Giải thưởng sân khấu năm 2023: Thiếu vắng đề tài đương đại
Báo Đại biểu Nhân dân
Giải thưởng Sân khấu năm 2023 của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam không tìm được giải A đối với hạng mục giải thưởng cho vở diễn và kịch bản văn học. Một số giải B, Hội đồng nghệ thuật cũng phải "gạn đục khơi trong".
Khủng hoảng đội ngũ sáng tạo
Tại Lễ trao Giải thưởng sân khấu năm 2023 và triển khai công tác năm 2024 sáng 14.3, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, TS. Nguyễn Đăng Chương đánh giá, thực tế đời sống sân khấu năm 2023 rất ảm đạm và kết quả Giải thưởng Sân khấu năm 2023 của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phần nào khắc họa được diện mạo ấy.
Lý do của tình trạng này là sân khấu gặp một loạt vấn đề do nhiều địa phương sáp nhập cơ học các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Điều này dẫn tới nghệ sĩ thuộc lĩnh vực ca múa nhạc phải đi biểu diễn nghệ thuật sân khấu và diễn viên sân khấu phải đi diễn ca múa nhạc, diễn viên chèo diễn kịch nói, tuồng sang diễn chèo, chèo sang diễn cải lương…
Trao Giải B (không có giải A) cho các vở diễn sân khấu năm 2023
Song điểm nghẽn lớn nhất, cũng là khó khăn nhất của sân khấu là khủng hoảng đội ngũ sáng tạo, từ tác giả, đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ, diễn viên đến nhân viên âm thanh, ánh sáng, hậu đài, phê bình sân khấu… Đội ngũ sáng tác đang bị bế tắc về phương hướng sáng tạo, cách thức tiếp nhận và lý giải những mâu thuẫn xung đột của xã hội và con người hôm nay, vì vậy chỉ chọn sáng tác về đề tài lịch sử, dân gian mà không dấn thân phản ánh mọi mặt của đời sống đương đại. Sân khấu năm 2023 thiếu vắng kịch bản về đề tài đương đại, về những vấn đề nóng bỏng đang tác động nhiều mặt, làm đổi thay con người và xã hội trong thời kỳ hội nhập.
"Đáng mừng là chất lượng tác phẩm của nhiều đơn vị nghệ thuật ngoài công lập đã có sự thay đổi, bứt phá mạnh mẽ. Sự thành công nhiều mặt của sân khấu ngoài công lập minh chứng cho chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa nghệ thuật sân khấu của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển trong cơ chế thị trường", ông Chương nhận định.
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam Đỗ Hồng Quân thì cho rằng, không khí sinh hoạt nghệ thuật có sự đổi mới không chỉ qua sự gia tăng số lượng thể loại tác phẩm, phong trào, mà cả trong tư tưởng và niềm tin của văn nghệ sĩ. Nhiều danh hiệu, giải thưởng được trao, tặng là niềm tự hào cho các nghệ sĩ trong hoạt động chung về văn hóa, văn học nghệ thuật đất nước.
Chuẩn bị các hoạt động sôi động năm 2024
Theo Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, NSND Trịnh Thúy Mùi, năm 2024 có nhiều sự kiện của Đảng, Nhà nước, cần sự đóng góp nhiều tác phẩm của văn nghệ sĩ cả nước, đặc biệt là chuẩn bị cho Lễ Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 của Ban chấp hành Trung ương về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Đây cũng là năm Hội xây dựng Đề án “Đặt hàng, dàn dựng, quảng bá tác phẩm về đề tài cách mạng” cho 5 tác phẩm bằng nguồn ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác, “Liên hoan các vở diễn sân khấu tiêu biểu về đề tài cách mạng”, nhằm thực hiện Kế hoạch 390-KH/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương về tổ chức các hoạt động tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30.4.1975 - 30.4.2025)...
Trao giải cho các diễn viên đạt thành tích cao
Cũng trong năm nay, Hội sẽ chuẩn bị tổ chức Đại hội nhiệm kỳ X (2025 - 2030) với nhiều hoạt động, trọng tâm là các liên hoan: Liên hoan Sân khấu toàn quốc về đề tài thiếu nhi, Liên hoan Sân khấu Thủ đô toàn quốc lần thứ VI, Liên hoan Sân khấu TP. Hồ Chí Minh toàn quốc; Liên hoan Nghệ thuật truyền thống tại Cộng hòa Czech. Tổ chức các hội thảo: “Nâng cao chất lượng kịch bản và dàn dựng những tác phẩm sân khấu dành cho thiếu nhi”; “Các tác phẩm sân khấu về đề tài chiến tranh cách mạng”; hội thảo 100 năm ngày sinh của cố soạn giả, NSND Viễn Châu...
Bên cạnh xây dựng những tác phẩm nghệ thuật sân khấu có giá trị cao, đội ngũ văn nghệ sĩ sân khấu chú trọng giới thiệu quảng bá tác phẩm mang tính giáo dục cao tới đông đảo công chúng để Nghị quyết của Đảng thực sự đi vào đời sống nhân dân, đặc biệt là Chỉ thị 05-CT/TW về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Trao giải thưởng Cuộc vận động sáng tác kịch bản sân khấu về đề tài thiếu niên, nhi đồng năm 2023 cho các tác giả đoạt giải A
Trong khuôn khổ chương trình, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã trao giải thưởng Cuộc vận động sáng tác kịch bản sân khấu về đề tài thiếu niên, nhi đồng năm 2023, với 2 giải A, 3 giải B và 7 giải C. Trong đó, 2 giải A là "Anh hùng thiếu niên Phạm" của Lê Thu Hạnh và "Vị vua không ngai" của Vũ Thị Thảo.
Giải Kịch bản - Sách nghiên cứu lý luận phê bình năm 2023 gồm 4 giải B, 6 giải C, 7 giải Khuyến khích (không có giải A). 4 giải B gồm: "Vòng tròn bội bạc" của Chu Lai, "Xuân Hương nữ sĩ" của Nguyễn Đức Minh, "Ngôi sao không tắt" của Nguyễn Đình San, "Sự trở lại của sân khấu" của Nguyễn Thế Khoa.
Giải thưởng Sân khấu năm 2023 gồm 3 giải B: kịch nói "Lôi vũ", tác giả Tào Ngu, đạo diễn NSND Hoàng Quỳnh Mai (Sân khấu Lệ Ngọc); tuồng "Nửa cõi sơn hà", tác giả Nguyễn Sỹ Chức, đạo diễn NSƯT Đặng Bá Tài (Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh); chèo "Đại đội trưởng của tôi", tác giả: cố nghệ sĩ Đào Hồng Cẩm, chuyển thể chèo: nhà biên kịch Lê Thế Song, đạo diễn NSND Vũ Tự Long (Nhà hát Chèo Quân đội); và 7 giải C.
Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam cũng trao giải cho các họa sĩ xuất sắc, diễn viên xuất sắc; tổ chức tôn vinh các nghệ sĩ tròn 70, 80, 90 tuổi...
50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.
Những ngày cuối cùng của người Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam được chiếu rọi thông qua những tư liệu biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng gắn với phút sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa.
"Từ nay sẽ hết chiến tranh, đất nước hòa bình, thống nhất và chúng tôi sắp được trở về quê hương, về với gia đình và thực hiện tiếp những ước mơ còn dang dở..."
Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.
Chưa bao giờ xem mình là một nhạc sĩ chuyên nghiệp, nhưng ca khúc “Tự hào làm người Việt Nam” của tác giả Lê Bá Thường đã đoạt giải "Tác phẩm được bạn đọc yêu thích nhất" trong cuộc vận động sáng tác ca khúc nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.
Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.
Các nhóm nhảy của Bảng Phong trào mở rộng đang tích cực tập luyện, sẵn sàng bùng nổ tại đêm chung kết diễn ra vào ngày 29.4 tại Quảng trường Lâm Viên, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 28.4, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức khai mạc triển lãm “Con đường thống nhất” tại di tích cách mạng Nhà và Hầm D67.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.
Sự ủng hộ mạnh mẽ cả về tinh thần lẫn vật chất từ nhân dân yêu chuộng hòa bình nhiều quốc gia trên thế giới đã trở thành sức mạnh to lớn, góp phần vào đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.
Từ ngày 29.4 - 1.5, tại Bảo tàng Đà Nẵng sẽ có hai suất chiếu phim 3D Mapping “Câu chuyện Đà Nẵng - The Story of Da Nang” vào lúc 19h30 - 20h30 và 21h - 22h mỗi ngày.
Chương trình chiếu phim chọn lọc “Nửa thế kỷ phim Việt Nam về chiến tranh” sẽ là điểm nhấn đặc biệt tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ ba (DANAFF III), diễn ra từ ngày 29.6 - 5.7.
Đường Kách mệnh - di sản tư tưởng vô giá, minh chứng cho khát vọng độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam, thể hiện thiên tài lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa được xuất bản theo tiêu bản gốc Bảo vật quốc gia lưu tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Art book nghệ thuật “Cửu Long Giang khói lửa - Ký họa và thơ” gồm những ký họa, tranh màu nước, thơ và thư từ của các họa sĩ - chiến sĩ được sáng tác ngay giữa chiến trường chống Mỹ.
Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.
Bên cạnh các sự kiện, nhân chứng lịch sử từng tham gia cuộc chiến, những tư liệu, tài liệu tuyệt mật, hồ sơ về sự can dự chính trị - quân sự của Mỹ ở Việt Nam là nội dung rất thu hút độc giả yêu thích tìm hiểu về lịch sử thế giới hiện đại.