chi cục Quản lý đường bộ rà soát lại xem có cần thiết cắm thêm biển cảnh báo từ xa hay không, tăng chỉ dẫn giao thông để đảm bảo an toàn giao thông.

“Ngoài ra, khi mở rộng lên 4 làn xe, Ban cùng với đơn vị tư vấn sẽ khảo sát, đánh giá lại thêm một lần nữa các phương án đảm bảo giao thông trên tuyến đường”, vị lãnh đạo Ban này cho hay.

Trước đó, vào năm 2023, qua khảo sát thực tế Bộ Công an cũng đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải tăng cường hệ thống cảnh báo, các biển báo phản quang và hệ thống chống va đập để tăng cường an toàn và giảm thiểu thiệt hại khi có tai nạn ở các tuyến cao tốc miền Trung, trong đó có tuyến cao tốc Túy Loan – La Sơn – Cam Lộ.

(Còn nữa)

Giao thông

Hòa Bình: Cấm phương tiện lưu thông qua cầu Ngòi Móng do sụt lún
Xã hội

Hòa Bình: Cấm phương tiện lưu thông qua cầu Ngòi Móng do sụt lún

Ngay sau khi cầu Ngòi Móng (Km0+265) trên đường tỉnh lộ 445, phường Kỳ Sơn đi xã Hợp Thành (thành phố Hòa Bình) bất ngờ bị nứt, sụt mố cầu lúc nửa đêm, lực lượng chức năng tỉnh Hòa Bình đã tiến hành phân luồng giao thông, cấm đường lên cầu để bảo đảm an toàn cho người dân.

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện hàng loạt vết hư hỏng: Chủ đầu tư tiếp thu ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân
Xã hội

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện hàng loạt vết hư hỏng: Chủ đầu tư tiếp thu ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân

Lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) ghi nhận, tiếp thu các ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân và đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục, sửa chữa các điểm hư hỏng trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Đề nghị miễn phí dịch vụ sử dụng đường bộ cho xe vận chuyển hàng cứu trợ
Xã hội

Đề nghị miễn phí dịch vụ sử dụng đường bộ cho xe vận chuyển hàng cứu trợ

Theo Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), trong những ngày vừa qua, cơn bão số 3 (bão Yagi) tràn vào các tỉnh miền Bắc, gây ra sức tàn phá và thiệt hại to lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống, kinh tế của Nhân dân, làm hư hỏng hàng nghìn ngôi nhà, các công trình hạ tầng công cộng, trong đó đặc biệt nhiều công trình cầu, tuyến đường huyết mạch tại khu vực phía Bắc.

Bộ Giao thông Vận tải ra Công điện khẩn khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Giao thông

Bộ Giao thông Vận tải ra Công điện khẩn khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong những ngày tới tình hình mưa lũ vẫn còn diễn biến phức tạp. Để chủ động khắc phục hậu quả mưa, lũ, ứng phó sạt lở đất trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có Công điện khẩn về việc khẩn trương khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Hà Nội: Cấm lưu thông qua cầu Đuống từ 22h đêm nay 10.9
Giao thông

Hà Nội: Cấm lưu thông qua cầu Đuống từ 22h đêm nay 10.9

Căn cứ vào tình hình mực nước tăng nhanh tại sông Đuống cũng như đề nghị của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, tối 10.9, Sở Giao thông Vận tải đã ban hành phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên cầu Đuống (Km9+667 tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng), và 2 nhánh liên quan đến giao thông thuộc địa bàn quận Long Biên và huyện Gia Lâm.