Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Giám sát chuyên đề về năng lượng: Phải chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan

Sáng 12.10, tiếp tục Phiên họp thứ 27, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về chuyên đề giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”.

Giám sát chuyên đề về năng lượng: Phải chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Đóng góp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Trình bày Báo cáo Kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát, cho biết, với định hướng chiến lược đúng đắn của Đảng, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự tham gia, ủng hộ của người dân, ngành năng lượng đã có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong tất cả các phân ngành, lĩnh vực; bám sát định hướng và đạt được nhiều mục tiêu cụ thể. Ngành năng lượng trở thành ngành kinh tế năng động, đóng góp rất quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại nhiều địa phương và đất nước.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia đối mặt với nhiều thách thức; các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu dẫn đến phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn. Chỉ tiêu chủ yếu đánh giá đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia biến động theo chiều hướng bất lợi. Khả năng thiếu điện trong ngắn hạn (2024-2025), trung hạn (2025-2030) và dài hạn (2030–2050) là nguy cơ hiện hữu. Hiệu quả khai thác, sử dụng năng lượng còn thấp; cơ sở hạ tầng ngành năng lượng còn thiếu và chưa đồng bộ; trình độ công nghệ trong một số lĩnh vực chậm được nâng cao…

Để phát huy kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập, thích ứng kịp thời với bối cảnh mới, Đoàn giám sát kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021.

Giám sát chuyên đề về năng lượng: Phải chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan -2
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày Báo cáo Kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”. Ảnh: Hồ Long

Theo đó, nhiệm vụ, giải pháp cần làm ngay giai đoạn 2024-2025 là tập trung rà soát, trình Quốc hội việc sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Khoáng sản…; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật khác để tháo gỡ các vướng mắc, điểm nghẽn khi triển khai đầu tư các dự án, hạ tầng năng lượng. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách vận hành thị trường năng lượng cạnh tranh phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo lộ trình phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh. Rà soát, đánh giá tính khả thi của các dự án nguồn và lưới điện dự kiến thu hút đầu tư hoặc được cam kết đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2023-2030…

Về nhiệm vụ, giải pháp trung và dài hạn (đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045), Đoàn giám sát đề nghị, cần tiếp tục hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng. Huy động nguồn lực trong xã hội, khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng; cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp năng lượng nhà nước trong lĩnh vực năng lượng. Nâng cao năng lực, trình độ khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư...

Phải tạo ra chuyển biến khác biệt trong thực tiễn 

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, chuyên đề giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021” có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đánh giá khách quan, trung thực, đầy đủ và toàn diện việc Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021 và các giai đoạn trước, sau có liên quan, làm rõ những hạn chế, bất cập, nguyên nhân khách quan, chủ quan. Từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng, góp phần bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, làm tiền đề quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.

Giám sát chuyên đề về năng lượng: Phải chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan -1
Quang cảnh Phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị, báo cáo kết quả giám sát cần tiếp tục bám sát các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến vấn đề năng lượng, như: Nghị quyết số 134 của Quốc hội khóa XV đã đặt ra chỉ tiêu cụ thể về giám sát năng lượng, Nghị quyết 74 Quốc hội khóa XV về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Nghị quyết về chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề năng lượng… Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là các nghị quyết quan trọng đề ra nhiệm vụ cụ thể đối với vấn đề năng lượng của quốc gia nhưng báo cáo còn thiếu vắng nội dung này.

Nhấn mạnh yêu cầu giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021 phải tạo ra chuyển biến khác biệt trong thực tiễn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ rõ, dự thảo Nghị quyết về chuyên đề giám sát này còn chung chung, chưa chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan. Chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc ban hành Nghị quyết cần chỉ ra những vấn đề lớn cần triển khai thực hiện trong giai đoạn tới, trong đó có chuyển đổi năng lượng công bằng; tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, chính sách trong việc phát triển năng lượng; bổ sung các số liệu, cập nhật tình hình thực tế trong dự thảo Nghị quyết…

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, Đoàn giám sát tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục rà soát, hoàn thiện báo cáo đầy đủ và dự thảo Nghị quyết. Đặc biệt, cần tiếp tục làm rõ các nguyên nhân, trách nhiệm, kiến nghị, nhiệm vụ, giải pháp trước mắt cũng như lâu dài về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, chuyển đổi năng lượng công bằng, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng. Đánh giá cụ thể hơn nữa về trách nhiệm, chỉ rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành, các tập đoàn. 

Chính trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản, ASEAN + 3 và ASEAN - Australia
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản, ASEAN + 3 và ASEAN - Australia

Tiếp tục chương trình làm việc của các Hội nghị Cấp cao ASEAN và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, ngày 10.10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản, Hội nghị Cấp cao ASEAN + 3 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) và Hội nghị Cấp cao ASEAN - Australia.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, làm việc tại Công ty Unitel, Lào
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, làm việc tại Công ty Unitel, Lào

Trong khuôn khổ chuyến công tác và làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tại CHDCND Lào, sáng 10.10, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã đến thăm, làm việc với Công ty Unitel - công ty liên doanh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tại Lào.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm Trường Văn hóa Dân tộc Quân đội nhân dân Lào
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm Trường Văn hóa Dân tộc Quân đội nhân dân Lào

Nhân dịp tham dự Cuộc gặp giữa các nhà Lãnh đạo ASEAN - AIPA lần thứ 13 trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 tại CHDCND Lào, sáng 10.10, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tới thăm Trường Văn hóa Dân tộc Quân đội nhân dân Lào.

Tháo gỡ ngay vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Chính trị

Tháo gỡ ngay vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách

Cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật cần tập trung tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút tối đa nguồn lực của nhà nước và ngoài nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Quang cảnh cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh về sửa đổi Luật Quảng cáo

Sáng 10.10, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Triệu Thế Hùng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về quảng cáo trên địa bàn, phục vụ thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc Diễn văn kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh: Trí Dũng
Sự kiện nổi bật

Sớm xây dựng Hà Nội trở thành "Thủ đô xã hội chủ nghĩa” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước

Lời Tòa soạn: Sáng nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hà Nội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954-10.10.2024). Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đọc Diễn văn kỷ niệm. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Chính trị

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Sáng 10.10, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 38, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

* Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự

Sáng 10.10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và thành phố Hà Nội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024). Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhất trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, ghi dấu mốc đáng nhớ trên hành trình xây dựng và phát triển của Thủ đô Hà Nội anh hùng của đất nước Việt Nam anh hùng.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Thời sự Quốc hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

* Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024), sáng 10.10, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp mặt trưởng đoàn Nghị viện các nước
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp mặt trưởng đoàn Nghị viện các nước

Bên lề hội nghị Đoàn đại biểu Nghị viện các nước thành viên AIPA diễn ra tại thủ đô Viêng-chăn, Lào, ngày 9.10, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã gặp mặt Trưởng đoàn đại biểu Nghị viện các nước Campuchia và Malaysia.

Công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Nghị quyết số 1215/NQ-UBTVQH15 ngày 7.10.2024 phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương từ dự phòng chung ngân sách trung ương của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch vốn năm 2024 cho các Bộ, địa phương để thực hiện các nhiệm vụ, dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư; Nghị quyết số 1216/NQ-UBTVQH15 ngày 8.10.2024 về điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Lào
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Lào

Chiều tối 9.10, tại thủ đô Vientiane, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã tới thăm và gặp mặt cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Lào nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN - AIPA lần thứ 13.